Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 50 - 53)

3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.

Tôi tiến hành điều tra 3 loại mẫu phiếu điều tra gồm: UBND Xã, Ban phát triển cộng đồng, hộ.

Với loại mẫu là hộ nông dân, tôi tiến hành điều tra 30 hộ. Cơ cấu các nhóm hộ điều tra gồm: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo với tỷ lệ:

5:10:10:5. Thể hiện dưới bảng sau:

Hộ điều tra Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

Số hộ 5 10 10 5

3.2.2 Điều tra thu thập số liệu 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Các số liệu, thông tin được xử lý và chọn lọc của:

 Tổng cục Thống kê

 Các Sở - Chi cục Kinh tế hợp tác xã và Phát triển nông thôn

 Số liệu thống kê của xã Đồng Thanh

 Các tài liệu thu thập giúp ta nắm bắt tình hình chung của địa bàn nghiên cứu. Được chon lọc, phân loại theo từng nội dung làm thông tin cho nghiên cứu.

Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Là số liệu được điều tra, phỏng vấn thu thập tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Thông qua các phương pháp sau:

 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA-Rapid Rural Appraisai):

mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.

 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA-Participatory Rulral Appraisal): đây là phương pháp giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá. Phương pháp này giúp cho người dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ.

Các ảnh hưởng tác động của mô hình sẽ được các bên liên quan (người dân, ban phát triển cộng đồng, ban giám sát) tham gia đánh giá.

 Sử dụng bộ công cụ SWOT (ma trận phân tích): giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Một ma trận có 4 ô tương đương với các phần: S- Mặt mạnh, W- Mặt yếu, O-Cơ hội, T-Thách thức.

Cùng suy nghĩ và thảo luận với người dân địa phương để tìm ra các ý kiến

đóng góp để ghi vào từng ô. Lựa chọn để khắc phục các điểm yếu và cản trở, tận dụng và phát huy những điểm mạnh và các cơ hội tiềm năng.

Nội dung O-Cơ hội T-Thách thức

S-Mặt mạnh O-S T-S

W-Mặt yếu O-W T-W

 Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng công cụ giám sát, phỏng vấn các tác nhân liên quan vào đời sống của người dân trong làng. Bao gồm phỏng vấn theo phiếu điều tra và phỏng vấn câu hỏi mở.

3.2.3 Tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu sau khi điều tra thu thập số liệu được tiến hành xử lý, tổng hợp bằng chương trình EXCEL trên cơ sở phân tổ thống kê phục vụ cho việc phân tích tài liệu.

3.2.4 Phương pháp phân tích

 Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên trong 3 năm 2006 - 2008.

 Phương pháp so sánh:

 So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới sau khi được thực hiện ở làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án.

 So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá.

Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

 Phương pháp cân đối: là phương pháp tạo nên sự logic và phù hợp

giữa các số liệu, nhằm làm nổi bật lên vấn đề cần phân tích

 Phương pháp thống kê kinh tế.

3.2.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Đây là phương pháp dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các hộ nông dân sản xuất giỏi. Đồng thời tra cứu các công trình đã được nghiên cứu công bố, từ đó lựa chọn kế thừa, vận dụng với điều kiện và khả năng nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w