4. Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới
4.6 Giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới
4.6.1 Nâng cao dân trí
Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Đối với nông thôn nước ta hiện nay việc quan trọng nhất là đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp, muốn vậy chúng ta cần quan tâm tới việc nâng cao trình độ dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKT mới. Đồng thời hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.
4.6.1 Khuyến khích người dân tham gia lập kế hoạch phát triển làng
Người dân có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập kế hoạch phát triển làng. Bởi các hoạt động của làng đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, họ trực tiếp tham gia trao đổi và quyết định việc thành lập BPTT. Đây là một tổ chức do dân bầu ra, lãnh đạo thực hiện các hoạt dộng phát triển làng từ mô hình nông thôn mới.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò này của người dân chưa được phát huy, một số người không muốn tham gia bởi mặc cảm tự ti giữa giàu và nghèo. Nên đa số việc thực hiện lập kế hoạch tỷ lệ hộ giàu và khá tham gia đông hơn. Còn hộ nghèo được hỏi hầu hết không biết gì đến các hoạt động của làng.
Vì vậy, việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hết sức quan trọng, cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa vai trò người dân.
Với các nội dung như sau:
Dân đề xuất ra ý kiến cá nhân của mình về từng hoạt động cụ thể.
Từ đó đưa ra các hoạt động phát triển làng phù hợp, bám sát nhu cầu của người dân. Nhằm nâng cao tính dân chủ, phục vụ lợi ích của họ.
Dân được tham gia tiếp nhận các hỗ trợ từ bên ngoài. Khiến cho vốn đầu tư được phân bổ cho từng hoạt động được minh bạch.
Khuyến khích người dân tham gia vào xây dựng các kế hoạch phát triển làng. Đây là một hoạt động thể hiện sự tham gia trực tiếp của người dân, ngoài ra họ còn được tham gia bàn bạc ý kiến riêng của mình trong việc bầu một ban đại diện cho mình trong việc lập kế hoạch để thực hiện các kế hoạch theo đúng tiến độ và đúng với nhu cầu của người dân.
4.6.2 Huy động nguồn lực từ dân
Để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình nông thôn mới, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi từ các công trình, khi họ đã nhận ra được tầm quan trọng của các hoạt động phát triển làng thì họ sẽ hưởng ứng ngày càng nhiệt tình hơn. Trong đó nguồn kinh phí được huy động từ dân bao gồm 2 nguồn sau:
Huy động tại chỗ huy động người dân đang sinh sống tại làng đóng góp cả về sức người lẫn sức của.
Huy động từ bà con xa quê đây là thành phần người dân trong làng nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm.
Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, hộ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó.
Vì vậy để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, cần phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không chỉ cho riêng làng Thanh Sầm mà tất cả các địa phương khác ở Việt Nam.
4.6.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân
Trong quá trình thực hiện các hoạt động đều có một ban giám sát theo dõi, kiểm tra. Trong đó gồm: đại diện do người dân bầu ra và một số chuyên gia kỹ thuật thuê từ bên ngoài. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người dân cần phải có một trình độ nhất định, mà người nông dân xưa nay chỉ quan tâm tới việc cấy cày. Đây chính là một điểm khó thành công của mô hình nông thôn mới, để thay đổi được tình hình này cần quan tâm nâng cao trình độ dân trí của người dân.
Do vậy, người dân có vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động của làng. Giúp cho việc thực hiện các hoạt động mô hình nông thôn mới thành công hơn, người dân được hưởng quyền lợi tự do của mình.