3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Xã Đồng Thanh là một xã đồng bằng thuần nông. Có ranh giới địa lý:
Phía Đông giáp xã Song Mai.
Phía Tây giáp xã Phú Thịnh.
Phía Nam giáp xã Hùng An.
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Xá.
Xã có mạng lưới sông ngòi chằng chịt sông Kim Ngưu, sông Cửu An, sông Mùng Sáu tháng Giêng chảy qua. Bên cạnh đó có kênh Tây chảy qua bắt nguồn từ huyện Văn Giang chải dài đến Kim Động.
Làng Thanh Sầm nằm độc lập ở phía Nam của trung tâm xã, cách xa trung tâm xã, huyện và đường giao thông liên xã và liên huyện. Nhân dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và có thêm ngành nghề phụ như mộc, lề, xay sát, thêu đan hạt cườm và buôn bán nhỏ….
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Xã Đồng Thanh mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm phân hóa thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
Do có hệ thống sông ngòi chằng chịt gồm 3 con sông Kim Ngưu, 2,8km;
Cửu An; sông Mùng Sáu tháng Giêng, 1,7km và kênh Tây, 2km chảy qua.
Nên tạo điều kiện thuận lợi cho 100% diện tích được tưới tiêu chủ động. Về mùa mưa thì ngập úng gây khó khăn trong khâu lưu thông.
Làng Thanh Sầm do có điều kiện địa hình đất thấp rất khó khăn trong việc đi lại nhất là về mùa mưa.
3.1.1.3. Đất đai
Xã Đồng Thanh do có điều kiện thuận lợi mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đáp ứng được điều kiện về thủy lợi tưới tiêu một khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu diện tích đất của xã thể hiện rõ qua bảng 3.1.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 564,4 ha, qua 3 năm không có sự biến đổi.
Năm 2006, diện tích đất nông nghiệp 348 ha, chiếm 61,66% trong tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp: 199,52 ha, chiếm 35,35%; đất chưa sử dụng: 16,88 ha, chiếm 2,99%.
Năm 2007, chiều hướng đất nông nghiệp tăng 2,64% (đạt 357,18 ha );
đất phi nông nghiệp tăng 0,79% (đạt 201,10 ha); đất chưa sử dụng giảm xuống còn 6,12 ha (giảm 36,26%).
Đến năm 2008, diện tích đất nông nghiệp vẫn có chiều hướng tăng, tăng 0,08% so với năm 2007, đất phi nông nghiệp tăng 1,35%, đất chưa sử dụng tiếp tục giảm xuống còn 50,82%.
Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng bình quân 1,35%, đất phi nông nghiệp tăng 1,07%, đất chưa sử dụng giảm 57,08% (đạt 42,92%).
Diện tích đất nông nghiệp ngoài trồng cây lúa là chính, người dân trong thôn còn trồng cây cam đường canh xen canh với cây đỗ tương có những thửa hơn 1 ha, làm tăng thu nhập của người dân. Nên qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng bình quân 1,35%.
Năm 2007, đất NN/hộ tăng 4,46% so với năm 2006, năm 2008 vẫn tiếp tục tăng 5,71%. Tính bình quân qua 3 năm đất NN/hộ tăng 5,13%, đất NN/khẩu giảm 2,07%.
Do lao động nông nghiệp qua 3 năm tăng mạnh 17,4% trong khi đất nông nghiệp qua 3 năm chỉ tăng 2,87%. Nên đất NN/lao động bình quân qua 3 năm giảm 12,4%.
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Đồng Thanh qua 3 năm 2006-2008
Danh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
DT
(ha) CC
(%) DT
(ha) CC
(%) DT
(ha) CC
(%) 07/06 08/07 BQ
I. Tổng diện tích đất tự nhiên 564.4 100 564.4 100 564.4 100 100 100 100
1. Đất nông lâm nghiệp 348 61.66 357.18 63.28 357.47 63.34 102.64 100.08 101.35
1.1. Đất nông nghiệp 326.30 93.76 345.01 96.59 345.30 96.60 105.73 100.08 102.87
- Đất trồng cây hàng năm 301.80 92.49 320.51 92.90 321.30 93.05 106.20 100.25 103.18
+ Đất trồng lúa 227.36 75.33 269.06 83.95 268.95 83.71 118.34 99.96 108.76
+ Đất trồng cây hàng năm khác 74.44 24.67 51.45 16.05 52.35 16.29 69.12 101.75 83.86
- Đất cây lâu năm 24.50 7.51 24.50 7.10 24 6.95 100 97.96 98.97
1.2. Đất lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 21.70 6.24 12.17 3.41 12.17 3.40 56.08 100 74.89
2. Đất phi nông nghiệp 199.52 35.35 201.10 35.63 203.82 36.11 100.79 101.35 101.07
2.1. Đất ở 51.26 25.69 51.87 25.79 52.72 25.87 101.19 101.64 101.41
2.2. Đất chuyên dùng 122.87 61.58 123.65 61.49 125.01 61.33 100.63 101.10 100.87
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.58 0.79 1.58 0.79 1.58 0.78 100 100 100
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.54 3.28 6.68 3.32 6.77 3.32 102.14 101.35 101.74
2.5. Đất sông suối&mặt nước chuyên dùng 17.27 8.66 17.32 8.61 17.74 8.70 100.29 102.42 101.35
3. Đất chưa sử dụng 16.88 2.99 6.12 1.08 3.11 0.55 36.26 50.82 42.92
II. Một số chỉ tiêu bình quân
1. Đất NN/hộ (m2/hộ) 204.19 - 213.50 - 225.69 - 104.56 105.71 105.13
2. Đất NN/khẩu (m2/người) 59.24 - 56.37 - 56.35 - 95.16 99.95 97.53
3. Đất NN/lao động NN (m2/lao động) 99.18 - 91.13 - 76.11 - 91.88 83.52 87.60
Nguồn: Ban Thống kê xã
Năm 2008 làng Thanh Sầm có tổng diện tích tự nhiên là 121 ha; trong đó 73 ha là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất ở và đất khác.
Người dân trong thôn ngoài sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu, còn trồng thêm cây nông nghiệp khác như cam đường canh, xoài,…phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho mục tiêu đa dạng hóa các loại hình sản xuất.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Năm 2008 toàn xã có 6128 người, trong đó có 5543 nhân khẩu nông nghiệp chiếm 90,45%; 585 nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 9,55%. Bình quân qua 3 năm số nhân khẩu của xã tăng 5,4%; trong đó số nhân khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng 4,9%, số nhân khẩu phi nông nghiệp tăng mạnh 41,9%. Đây là xu hướng đẩy mạnh và phù hợp với mục tiêu chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Số hộ nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm, bình quân giảm 4,57%, số lao động nông nghiệp có xu hướng tăng 9,38%, lao động phi nông nghiệp tăng 143,5% gấp 15,2 lần lao động nông nghiệp.
Qua 3 năm tỷ lệ sinh toàn xã tăng bình quân 3,03%, số nhân khẩu/hộ và lao động/hộ cũng có xu hướng tăng với các mức tương đương là 7,8% và 20%.
Lao động trong xã có xu hướng chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp cao. Xã nằm cách đường liên tỉnh 39B khoảng 5-6 km thuận lợi cho việc một phần lớn những người lao động trong xã đi làm ăn buôn bán tận Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra trong xã còn có các hộ chuyển sang ngành nghề khác như thêu đan hạt cườm xuất khẩu. Đây là xu hướng phù hợp cho phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã.
Làng Thanh Sầm có tổng số 1300 nhân khẩu, với 321 hộ, là làng có số hộ và nhân khẩu nhiều đứng thứ 2 sau làng Vĩnh Đồng.
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động xã Đồng Thanh qua 3 năm 2006-2008
Danh mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ
I. Dân số
1. Số nhân khẩu người 5508 100 6120 100 6128 100 111.11 100.13 105.48
Nhân khẩu NN người 5436 98.69 5897 96.36 5983 97.63 108.48 101.46 104.91
Nhân khẩu phi NN người 72 1.31 223 3.64 145 2.37 309.72 65.02 141.91
2. Số hộ hộ 1598 100 1616 100 1530 100 101.13 94.68 97.85
Hộ NN hộ 1523 95.31 1496 92.57 1387 90.65 98.23 92.71 95.43
Hộ Phi NN hộ 75 4.69 120 7.43 143 9.35 160.00 119.17 138.08
3. Lao động người 3290 100 3786 100 4537 100 115.08 119.84 117.43
Lao động NN người 3163 96.14 3546 93.66 3784 83.40 112.11 106.71 109.38
Lao động phi NN người 127 3.86 240 6.34 753 16.60 188.98 313.75 243.50
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Nhân khẩu/hộ người 3.45 - 3.79 - 4.01 - 109.87 105.76 107.80
2. Lao động/hộ người 2.06 - 2.34 - 2.97 - 113.79 126.57 120.01
Tỷ lệ sinh % 1.3 - 1.32 - 1.38 - 101.54 104.55 103.03
Nguồn: Ban Thống kê xã
Lực lượng lao động của làng Thanh Sầm, có số lao động làm ngành phi nông nghiệp cao (chiếm khoảng 40% tổng số lao động). Số lao động phi nông nghiệp chủ yếu đi làm xa tại Hà Nội và các tỉnh lân cận hay xuất khẩu lao động , một số khác làm nghề thêu đan hạt cườm, còn lại là những thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn và gửi tiền về đóng góp cho gia đình.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng nếu biết sử dụng và phân bố hợp lý nguồn lao động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế làng một cách mạnh mẽ hơn.
3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Về đường giao thông:
Hệ thống đường giao thông toàn xã năm 2007 có 4 km đường nhựa, tăng 14,29% so với năm 2006, đến năm 2008 vẫn không thay đổi. Bình quân qua 3 năm tăng 6,9%. Đường liên thôn đổ bê tông qua 3 năm tăng bình quân 14,57%.
Qua 3 năm đường liên thôn, liên xã được hoàn thiện và nấng cấp rõ rệt.
Đặc biệt hầu hết các tuyến đường thôn xóm đã được bê tông hóa, giúp cho người dân tuận tiện trong đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, vệ sinh làng xóm được nâng cao.
Hệ thống đường giao thông làng Thanh Sầm có tới 90% đã được bê tông hóa, chất lượng tương đối cao, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân trong làng. Năm 2007, toàn làng có 5,4 km đường liên thôn (khoảng 60%
đường đã được bê tông hóa ), 12 km đường nội đồng. Đến năm 2008 đã bê tông hóa được thêm 1,052 km đường nội thôn và 2 km đường nội đồng.
Về thủy lợi: Do địa bàn xã có hệ thống sông ngòi chằng chịt, sông Kim Ngưu, sông Cửu An, sông Mùng Sáu tháng Giêng chảy qua, nên hàng năm xã đều tiến hành xây dựng, nâng cấp thêm hệ thống đê. Năm 2008 lượng đê được đắp 349,983 m3, tăng 34,35% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tốc độ tăng 9,31%.
Do có điều kiện thuận lợi, 3 con sông chảy qua, nên việc đáp ứng thủy lợi nội đồng tưới tiêu khá tốt. Năm 2008, có 6,057 km kênh mương được cứng hóa, cùng với sự hoạt động của 9 trạm bơm, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên vào những mùa mưa, lũ vẫn chưa đủ đáp ứng tiêu nước, việc đi lại thu hoạch vẫn khó khăn.
Làng Thanh Sầm nằm độc lập ở phía nam của trung tâm xã, cách xa đường giao thông liên xã, liên huyện. Về mùa mưa việc đi lại rất khó khăn.
Về mạng lưới điện:
Toàn xã có 3 trạm biến áp. Tổng chiều dài của dây cao thế là 9,45 km;
đường dây hạ thế là 10 km, đảm bảo độ an toàn cho phép. Đáp ứng 100% số hộ trong xã có điện sinh hoạt.
Hệ thống điện đã được đưa về làng Thanh Sầm, 100% số hộ được cung cấp đầy đủ, đáp ứng sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên hệ thống điện cần được tiếp tục cải tạo và hoàn thiện hơn giúp làm giảm mức hao phí do điện năng và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó yêu cầu bức thiết của người dân là mắc điện đường làng xóm tiện cho việc đi lại và đảm bảo an ninh thôn xóm.
Về y tế: Toàn xã có 1 trạm y tế với 20 giường bệnh, mới được nâng cấp và tu sửa cuối năm 2008. Đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho người dân. Cán bộ y tế trong xã hàng năm cũng được kiểm tra, đào tạo thêm về chuyên môn.
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Đồng Thanh qua 3 năm 2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh (%)
07/06 08/07 BQ
I. Đường liên xã km 3.5 4 4 114.29 100 106.90
II. Đường liên thôn đổ bê tông km 8.234 13.234 14.754 160.72 111.49 133.86 III. Hệ thống công trình thủy lợi
1. Đắp đê m3 245.874 260.495 349.983 105.95 134.35 119.31
2. Trạm bơm cái 6 8 9 133.33 112.50 122.47
3. Kênh mương bê tông km 5.233 5.567 6.057 106.38 108.80 107.59
IV. Hệ thống điện
1. Trạm biến áp cái 3 3 3 100 100 100
2. Đường dây cao thế km 9.45 9.45 9.45 100 100 100
3. Đường dây hạ thế km 10 10 10 100 100 100
V. Công trình phúc lợi& phương tiện vận tải
1. Nhà trẻ mẫu giáo cái 6 6 6 100 100 100
Số phòng phòng 12 12 12 100 100 100
2. Trường tiểu học cái 1 1 1 100 100 100
Số phòng phòng 13 13 13 100 100 100
3. Trường THCS cái 1 1 1 100 100 100
Số phòng phòng 12 12 12 100 100 100
4. Trạm y tế cái 1 1 1 100 100 100
5. Bưu điện cái 1 1 1 100 100 100
7. Trạm phát thanh cái 1 1 1 100 100 100
Nguồn: Ban thống kê xã
Về giáo dục:
Xã đào tạo gồm 3 cấp học là mẫu giáo, trường tiểu học , trường THCS.
Trường mẫu giáo có 6 trường với 12 phòng học, trường tiểu học có 1 trường 2 tầng với 13 phòng học, trường THCS có 1 trường với 12 phòng học.
Năm 2008, hệ thống trường tiểu học được xây thêm 8 phòng học và đang được nâng cấp trường học cho các bậc, đảo bảo đủ lớp học cho các em, tiêu chuẩn cho giảng dạy.
Năm 2008, làng Thanh Sầm có 1 nhà mẫu giáo và hai phòng học trường tiểu học cấp bốn xuống cấp trầm trọng. Toàn làng có 57 học sinh mẫu giáo, 68 học sinh tiểu học, 54 học sinh trung học cơ sở, 30 học sinh THPT và 10 sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2006-2008
Trong những năm gần đây, kinh tế xã Đồng Thanh có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 51,7 tỷ, tăng 28,607% so với năm 2006; tổng giá trị năm 2008 đạt 56,063 tỷ, tăng 8,44% so với năm 2007. Tổng giá trị sản xuất qua 3 năm tăng bình quân 18,09%.
Trong cơ cấu kinh tế toàn xã năm 2006, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 62,44%; năm 2007 chiếm 58,03%; năm 2008 chiếm 60,67% trong tổng giá trị sản xuất của các năm tương ứng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 16,41%.
Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn giá trị kinh tế của xã nhưng lại có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn ngành phi nông nghiệp (tốc độ phát triển bình quân ngành phi nông nghiệp tăng 20,44%).
Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế xã Đồng Thanh qua 3 năm 2006-2008
Danh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
GT(Tỷ đ) CC (%) GT(Tỷ đ) CC (%) GT(Tỷ đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ
I. Tổng giá trị sản xuất 40.200 100 51.70 100 56.063 100 128.607 108.44 118.09 1. Ngành NN 25.100 62.438 30.000 58.027 34.013 60.669 119.522 113.38 116.41
Trồng trọt 20.027 79.789 21.375 71.250 24.498 72.025 106.731 114.61 110.60
Chăn nuôi 5.073 20.211 8.625 28.750 9.515 27.975 170.018 110.32 136.95
2. Phi NN 15.200 37.562 21.700 41.973 22.050 39.331 142.763 101.61 120.44
Tiểu thủ CN&Xây dựng 5.300 34.868 8.200 37.788 8.500 38.549 154.717 103.66 126.64
Thương mại-DV&thu khác 9.800 65.132 13.500 86.500 13.550 61.451 137.755 100.37 117.59
II. Một số chỉ tiêu BQ (Tr đ) (Tr đ) (Tr đ)
1. Tổng GT SX/hộ 25.16 - 31.99 - 36.64 - 127.174 114.53 120.69
2. Tổng GT SX/Lao động 12.22 - 13.66 - 12.36 - 111.758 90.49 100.56
3. Tổng GT SX/ha đất NN 123.20 - 149.851 - 162.36 - 121.633 108.35 114.80
Nguồn: Ban Thống kê xã
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi có xu hướng tăng, phát triển mạnh. Tốc độ phát triển qua 3 năm bình quân đạt 36,95%. Trong khi đó ngành trồn trọt cũng có xu hướng tăng bình quân 10,60%, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với chăn nuôi 3,48 lần.
Hiệu quả sản xuất của xã tương đối cao. Năm 2008 tổng GTSX/ hộ bình quân đạt 36,64triệu; tổng GTSX/ lao động đạt 12,36triệu; tổng GTSX/ ha đất bình quân đạt 162,36 triệu. Các chỉ tiêu trên về tốc độ phát triển của xã Đồng Thanh qua 3 năm tăng rất mạnh, thể hiện được sự quan tâm sử dụng nguồn nhân lực, ruộng đất của xã rất cao. Tuy nhiên, đây chỉ là con số bình quân, sự phát triển không diễn ra đồng đều, cần cân bằng giữa các hộ giàu và nghèo, để có sự phát triển hơn.
3.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của làng Thanh Sầm
Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp &PTNT, sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ của các ngành và các địa phương trong việc triển khai thực hiện mô hình.
Được sự ủng hộ rất lớn cả về vật chất lẫn tình thần từ Nhà nước và con em đi công tác xa.
Chương trình mô hình nông thôn mới đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương, nên được người dân ủng hộ rất nhiệt tình. Thanh Sầm là một làng thuần nông, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trong thôn có truyền thống hiếu học, đoàn kết, con cháu hiếu thuận thuận lợi cho việc xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới.
Tình hình an ninh - chính trị ổn định, người dân và cán bộ Đảng viên luôn tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Khó khăn:
Chương trình nông thôn mới đòi hỏi sự kết hợp giữa nguồn vốn của nhân dân địa phương với sự hỗ trợ của nhà nước.
Kinh tế của địa phương còn khó khăn nên việc đối ứng nguồn vốn của người dân chậm và còn thiếu.
Việc tiếp thu các kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm.
Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các dịch vụ khác chưa được phát triển.
Vì vậy, để đạt được những kết quả mong muốn cần phải có một tiến trình lâu dài, đòi hỏi tính tham gia chủ động tích cực của người dân sống tại thôn, thì mới phát huy được sự hỗ trợ của Nhà nước.