Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 29 - 34)

2. Một số vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về mô hình nông thôn mới

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới

Nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng như vũ bão. Vì vậy việc học tập những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp nông thôn các nước là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay.

Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nên cải cách kinh tế ở nông thôn là một khâu đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc.

Ngay trong năm 1978, Trung Quốc đã quyết định xoá bỏ chế độ phân phối bình quân ở nông thôn, thực hiện nguyên tắc "làm hết năng lực, phân phối theo lao động", tăng cường quản lý định mức, trả thù lao cho người lao

động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động.

Từ năm 1980, Trung quốc bắt đầu thí điểm khoán sản lượng đến hộ và khoán toàn bộ đến hộ gia đình nông dân. Đến năm 1982 các biện pháp này mới chính thức được thực hiện trên toàn quốc.

Đến cuối năm 1984 đã có 98,2% số thôn; 96,3% số hộ và 98,6% đất canh tác trong cả nước thực hiện phương pháp khoán sản lượng đến hộ hoặc khoán toàn bộ đến hộ. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn Trung quốc với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 11,5%/năm trong giai đoạn 1980 - 1985, cao gấp 3,5 lần tốc độ bình quân đạt được trong giai đoạn 1953 - 1980.

Cho đến nay, tháng 3/2006 Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc công bố Bản “tài liệu số 1” Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn đề nông thôn; chủ trương xây dựng “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Nội dung đề cập những chiến lược cơ bản trong đó chú trọng đến “Điều chỉnh mối quan hệ trong phân phối thu nhập, quy phạm, trật tự phân phối: thu nhập, tăng thu nhập cho tầng lớp người có mức sống trung bình và thấp. Kiên trì “Cho nhiều, lấy ít, nuôi sống” đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp trong việc “cho nhiều”

đối với nông dân; đồng thời đưa ra các giải pháp nhiều mặt về xây dựng nông thôn, vấn đề xã hội và dân chủ, khác với tài liệu các năm trước nói đến các vấn đề riêng biệt như sản xuất lương thực, thu nhập nông dân và khả năng sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã vào một thời kỳ mới. (5).

Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1954 thực hiện cải cách ruộng đất, nền nông nghiệp ngày càng phát triển và biến đổi sâu sắc đạt được những thành tựu trong phát triển nông thôn, là những kinh nghiệm và bài học sâu sắc cho nhiều nước nông nghiệp trên thế giới.

(5) TC Nông thôn mới, Đào Thế Tuấn, số 175 + 176, 5/2006, tr. 53-54

Hàn Quốc đưa ra chương trình xây dựng phong trào “làng mới”, chú trọng vào vấn đề lấy người dân làm trọng tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn, giúp họ có niềm tin và huy động được toàn bộ năng lực của mình.

Tổ chức chương trình “làng mới” thành lập một hệ thống phát triển nông thôn chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra từ 5 đến 10 người lập thành “Ủy ban Phát triển làng mới” để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn.

Với nguyên tắc cơ bản của chương trình là: “Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công của. Nhân dân quyết định loại công trình nào ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.” Nội dung thực hiện bao gồm các bước:

Bước 1, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (ngói hóa nhà ở, lắp đặt hệ thống thông tin…

phục vụ đời sống và sinh hoạt của nông dân).

Bước 2, Thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân (thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các vùng chuyên canh, tăng năng suất cây trồng…).

Những kết quả đạt được, 12 loại dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái lá cho nhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sân chơi cho trẻ em bắt đầu được tiến hành.

Sau 8 năm thực hiện, từ năm 1971-1978 tốc độ phát triển nông nghiệp tăng 6,9%; 3/5 đất hoang được nông hộ khai thác sử dụng có hiệu quả cao;

toàn bộ nhà nông thôn được hóa ngói. Sau 20 năm đã có 84% rừng được trồng trong phong trào phát triển làng mới. Sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình hộ tăng gấp 3 lần từ 1025USD năm1972 lên 2061USD năm1977 và thu nhập các hộ nông thôn cao tương đương với các hộ của thành phố.

Phát triển nông thôn ở Đài Loan

Đài Loan là một nước thuần nông nghiệp. Từ năm 1949 – 1953 bắt đầu

thực hiện sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”.

Bên cạnh đó Đài Loan đã xây dựng các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp được Chính phủ thực hiện như “Chương trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “Tăng thu nhập của nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “Chương trình cải cách giai đoạn II”. Các chương trình này được cụ thể hóa bởi các nội dung:

 Cải cách ruộng đất.

 Tập huấn các nông dân hạt nhân.

 Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.

 Tín dụng nông nghiệp.

 Quy hoạch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

 Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới.

 Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

 Tăng thêm phúc lợi cho nông dân.

2.2.2. Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

Lịch sử phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

 Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa chủ chiếm 41,4% ruộng đất; nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất.

 Từ năm 1954-1957, ruộng đất được giao đến tay người dân với mục đích “người cày có ruộng”. Chuyển từ quan hệ sản xuất địa chủ phong kiến sang quan hệ sản xuất mới: nông dân làm chủ và sản xuất độc lập trên ruộng đất của mình.

 Từ năm 1960-1980, được chia làm 2 giai đoạn: Mô hình tổ chức sản xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp.

 Từ năm 1960-1975, toàn miền Bắc triển khai mô hình hợp tác hóa

nông nghiệp. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển HTX. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cấp huyện được coi trọng và làm tâm điểm cho việc thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân được coi là xã viên HTX.

 Từ năm 1976-1980, mô hình hợp tác xã nông nghiệp được triển khai trên phạm vi cả nước.

 Từ năm 1981-1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1, (1981-1984), Chỉ thị 100 CT-TW (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc và thu hoạch . Mô hình đã đạt được những hiệu quả khá tốt.

 Giai đoạn 2, (1985-1987) nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.

 Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động:

 Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ.

 Đổi mới của Nghị quyết 10 là “một chủ, bốn tự”

 “Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ.

 “Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã.

 Nghị quyết tạm giao trong 5 năm (1988-1993) chủ trương trao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ; xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng.

 Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân.

 Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:

 Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.

 Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước; hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa đói giảm nghèo…mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ thay đổi lớn.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w