Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
2.1.3. Quy hoạch nguồn nước đô thị tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
a. Quy hoạch nguồn nước thô:
Thực hiện kế hoạch quản lý bền vững tài nguyên nước, trên cơ sở ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đồng thời giảm bớt và tiến đến hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm theo hướng chuyển dần thành nguồn nước dự phòng chiến lược trong tương lai. Dự kiến nguồn nước mặt bao gồm các sông, như:
Sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Cái, sông Hinh…, các hồ Xuân Bình, hồ Sông Hinh, hồ Tân Lập, hồ Suối Phèn, hồ Phú Xuân, hồ Kỳ Châu…[65]
b. Phân vùng cấp nước:
Đến giai đoạn 2025, phân vùng cấp nước là một vùng gọi là vùng Tuy Hòa - Nam Phú Yên, bao gồm khu vực thành phố Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa. Tổng nhu cầu khu vực này là khoảng 97.900 m3/ngđ, chiếm khoảng 62% nhu cầu dùng nước toàn tỉnh. Khu vực thành phố Tuy Hòa sẽ được cấp nước từ nhà máy nước Tuy Hòa có công suất 55.000m3/ngđ, khu vực thị xã Đông Hòa sẽ được cấp nước từ nhà máy nước Nam Phú Yên có công suất khoảng 50.000m3/ngđ.
Khu vực Phú Hòa - Phú Thứ bao gồm thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa) có tổng nhu cầu là 4.800 m3/ngđ năm 2025, khoảng 7.100 m3/ngđ năm 2030 được cấp nước từ nhà máy nước Phú Hòa có công suất 5.000 m3/ngđ năm 2025, 8.000 m3/ngđ năm 2030.
Ngoài vùng cấp nước nói trên, tại các vùng cấp nước khác tức 35% tổng nhu cầu còn lại, sẽ được cấp nước riêng rẽ mà không có sự kết nối với nhau. Theo đó, sẽ xây dựng và mở rộng từng hệ thống cấp nước hiện hữu riêng rẽ và tại chỗ, để cung cấp nước sạch cho các vùng (đô thị). Đó là các hệ thống cấp nước tại thị xã Sông Cầu; khu Đông Bắc Sông Cầu; thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An; thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh; thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa; thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, thị trấn Trà Kê - Sơn Hội, huyện Sơn Hòa; thị trấn Xuân Phước, huyện Đồng Xuân; thị trấn Tân Lập, huyện Sông Hinh; thị trấn Sơn long, huyện Sơn Hòa. [65]
c. Nguồn nước khai thác cho các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Do đặc điểm các sông Phú Yên ngắn và dốc, tài nguyên nước mặt phân bố không đều nên vào mùa khô, dòng chảy của các sông trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt, ngoài ra khu vực phía hạ lưu còn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Với lưu lượng nước thô khai thác sẽ gây ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy chính của sông Ba . Ngoài ra có thể gây xói lở thân đê, gây sạt lở, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ở hai bên bờ sông.
Khai thác nguồn nước mặt tại các hồ Mỹ Lâm, hồ Xuân Bình...có thể ảnh hưởng tới lưu lượng nước cấp cho các ngành khác, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp do hầu hết các hồ đều là các hồ điều tiết năm nhằm tích lượng nước thừa trong mùa lũ để sử dụng cấp nước cho mùa kiệt. BĐKH làm cho dòng chảy mùa kiệt có xu thế giảm, dòng chảy mùa lũ có xu thế tăng. [65]
Bảng 2.1. Nguồn nước khai thác cho các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên [49]
TT Nhà máy nước
NMN hiện
hữu
NMN 2025
NMN 2030
Nguồn
nước Vị trí lấy nước Vùng Tuy Hòa -
Nam Phú Yên 110.250 162.750
1 Tuy Hòa 29.400 57.750 57.750 Nước mặt Sông Ba
xã Hòa An, xã Hòa
Thắng, huyện Phú Hòa 2 Nam Phú Yên 52.500 105.000 nước mặt
sông Ba
lòng hồ thủy điện Sông Hinh Khu Phú Hòa -
Phú Thứ
3 Phú Hòa 2.200 5.500 8.800 Nước mặt Sông Ba
Thị trấn Phú Hòa
Các HTCN cho
các đô thị độc lập
4 Thị xã Sông Cầu 5.500 8.800 8.800
Nước mặt Sông Tam Giang
Xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu
5 Sông Cầu 2 6.600 13.200 Nước mặt
sông Cái
Cầu Ngân Sơn, Tuy An 6 Khu Đông Bắc
Sông Cầu 990 9.900 18.700 Hồ Xuân Bình
Xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu
TT Nhà máy nước
NMN hiện
hữu
NMN 2025
NMN 2030
Nguồn
nước Vị trí lấy nước 7 TT Chí Thạnh 3.300 9.900 16.500 Sông Cái Thị trấn Chí
Thạnh 8 Hai Riêng 3.300 5.500 5.500 Sông Hinh Thị trấn Hai
Riêng 9 Củng Sơn 2.200 5.500 8.800 Nước mặt
sông Ba
Thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa
10 La Hai 3.300 4.950 6.600 Sông Kỳ Lộ
Thị trấn La Hai, huyện Đông Xuân
11 TT Xuân Lãnh 550 550 Hồ Kỳ
Châu
Đặt tại Hồ Kỳ Châu 12 TT Sơn Thành
Đông 550 550 Sông Ba Thị trấn Sơn
Thành Đông
13 TT Đồng Cam 550 1.100 sông Ba Đập Đồng
Cam 14 Trà Kê-Sơn Hội,
huyện Sơn Hòa 550 550
Hồ chứa nước suối Di
Đặt tại hồ suối Di, Sơn Hòa
15
TT Xuân Phước, huyện Đông Xuân
550 550 Hồ Phú Xuân
Đặt tại TT Xuân Phước 16 TT Tân Lập,
huyện sông Hinh 550 1.100 1.100 Hồ Tân
Lập Đặt tại hồ Tân Lập 17 TT Vân Hòa,
huyện Vân Hòa 550 1.100 Hồ Suối
Phèn
Đặt tại hồ suối Phèn 18
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
550 1.100 Hồ Lỗ Chài
Đặt tại hồ Lỗ Chài
Tổng 50.740 171.850 256.250
Bên cạnh vấn đề về lưu lượng, chất lượng nước sông tại các khu vực nghiên cứu cũng cần được quan tâm. Khu vực khai thác nước sông nằm trong vùng phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Vì vậy, có thể có ảnh hưởng của các nguồn chất thải đối với chất lượng nước sông. Mặt khác, do nằm trong vùng ảnh hưởng của thuỷ triều nên khả năng nhiễm mặn của các sông trong khu vực nghiên cứu về mùa khô cần được
xem xét. Với các số liệu đã được quan trắc, vấn đề nhiễm mặn trên sông tại khu vực khai thác là an toàn ở giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, trong tương lai xa, với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cần theo dõi và chế giám sát chặt chẽ diễm biến xâm nhập mặn và đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.