Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC
2.3. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu
2.3.3. Cơ sở lý luận về cấp nước an toàn
- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước cấp theo quy chuẩn quy định.
- Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng nước.
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển KTXH.
- Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ MT.
b. Nội dung kế hoạch cấp nước an toàn [3]
Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước bao gồm:
- Nguồn nước, phạm vi cấp nước, vị trí thu, xử lý, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước;
- Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước;
- Các thông tin cơ bản về khách hàng sử dụng nước.
Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước bao gồm:
- Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực;
- Các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước;
- Các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước;
- Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa;
c. Xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch triển khai áp dụng bao gồm: [3]
- Rà soát các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng;
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục bổ sung;
- Lập KH triển khai áp dụng biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro.
d. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro. [3]
e. Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp bao gồm: [3]
- Phát hiện và thông báo sự cố;
- Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng;
- Xác định nguyên nhân sự cố;
- Xác định các hành động cần thiết để ứng phó với sự cố;
- Thực hiện các hành động ứng phó;
- Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và các quy định riêng của hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết;
- Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài;
- Giải trình, báo cáo;
- Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục;
- Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
f. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm: [3]
- Chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định;
- Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO: 9000.
g. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn: [3]
- Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn;
- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu;
- Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ;
- Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết;
- Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước;
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.
- Lập danh mục các văn bản, tài liệu và thông tin liên quan đến công tác CNAT;
- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu;
- Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ;
- Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết;
- Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước;
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.
h. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai bao gồm: [3]
- Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;
- Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch CNAT;
- Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn;
- Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
i. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn. [3]
- Đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn cho giai đoạn tiếp theo.
Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh
a. Thành phần Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh bao gồm:
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Đại diện lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn: Xây dựng, Y tế (bao gồm cả Trung tâm y tế dự phòng tỉnh), Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cảnh sát môi trường;
+ Đại diện đơn vị cấp nước và các tổ chức, cơ quan khác có liên quan.
b. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh
- Chỉ đạo, điều phối, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước. Chỉ đạo việc khắc phục xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước;
- Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn;
- Lập kinh phí hoạt động của BCĐ hàng năm trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;
- Chỉ đạo việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
c. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Xây dựng.
- Các thành viên của BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng bộ máy giúp việc của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ do Trưởng BCĐ giao.
d. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được cấp từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương.
j. Quy trình quản lý cấp nước an toàn nguồn cung cấp nước
Các quy trình quản lý bao gồm các hành động cần thực hiện khi hệ thống đang vận hành trong điều kiện bình thường (Quy trình vận hành chuẩn, viết tắt SOP) và khi hệ thống đang vận hành thì có “sự cố” (các hành động điều chỉnh) là một phần không thể thiếu trong KHCNAT. Các quy trình quản lý sẽ bao gồm cả các quy trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng.
Các quy trình quản lý cần được xác định để ứng phó với các sự cố có thể dự báo trước, cũng như các sự cố và tình huống khẩn cấp không lường trước được.
Việc xây dựng một “bộ công cụ” các tài liệu hỗ trợ như vậy sẽ hạn chế khả năng xảy ra sai sót và đẩy nhanh tốc độ ứng phó trong các sự cố.
Trong KHCNAT, quy trình quản lý cần chuyên sâu cho các tình huống có các sự cố xẩy ra về chất lượng (Các quy trình quản lý này sẽ bao gồm các hành động sửa chữa, khắc phục).
Các quy trình quản lý được thể hiện theo Sơ đồ 11 Modules trong KHCNAT theo hướng dẫn của WHO 2009 trên hình 2.5.
Hình 2.5. Sơ đồ 11 Modules trong KHCNAT theo hướng dẫn của WHO 2009 k. Soạn thảo các quy trình quản lý trữ lượng và chất lượng nguồn nước thô
Mục tiêu quy trình quản lý:
Để đảm bảo rằng con người và quy trình:
Hỗ trợ thỏa đáng cho những hoạt động nhịp nhàng của KHCNAT.
Có thủ tục quản lý thích hợp cho những điều kiện bình thường và sự đối phó lại việc bất ngờ xảy ra.
Kết quả
Chương này sẽ giúp cho ban/nhóm lập KHCNAT đưa ra:
Những chương trình hỗ trợ (bao gồm các quy trình trợ giúp quản lý trong điều kiện bình thường và có sự cố/ giải quyết khẩn cấp).
Những quy trình quản lý KHCNAT (bao gồm những quy trình hoạt động chuẩn (SOP) và quy trình đối phó lại việc xảy ra bất ngờ)
Các hoạt động chính của quy trình quản lý:
Để đảm bảo cho những hoạt động nhịp nhàng của KHCNAT, cần lập ra các quy trình liên quan đến quản lý, vận hành và hỗ trợ trong trường hợp bình thường và trường hợp xảy ra sự cố. Đó là:
Quy trình vận hành (trong điều kiện bình thường) Quy trình xử lý sự cố
Quy trình giải quyết khẩn cấp (Kế hoạch đối phó khẩn cấp)
Quy trình quản lý trong đó bao gồm những quy trình hoạt động chuẩn.
Chương trình hỗ trợ
Chương trình đầu tư và nâng cấp.
Xây dựng các quy trình quản lý Quy trình vận hành chuẩn
Các Quy trình vận hành chuẩn gồm các thông tin về các chất gây ô nhiễm dạng vi khuẩn, hóa chất tự nhiên đáng lo ngại và vai trò của từng quy trình xử lý trong quá trình khử hoặc khử hoạt tính.
Các Quy trình vận hành chuẩn cũng gồm hướng dẫn để tối ưu hóa hoạt động của nhà máy xử lý như xác định lượng nhôm sulfat và pH hiệu quả nhất để keo tụ; xác định các chỉ số thay thế môi trường và lưu lượng rửa thiết bị lọc; và đảm bảo lượng clo và thời gian tiếp xúc đủ để loại bỏ mầm bệnh.
Kế hoạch giám sát biện pháp kiểm soát và kế hoạch giám sát tuân thủ cũng là các thành phần quan trọng của các Quy trình vận hành chuẩn.
Xây dựng các chương trình hỗ trợ
Chương trình hỗ trợ là các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển kỹ năng và kiến thức của mọi người, hỗ trợ cam kết với cách tiếp cận của KHCNAT và khả năng quản lý hệ thống để đạt được nước an toàn. Các chương trình thường liên quan đến đào tạo, nghiên cứu và phát triển
Mục tiêu: Đảm bảo nhân lực và quá trình được hỗ trợ để vận hành thành thục KHCNAT
Các nội dung chính:
Xác định các chương trình hỗ trợ cần cho thực thi KHCNAT Rà soát hiệu chỉnh các chương trình hiện có
Phát triển các chương trình hỗ trợ bổ sung nhằm bù đắp những khiếm khuyết về nhận thức hoặc kỹ năng chuyên môn của cán bộ, nhân viên để thực thi tốt KHCNAT Lập kế hoạch định kỳ rà soát KHCNAT
Mục đích: Quy định các nội dung về xem xét rà soát định kỳ KHCNAT để đảm bảo rằng KHCNAT được cập nhật và vẫn phù hợp với yêu cầu của nhà máy và các bên liên quan.
Thủ tục xem xét được thiết lập để:
Định kỳ xem xét lại kế hoạch tổng thể, và học hỏi từ kinh nghiệm
Thường xuyên xem xét các KHCNATthông qua phân tích dữ liệu thu thập như một phần của quá trình giám sát
Đánh giá lại rủi ro sau một trường hợp khẩn cấp hoặc sự cố, hoặc sau khi thực hiện hành động khắc phục, hoặc thực hiện một kế hoạch cải tiến, nâng cấp hệ thống.
2.3.4. Các quy định về hành lang bảo vệ nguồn cung cấp nước và công trình thu nước
a. Quy định phạm vi bảo vệ nguồn cung cấp nước
Để khai thác và sử dụng nguồn cung cấp nước một cách bền vững, đảm bảo an toàn cấp nước, cần phải kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn thải xả vào hệ thống các sông, đồng thời các điểm khai thác nước mặt phục vụ cấp nước cần được quy hoạch một cách hợp lý theo hướng khai thác tập trung; đảm bảo các khoảng cách ly và bảo vệ theo đúng quy định
Khác với nước mặt, nước dưới đất khó bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn hơn. Nhưng một khi đã bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn rất khó có khả năng phục hồi. Vì vậy bảo vệ chất lượng nước dưới đất, ngăn ngừa nhiễm bẩn, nhiễm mặn là rất quan trọng.
Việc quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nguồn cung cấp nước phục vụ cấp nước phải tuân thủ theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm
2012 và các quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.[44], [15]
Phạm vi để bảo vệ nguồn nước cần tuân thủ theo các quy định của Quy chuẩn QCVN : 01/2019/BXD, cụ thể như sau: [2]
Xung quanh điểm lấy nước nguồn cấp cho đô thị phải có khu vực bảo vệ nguồn nước quy định như trong Vùng bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
Vùng bảo vệ vệ sinh nguồn nước được chia làm ba khu vực: khu vực nghiêm cấm, khu vực hạn chế và khu vực theo dõi.
Trong khu vực nghiêm cấm (khu vực I) không được xây dựng bất kỳ một công trình kiến trúc hoặc nhà ở nào, cấm xả nước thải, tắm giặt, nuôi cá, chăn thả gia súc, cấm sử dụng hoá chất độc và các loại phân bón. Trong phạm vi khu vực nghiêm cấm có hàng rào bảo vệ, mặt bằng phải được san phẳng và có rãnh thoát nước bề mặt ra ngoài phạm vi khu vực. Phạm vi của khu vực nghiêm cấm được quy định phụ thuộc vào loại nguồn nước. Công trình thu nước nằm trong khu vực này. Các nhà ở, công trình hiện có ở gần phạm vi khu vực phải có biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, cán bộ công nhân quản lý công trình thu nước cần phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây ô nhiễm.
Khu vực hạn chế (Khu vực II) là khu vực kế tiếp khu vực nghiêm cấm đã nêu ở trên.
Trong khu vực này, Các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư nằm trong khu vực hạn chế phải được xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa tránh gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Cấm thải phân, rác, rác thải công nghiệp, hoá chất độc hại trong khu vực này. Nước thải sinh hoạt, sản xuất trước khi xả vào nguồn phải được xử lý phù hợp với các quy định về bảo vệ vệ sinh môi trường và đảm bảo mức A của QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt hoặc QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Ngoài ra, cần hạn chế đến mức tối thiểu việc xây dựng các công trình có thể gây ô nhiễm nguồn nước và phá hoại tầng chứa nước.
Khu vực theo dõi (Khu vực III) là vành đai bảo vệ ngoài cùng của nguồn cung cấp nước.
Trong khu vực này cần theo dõi để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi có thể
gây ô nhiễm nguồn nước. Với các sông lớn là khu vực này bao gồm toàn bộ thượng lưu và với các sông nhỏ là khu vực theo dõi bao gồm toàn bộ thượng lưu và các nhánh bổ cập.
Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, xung quanh điểm lấy nước nguồn cấp cho đô thị phải có khu vực bảo vệ nguồn nước quy định như trong Bảng 2.5.
b. Các quy định về lập hành lang bảo vệ nguồn nước
Nghị định này quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước được quy định tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
+ Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
+ Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
+ Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a. Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b. Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;