Đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý theo quy hoạch trữ lượng nguồn cung cấp nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh phú yên ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 123 - 127)

Chương 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.3. Đề xuất giải pháp kiểm soát trữ lượng và chất lượng nguồn cung cấp nước

3.3.1. Đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý theo quy hoạch trữ lượng nguồn cung cấp nước

Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị cần dựa trên cơ sở cân nhắc năng lực hệ thống cấp nước hiện hữu, các tài nguyên nước và tính toán dự báo nhu cầu phát triển, nhưng cần đặc biệt lưu tâm đến các yếu tố thực tiễn để tăng tính khả thi của quy hoạch đó.

Khu vực nghiên cứu hiện tại và tương lai đòi hỏi có một sự phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước để có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, du lịch và công nghiệp về số lượng, chất lượng và áp lực nước; và khá mềm dẻo trong các phương án mở rộng để tránh thiếu nước khi tiến trình phát triển đô thị về nhiều hướng. Cần xây dựng mới các nhà máy xử lý nước, dựa trên nguồn nước và lắp đặt thêm các tuyến đường ống chuyển tải (mạng cấp 1), hệ thống ống phân phối nước (mạng lưới phân phối) mới để đáp ứng nhu cầu theo từng giai đoạn. Do đó, quan điểm xác lập Quy hoạch tổng thể hệ

thống cấp nước được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tiêu chí chính sau:

Tính phù hợp: Quy hoạch tổng thể cấp nước phải phù hợp thực tế hiện tại và dự kiến tương lai. Hay nói cách khác, đó là sự phù hợp với quy hoạch phát triển chung đô thị trong tương lai nhưng cũng phải xem xét đến thực tế phát triển của hệ thống cấp nước trước đây và bây giờ. Cũng như xét đến ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đối với hệ thống cấp nước.

Tính khả thi: quy hoạch hướng tới đáp ứng nhu cầu (mong muốn) cấp nước tối đa của các đô thi, nhưng cần đảm bảo tính khả thi thực hiện (khả năng).

Tính đồng bộ: các giải pháp quy hoạch cần đảm bảo tính đồng bộ giữa việc phát triển nguồn nước - nhà máy nước - mạng lưới - khách hàng tiêu thụ.

Tính linh hoạt: Các chương trình, kế hoạch được đề xuất phải có tính linh hoạt, không bó cứng, để có thể điều chỉnh nhỏ trong quá trình thực hiện khi các điều kiện thực tế và dự báo thay đổi, hoặc xuất hiện những yếu tố mới.

Khả năng cấp nước từ các nhà máy nước hiện nay là khoảng 47.100 m3/ngđ. So với nhu cầu giai đoạn 2025, giai đoạn 2030 lựa chọn theo kịch bản thấp lần lượt là 158.900 m3/ngđ, 222.000 m3 sẽ thiếu hụt tương ứng khoảng 111.800 m3/ngđ, 175.100 m3/ngđ. Như vậy, công suất hệ thống cần phát triển thêm 111.800 m3/ngđ đến năm 2025 và 175.100 m3/ngđ đến năm 2030.

Đối với giai đoạn năm 2025, trong vòng 7- 10 năm tới đây để phát triển hệ thống cấp nước thêm khoảng 111.800 m3/ngđ so với hiện nay là điều có thể thực hiện được.

Nhưng để đạt được điều này, cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ với các ngành môi trường, thủy lợi... và kiểm soát, bảo vệ nguồn khai thác. Hiện nay nguồn nước thô khai thác chủ yếu tập trung vào nguồn nước ngầm mạch nông tại các bãi bồi ven sông trên địa bàn tỉnh. Theo chiến lược phát triển cấp nước của Việt Nam đang khuyến khích các hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước mặt hiện có trên địa bàn. Vì vậy, hệ thống cấp nước của tỉnh sẽ phát triển dựa trên việc chuyển đổi dần sang nguồn nước mặt hiện có trong khu vực.

Hướng nghiên cứu phát triển các nhà máy nước sẽ phụ thuộc vào nguồn nước thô, và phân bố khu vực tiêu thụ nước sạch trong tương lai, cũng như xét đến cấu trúc của hệ thống cấp nước. Công suất nhà máy nước cần bám sát khả năng tiêu thụ trong thực tế và đồng bộ với phát triển nguồn và mạng lưới để tránh tình trạng nhà máy xây dựng xong nhưng không vận hành hết công suất trong thời gian dài làm lãng phí nguồn lực của xã hội.

Quy hoạch cấp nước đã đề xuất phương án phát triển hệ thống cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trong phạm vi khu vực nghiên cứu theo các giai đoạn đến năm 2025 và năm 2030. Việc xác lập lộ trình đầu tư và xác định các dự án ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2025 của quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng để làm cơ sở:

- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước sạch tại các đô thị và khu-cụm công nghiệp.

- Lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phát triển hệ thống cấp nước trong từng giai đoạn.

- Theo dõi, kiểm soát và quản lý quá trình gia tăng nhu cầu sử dụng nước theo diễn biến của quá trình đô thị hóa trong thực tế.

- Tìm kiếm, sắp xếp và phân bổ vốn đầu tư hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo hoặc thiếu vốn.

- Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, trên các hệ thống sông có trữ lượng dồi dào như sông Ba . Hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Yên có hệ thống hồ chứa nước rất phong phú với dung tích chứa nước lớn như hồ Suối Vực, hồ Xuân Bình, hồ Phú Xuân, hồ Đồng Tròn... nên cần xem xét đến khả năng sử dụng nguồn nước thô từ các hồ chứa nước này để đảm bảo an toàn cấp nước vào mùa khô và khai thác sử dụng nguồn nước mặt bền vững.

- Vào mùa khô kéo dài từ tháng tháng 02 đến tháng 08, mực nước mặt trên các sông, hồ, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng do đó cần ưu tiên việc khai thác nguồn nước thô cấp cho các nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Đối với những nhà máy nước đang sử dụng nước ngầm làm nguồn nước thô thì có thể tiếp tục khai thác đến năm 2030. Về lâu dài, nên ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đồng thời giảm bớt và tiến đến hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm theo hướng chuyển dần thành nguồn nước dự phòng chiến lược trong tương lai.

Hình 3.2 Bản đồ quy hoạch nguồn cung cấp nước cho các đô thi và KCN tỉnh Phú Yên đến năm 2030

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh phú yên ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)