Chương 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.3. Đề xuất giải pháp kiểm soát trữ lượng và chất lượng nguồn cung cấp nước
3.3.2. Đề xuất giải pháp quan trắc, giám sát chất lượng nguồn cung cấp nước
a. Quy định chung
+ Đối tương quan trắc trực tiếp của mạng lưới quan trắc môi trường nước trước hết là các thành phần môi trường có tính biến đổi rõ nét theo thời gian và không gian như sau: Nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hòa tan, BOD5, COD, NH4-N, NO3-N, PO4-, CL-.
+ Địa điểm quan trắc
Trên các lưu vực sông, các nguồn nước mặt khai thác cung cấp cho các ĐT và KCN , xây dựng các trạm quan trắc.
+ Chỉ tiêu quan trắc
Nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hòa tan, BOD5, COD, NH4-N, NO3-N, PO4-, CL-, tổng lượng sắt, tổng số colifrom. Ngoài ra, tùy theo tính chất của từng điểm đo mà bổ sung một số thông số cần thiết khác (kim loại nặng, thuốc BVTV....)
+ Tần suất quan trắc
Một trong những yếu tố quyết định độ chính xác của việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường là tần suất quan trắc môi trường. Tần suất quan trắc càng dày thì đánh giá đưa ra càng sát với thực tế, có độ chính xác cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà quyết định tới tần suất quan trắc.
Để bảo đảm đánh giá hiện trạng và chất lượng môi trường được tốt, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường của vùng, tần suất quan trắc đối với các thành phần môi trường tối thiểu phải 3 tháng một lần.
+ Tổ chức thực hiện quan trắc
Các đơn vị chịu trách nhiệm quan trắc các đối tượng môi trường nước của vùng thuộc phạm vi thành phố/huyện/ khu vực mình.
Quy trình quy phạm quan trắc môi trường phải tuân theo các hướng dẫn của nhà nước và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các kết quả quan trắc được xử lý, đánh giá phục vụ công tác bảo vệ môi trường của vùng nói riêng cũng như của quốc gia. Kết quả quan trắc và phân tích các thành phần
môi trường được xử lý và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo các quy định thống nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
b. Quy định cụ thể
Tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo sớm đối với nguồn nước mặt trong tỉnh Phú Yên và các khu vực, bao gồm một số nội dung cụ thể:
- Thiết lập mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước tự động theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 90/2016/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng CP.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật trong quan trắc môi trường nước nhằm nâng cao chất lượng số liệu quan trắc.
- Lập quy chế quản lý tài nguyên nước theo từng lưu vực sông;
- Thu xếp kinh phí đầu tư cho hoạt động quan trắc cả ở cấp Trung ương và địa phương đáp ứng yêu cầu.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước (sở TN&MT, sở NN&PTNT...) và các đơn vị, tổ chức khai thác sử dụng nguồn nước trong tỉnh và với các tỉnh, thành có chung nguồn nước.
Công tác kiểm soát tình hình xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước
- Tuân thủ các quy định liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của Luật Tài nguyên nước và các Nghị định hiện hành.
- Điều tra, thống kê, đánh giá nguồn thải một cách hệ thống để kiểm soát ô nhiễm.
- Cần thiết có quy định về ngăn ngừa ô nhiễm nước, bao gồm đánh giá về tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án, công trình liên quan đến nguồn nước; quy hoạch, phân vùng sử dụng, bảo vệ hệ thống nước mặt gắn với trách nhiệm địa phương; phê duyệt các dự án có xả thải nước ra môi trường; xây dựng, xác định tiêu chuẩn chất lượng nước, cam kết bảo vệ môi trường; báo cáo giám sát môi trường định kỳ và theo dõi biến động môi trường nước, quan trắc chất lượng nước; hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm nước cho một vùng nước và quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của chính quyền địa phương…
- Cần sự tham gia của cộng đồng vào kiểm soát ô nhiễm nước, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này và có sự phối hợp, chính sách hỗ trợ, bảo vệ người tố cáo
những hành vi gây ô nhiễm nước. Mạnh tay xử lý những cơ sở gây ô nhiễm, thậm chí có thể quy trách nhiệm hình sự khi gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Đồng thời có cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt, thu lợi từ nước và kiểm soát ô nhiễm nước.
c. Quy định trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước
a. Trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như sau:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;
+ Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định.
b. Bộ TN và Môi trường quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).
2. Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát.
3. Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt thống nhất, đồng bộ; đánh giá kịp thời, đầy đủ tiềm năng, diễn biến tài nguyên nước mặt cả về số lượng, chất lượng trên các lưu vực sông chính, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia.
Quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
Bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tài nguyên nước phục vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, cảnh báo, dự báo lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Cần bổ sung thêm một số điểm quan trắc tại các vị trí để theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quy hoạch cấp nước đã được phê duyệt.
- Tăng cường thêm các điểm và tần suất quan trắc trên các lưu vực sông: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, đặc biệt là tại các vị trí đầu nguồn các con sông, các khu vực tiếp nhận nguồn thải từ các hoạt động của các nhà máy, nước thải các khu đô thị ven sông, các khu vực nuôi trồng thủy sản,…;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành, giám sát chặt chẽ và thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường nước của các cơ sở sản xuất trên địa bàn Tỉnh;
- Định hướng doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường.
- Buộc các Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục đối với lưu lượng thải > 1.000 m3/ngày đúng theo Thông tư 27/2015/TT-BTNMT;
- Cần quy hoạch chi tiết các khu vực nuôi trồng thủy sản, kiểm soát chặt các hoạt động nuôi trồng thủy sản tự phát và nước thải phải được xử lý đạt Quy chuẩn trước khi thải vào môi trường;
- Hỗ trợ kinh phí quan trắc, nâng cấp, bổ sung thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quan trắc …
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động quan trắc và phân tích môi trường.
Hình 3.3. Bản đồ các điểm quan trắc nguồn nước cung cấp cho các đô thi và KCN tỉnh Phú Yên đến năm 2030
Bảng 3.4: Đề xuất các điểm quan trắc nguồn nước cung cấp cho các đô thị và KCN tỉnh Phú Yên
STT Tên điểm quan trắc Mô tả điểm quan trắc
1 Hồ Xuân Bình – Sông Cầu Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 2 Sông Cái tại xã An Ninh Tây – Tuy An Điểm nước Phục vụ cấp nước sinh hoạt
3 Sông Kỳ Lộ tại xã Xuân Sơn Nam – Đồng Xuân Chịu tác động từ Nhà máy sản xuất tinh bột sắn 4 Sông Kỳ Lộ, thị trấn La Hai – Đồng Xuân Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt.
6 Sông Kỳ Lộ tại xã Phú Mỡ – Đồng Xuân Chịu tác động các công trình thi công hồ chứa nước ở thượng nguồn.
7 Hồ Kỳ Châu, xã Đa Lộc, Đồng Xuân Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi 8 Hồ chứa Phú Xuân, xã Xuân Phước, Đồng Xuân Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi 8 Hồ chứa nước Suối Phèn, huyện Vân Hòa Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi 9 Hồ chứa nước Suối Di, huyện Sơn Hòa Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi 10 Đập Đồng Cam, thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội Chịu tác động bởi hoạt động công nghiệp ở thượng nguồn
11 Sông Ba tại xã Hòa Định Tây Chịu tác động bởi hoạt động giao thông thủy và tưới tiêu thủy lợi 12 Sông Ba tại xã Hòa Phong Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt
13 Sông Ba tại xã Hòa Bình 1 Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 14 Sông Ba tại xã Bình Ngọc Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 15 Sông Ba tại thành phố Tuy Hòa Chịu tác động của nước biển
16 Sông Ba tại xã Sơn Hà, Sơn Hòa Chịu tác động của Nhà máy đường KCP 17 Sông Ba tại Củng Sơn, thị trấn Củng Sơn Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 18 Sông Hinh thị trấn Hai Riêng, Sông Hinh Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 19 Sông Ba tại thị trấn Sơn Thành Đông Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 20 Hồ Thủy Điện Sông Hinh Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt 21 Hồ chứa nước Tân Lập Điểm nước phục vụ cấp nước sinh hoạt