Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề cần nghiên cứu
1.2.1. Khái quát Dự án KfW6
Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác, Chính phủ CHLB Đức đã thoả thuận cấp một khoản viện trợ tài chính hỗ trợ phát triển lâm nghiệp VN và giao cho Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) thẩm định văn bản đề nghị của phía Việt Nam.
Dự án KfW6 là Dự án lâm nghiệp thứ 6 do ngân hàng KfW tài trợ được thực hiện tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc tiếp thu những kinh nghiệm và bài học quý
báu trong công tác thực hiện các Dự án trước. Bắt đầu khởi động Dự án 20 năm trước với Dự án KfW1 được thực hiện ở các tỉnh phía Bắc bao gồm Lạng Sơn và Bắc Giang. Được triển khai tháng 11 năm 1995 và kết thúc năm 2000. Một số kinh nghiệm quý báu của Dự án KfW1 sẽ được tiếp tục chuyển giao và áp dụng cho Dự án KfW2 trồng rừng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị thời gian từ năm 1997- 2007; Dự án KfW3 Trồng rừng ở Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn từ năm 1999-2008; Dự án KfW4 Trồng rừng ở Thanh Hóa và Nghệ An.
Mặt khác, tại vùng Dự án, độ che phủ rừng thấp, rừng tự nhiên thuộc loại nghèo và có trữ lượng thấp, diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều, đời sống của người dân còn khó khăn, có nhiều diện tích đất rừng song chưa phát huy hết thế mạnh để phát triển.
Đặc điểm nổi bật của tất cả các Dự án KfW ngay từ khi bắt đầu là mục tiêu hỗ trợ các hộ nông dân nghèo. Theo cách đó các Dự án KfW được xem là phương tiện thúc đẩy các chính sách lâm nghiệp Việt Nam chuyển đổi từ mô hình lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình. Việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nông dân tham gia Dự án thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị 50 năm đóng vai trò quan trọng trong tất cả các Dự án. Bên
cạnh đó việc mở tài khoản tiền gửi cho các hộ gia đình tham gia Dự án cũng góp phần quan trọng vào sự thành công của Dự án, đồng thời góp phần đáng kể vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Dự án.
1.2.1.2. Mô tả tóm lược Dự án
Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (KfW6) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức với tổng mức đầu tư là 13,815 triệu EURO;
Mục tiêu chính KfW6 là nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều hoà nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học. Khôi phục và quản lý
bền vững khoảng 21.400 ha diện tích rừng ở những nơi bị đe doạ về sinh thái và quản lý bền vững khoảng 3.500 ha rừng thứ sinh góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tạo việc làm cho khoảng 15.000 hộ nông dân, đảm bảo thu nhập thường xuyên ổn định cho người dân thông qua việc tạo ra sự đa dạng về sản phẩm rừng tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Qua 8 năm hoạt động từ năm 2005 đến nay, Dự án đã đạt được 1 số thành quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác thiết lập rừng (bao gồm cả trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh) mô hình quản lý rừng cộng đồng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ dân tham gia Dự án.
a. Tên Dự án
Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên - Dự án KfW6 triển khai tại 4 tỉnh miền Trung, được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt báo cáo khả thi Dự án tại Quyết định số 4647/QĐ-BNN-HTQT ngày 24/12/2004.
Được sự ủy quyền của thủ tướng chính phủ tại công văn số: 1981/CP-QHQT, ngày 31/12/2004. Bộ NN&PTNT tiến hành ký hiệp định tài chính và bản thỏa thuận riêng về Dự án với đại diện phía Cộng hòa Liên bang Đức.
b. Thời gian thực hiện Dự án
Bắt đầu từ tháng 01/2005, kết thúc vào 31/12/2014 c. Cơ quan và nước viện trợ
- Ngân hàng tái thiết Đức KfW - Cộng hòa liên bang Đức.
d. Cơ quan nhận viên trợ và chủ quản Dự án - Bộ NN&PTNT nhận viện trợ và chủ quản Dự án e. Cơ quan thực hiện Dự án
- Ban quan lý các Dự án lâm nghiệp - Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định
- Ban quản lý Dự án KfW6 tỉnh Bình Định - Ban quản lý Dự án các huyện
g. Tổng kinh phí Dự án
Tổng kinh phí Dự án là 13,815 triệu EUR (tương đương 450 tỷ VND). Trong đó:
- Đóng góp phía Đức: 9,715 EUR (tương đương 340 tỷ VND) chi cho các hạng mục thiết lập rừng;
- Đóng góp phía Việt Nam theo cam kết: 4,1 triệu EUR (tương đương 143 tỷ VND); Chi lương cho cán bộ Dự án và các hoạt động khác của bộ máy các cấp;
h. Mục tiêu dài hạn
Nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều hòa nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều hòa tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.
i. Mục tiêu trung hạn
Nhằm mục tiêu khôi phục và quản lý bền vững khoảng 21.400 ha đất rừng suy thoái, tập trung váo thiết lập diện tích rừng hỗn giao bền vững bằng các loại cây bản địa. Lâm phần được thiết lập sẽ thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó phải kể đến khả năng cung cấp gỗ, bảo vệ rừng, môi trường và đem lại các lợi ích xã hội khác. Mục tiêu tổng quan là cải thiện đời sống của bộ phận dân cư sống phụ thuộc vào rừng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
k. Các đầu ra của Dự án
- Thiết lập được 21.400 ha rừng (trồng mới và khoanh nuôi tái sinh) và quản lý rừng cộng đồng khoảng 10.000 ha; đã giao cho cộng đồng và các hộ nông dân trồng và quản lý trong vùng Dự án.
- Mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại ngân hàng chính sách xã hội có hiệu lực trong thời gian 6 năm cho các hộ nông dân được lập và quản lý theo quy định.
- Ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn, tổ quản lý bảo vệ rừng của ban và các nhóm hộ nông dân làm nghề rừng ở cấp thôn được thành lập và tích cực tham gia vào quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng của thôn.
l. Hoạt động của Dự án
- Hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất vi mô.
- Dịch vụ phổ cập cho trồng rừng và làm vườn rừng.
- Cung cấp vật tư cho trồng rừng.
- Hỗ trợ tài khoản tiền gửi để trồng rừng.
- Quản lý Dự án có hiệu quả.
m. Tổ chức thực hiện Dự án
Để thực thi và vận hành Dự án, Bộ NN&PTNT thành lập Ban chỉ đạo Trung ương do một Thứ trưởng làm Trưởng ban. Các thành viên của Ban chỉ đạo Dự án bao gồm các Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách NN&PTNT và đại diện các Vụ chức năng: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch Tài chính, Ban quản lý các Dự án Lâm nghiệp và đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng chính sách xã hội.
Tại cấp tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo Dự án cấp tỉnh do một Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách về NN&PTNT làm Trưởng ban. Các thành viên của Ban chỉ đạo Dự án tỉnh là các Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về NN&PTNT, các đại diện của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Sở NN&PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện thành lập các Ban quản lý Dự án tương ứng để quản lý và vận hành Dự án. Cấp xã có Ban thực thi Dự án xã thành phần có trưởng ban là Chủ tịch hoặc phó chủ tịch và đại diện các hội đoàn thể của xã và các trưởng thôn có tham gia Dự án.
Ngân hàng Chính sách xã hội có mạng lưới chi nhánh tới cấp huyện và điểm giao dịch tại các xã có đầy đủ khả năng làm dịch vụ mở và quản lý các tài khoản tiền gửi cho các hộ tham gia Dự án. Bộ NN&PTNT ký hợp đồng với Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai mở và quản lý các tài khoản tiền gửi cho Dự án.
n. Nhóm mục tiêu
Các hộ nông dân đã được giao đất rừng. Đặc biệt chú trọng đến sự tham gia của phụ nữ.
p. Quyền và nghĩa vụ của người dân khi tham gia Dự án - Quyền của người dân khi tham gia Dự án:
+ Quyền tham gia QHSD đất và lập kế hoạch trồng rừng thôn bản.
+ Quyền được giao đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (sổ đỏ) để tham gia Dự án.
+ Quyền được nhận cây con miễn phí, đủ về số lượng và tốt về chất lượng (theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định của Dự án).
+ Quyền được nhận phân bón miễn phí cho trồng rừng trên đất xấu (lập địa C và D1).
+ Quyền được tư vấn kỹ thuật trong việc chọn cây con đúng tiêu chuẩn, trồng rừng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc và quản lý rừng.
+ Quyền được nhận tài khoản tiền gửi (tiền hỗ trợ cho công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho diện tích tham gia Dự án của hộ gia đình).
+ Quyền được hưởng sản phẩm từ trồng rừng theo quy định của nhà nước (Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 12/11/2001;
- Nghĩa vụ của người dân khi tham gia Dự án:
+ Nghĩa vụ kiểm tra chất lượng và số lượng cây con, đảm bảo tiêu chuẩn của Dự án quy định trước khi nhận.
+ Nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các kỹ thuật trồng và chăm sóc quản lý
trồng rừng mới, rừng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên theo quy trình Dự án trên diện tích đất đăng ký tham gia Dự án.
+ Nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản của quy ước thôn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên của Dự án cũng như của các loại rừng khác hiện có tại địa phương.
+ Nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều kiện về quản lý, bảo vệ và khai thác sản phẩm rừng trồng, rừng tự nhiên trong vùng Dự án theo các quy định của nhà nước ban hành.
+ Nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với cán bộ Dự án (bao gồm cả các thành viên nhóm hỗ trợ thôn, bản) trong các nội dung hoạt động Dự án ở thôn, bản trong việc phản ánh tình hình và nguyện vọng, yêu cầu của mình và thôn bản mình cho cán bộ các cấp của Dự án.
+ Nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất và thiệt hại gây ra do không thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nghĩa vụ nêu trên.
1.2.2. Khái quát vùng Dự án