Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các ngành kinh tế
3.2.2. Công nghiệp - TTCN - Dịch vụ
Có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN năm 2011 đạt 448,5 tỷ đồng.
Toàn huyện có trên 3.400 cơ sở sản xuất với gần 10.000 lao động. Đến năm 2014 đã huyện đã xây dựng và đưa vào hoạt động có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 120 ha. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu như may mặc, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản…
Các Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất trong các Cụm công nghiệp Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Đức và Khu chế biến thủy sản đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc, thiết bị, ổn định sản xuất. Đến nay, có 25 doanh nghiệp đã đầu tư đi vào sản xuất ổn định, với tổng số vốn đầu tư 500 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần may Tam Quan và Công ty Cổ phần đầu tư An Phát đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trên 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.900 lao động. Cụm Công nghiệp Bồng Sơn được quy hoạch mở rộng thêm 36 ha nâng tổng diện tích lên 48 ha. Cụm công nghiệp Hoài Đức, Công ty Cổ phần khoáng sản Miền Trung đang lắp đặt thiết bị Nhà máy tuyển quặng sắt.
Thương mại, dịch vụ liên tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2014 đạt trên 3.300 tỷ đồng. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Các làng nghề truyền thống như: dệt chiếu, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún số 8, chế biến nước mắm, vi cước cá …. góp phần phục vụ đời sống, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Đến nay toàn huyện đã có 4 làng nghề được UBND tỉnh công nhận: Làng nghề Chiếu Cói Công Thạnh - TQB, làng nghề Chiếu Cói Chương Hòa - Hoài Châu Bắc; làng nghề Thảm xơ dừa Cửu Lợi - Tam Quan Nam; Làng nghề bún số 8, bánh tráng Tăng Long - Tam Quan Nam.
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động Dự án trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 đến 2014
3.3.1. Lập kế hoạch trồng rừng của Dự án 3.3.1.1. Lựa chọn vùng tham gia Dự án
Chọn vùng Dự án theo các chỉ tiêu chính sau:
- Nhu cầu sinh thái của trồng rừng cao.
- Có đủ hạ tầng cơ sở để bảo đảm tiêu thụ sản phẩm cũng như giúp cho việc quản lý rừng có hiệu quả.
- Mong muốn của người dân tham gia vào thực hiện Dự án.
- Sẵn có nguồn lao động dồi dào trong dân.
- Có khả năng tạo ra nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương để giảm sức ép vào đất lâm nghiệp và đảm bảo cuộc sống.
- Không có nguy cơ đe dọa đến rừng trồng (ví dụ: du canh du cư, chăn thả trâu bò).
- Không có các Dự án lâm nghiệp khác sẽ hoặc đang triển khai (ở trên cùng 1 xã).
Có đủ diện tích đất lâm nghiệp để triển khai trồng rừng trong một xã.
Kết quả tỉnh Bình Định có 03 địa phương tham gia Dự án KfW6 là huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân và huyện Tây Sơn. Trong đó huyện Hoài Nhơn có 13 thôn thuộc 3 xã, Hoài Sơn, Hoài Mỹ, Hoài Châu và xã Hoài Đức của huyện đã được lựa chọn đủ tiêu chí tham gia Dự án. Tuy nhiên công tác lựa chọn xã tham gia phải điều chỉnh do xã Hoài Châu không đủ điều kiện về quỹ đất lâm nghiệp để thực hiện Dự án.
3.3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất thôn bản
Quy hoạch sử dụng đất thôn bản hay còn gọi là quy hoạch sử dụng đất vi mô là bước đầu tiên trong lập kế hoạch trồng rừng. Công tác quy hoạch sử dụng đất thôn bản được thực hiện bởi chính người dân trong các thôn, bản với sự trợ giúp của cán bộ hiện trường Dự án huyện. Trong bước này, người dân thôn bản thảo luận về tình hình sử dụng đất hiện tại và những yêu cầu sử dụng đất trong tương lai của họ
trong khuôn khổ kế hoạch vĩ mô. Kết quả thống kê diện tích quy hoạch trồng rừng, KNXTTS và số thôn tham gia Dự án của 3 xã nghiên cứu
Công tác quy hoạch sử dụng đất
- Giúp người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với việc triển khai Dự án trong công tác trồng, KNXTTS rừng và chăm sóc, quản lý rừng.
- Xác định diện tích trồng rừng hợp lý nhất trong thôn bản phù hợp với nguyện vọng người dân.
- Phát hiện ra những nguy cơ tranh chấp đất đai và các mâu thuẫn khác để giải quyết kịp thời.
Qua nhiều lần thảo luận, được sự tham gia của người dân công tác QHSDĐ trên địa bàn huyện Hoài Nhơn được triển khai theo đúng quy trình trên và đạt được kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả quy hoạch sử dụng đất các xã tham gia Dự án tại huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: ha
Xã
Số thôn tham
gia
Tổng diện tích tự nhiên 3 xã
tham gia Dự án
Diện tích QH tham gia Dự án Tổng diện
tích
Trồng
rừng KNXTTS
Hoài Sơn 04 5.700 686,71 482,71 204
Hoài Đức 04 6.300 489,37 307,05 182,32
Hoài Mỹ 05 4.812,48 973,98 267,34 706,64
Tổng 13 2.150,06 1.057,10 1.092,96
Nguồn: BQLDA KfW6 - huyện Hoài Nhơn So với mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất thôn bản là nhằm xác định khu vực trồng rừng và điểm xúc tiến tái sinh tự nhiên thích hợp và đạt được sự nhất trí cao của cộng đồng thôn bản về kế hoạch sử dụng đất trong tương lai. Qua điều tra phỏng vấn, kết quả cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất thôn bản trên địa bàn huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2007-2014, được triển khai theo đúng quy trình và đã đạt mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất có người dân tham gia trên địa bàn 3 xã đã đạt được một số thành công bước đầu đó là:
- Đã xác định được vùng trồng rừng, vùng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, quản lý rừng cộng đồng; thích hợp và đạt được sự nhất trí cao của cộng đồng thôn bản về kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.
- Xác định được cơ cấu loài cây trồng rừng hợp lý theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn, xây dựng được kế hoạch triển khai công tác trồng và KNXTTS rừng trong thời gian triển khai Dự án.
- Xây dựng được quy ước thôn bản về công tác quản lý bảo vệ và chăm sóc rừng trên địa bàn.
Hình 3.1: Sa bàn Thôn An Đỗ xã Hoài Sơn do Bà con nông dân tham gia QH SDĐ đắp
Qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất, đã giúp cho người dân làm quen với việc sử dụng các loại đất đai hợp lý theo nhu cầu, khả năng lao động và đặc điểm cụ thể của từng loài cây.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch sử dụng đất cần chú ý hơn nữa trong việc xác định rõ vùng trồng rừng, khu vực chăn thả và vùng trồng cây ăn quả để đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng của Dự án. Nếu không quản lý tốt rừng trồng của Dự án có thể gặp rủi ro thông thường như trâu, bò phá hoại, việc phá rừng để trồng cây lương thực, cây công nghiệp…vv.
3.3.1.3. Điều tra lập địa
Lập địa được hiểu là điều kiện của nơi sinh trưởng thực vật. Lập địa khác nhau thích hợp với những loại cây trồng khác nhau và ngược lại. Mục đích của điều tra lập địa nhằm đảm bảo độ thích nghi và phát triển của các loài cây vùng trồng rừng đã được đề xuất. Trong quá trình điều tra lập địa, các yếu tố như đá mẹ, đất đai, độ dốc, thực bì sẽ được phân tích, đánh giá và phân loại một cách có hệ thống theo các tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở đó, xác định loại cây trồng phù hợp trên nguyên tắc
“đất nào cây ấy”.
Hình 3.2: Đào phẫu diện Điều tra lập địa
Công tác điều tra lập địa của Dự án tại huyện Hoài Nhơn được thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn chung và đã điều tra lập địa được 2.108,48 ha đất trống quy hoạch cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và phân chia thành 5 dạng lập địa, theo số liệu thống kê ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích điều tra lập địa tại vùng Dự án 3 xã huyện Hoài Nhơn
Xã QHSD
Đất
Nhóm dạng lập địa Ghi
chú
Tổng D1 C B A1 A2
Hoài Sơn 686,71 658,81 173,32 104,76 96,9 127,59 87,04 Hoài Đức 489,37 483,58 120,01 34,54 156,49 108,1 64,44 Hoài Mỹ 973,98 966,09 261 0 126,44 361,85 216,8 Tổng 2.150,06 2.108,48 537,28 139,30 379,83 597,54 368,28
Nguồn: Ban QLDA KfW6 - huyện Hoài Nhơn
Căn cứ đặc tính sinh vật học của các loài cây trồng và mục đích kinh doanh, trừ lập điạ A1 là đối tượng khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung, A2 khoanh nuôi có trồng bổ sung, các nhóm dạng lập địa còn lại (B và D) được đưa vào trồng rừng, được nông dân lựa chọn cơ cấu 4 loài cây trồng theo thứ tự ưu tiên. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cơ cấu loài cây trồng của các nhóm dạng lập địa theo thứ tự ưu tiên cho vùng Dự án KfW6 huyện Hoài Nhơn
Nhóm dạng lập
địa
Cây trồng theo thứ tự ưu tiên
1 2 3
A1 KNTS không trồng bổ sung
KNTS không trồng bổ sung
KNTS không trồng bổ sung A2 KNTS trồng bổ sung
Lim xanh
KNTS trồng bổ sung
Sao đen KNTS trồng bổ sung Sao đen
B Lim xanh Sao đen Dầu rái
D Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa
C Sao đen Keo lá tràm Keo lai
Nguồn: Ban QLDA KfW6-huyện Hoài Nhơn 3.3.1.4. Thiết kế đo đạc diện tích và giao đất.
Hình 3.3: Đường lô Đo đạc diện tích KNTS
Đo đạc là công việc nhằm xác định diện tích, ranh giới lô đất của các hộ, là cơ sở để lập kế hoạch cung ứng vật tư, tài chính và là căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ. Quá trình đo đạc và thiết kế trồng rừng được triển khai có sự tham gia của trưởng thôn và các hộ gia đình. Đo đạc trồng rừng nói chung nhằm đảm bảo về mặt pháp lý của các cấp chính quyền huyện và tỉnh đối với các vùng trồng rừng nhằm lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện Dự án.
Những lô rừng sau khi đo đạc đều được đánh số lô một cách chi tiết, chính xác và giao cho các hộ. Diện tích đất các hộ được giao nhiều hay ít phụ thuộc quỹ đất của địa phương, số lượng người tham gia. Theo quy định của Dự án, mỗi hộ tham gia chỉ có thể được Dự án hỗ trợ từ 0,5 - 2,0 ha trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.
Kết quả đo đạc diện tích vùng Dự án huyện Hoài Nhơn qua các năm được thể hiện ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả thiết kế đo đạc diện tích thiết lập rừng huyện Hoài Nhơn từ 2007 – 2012
Năm thực hiện
Số lô (lô)
Số hộ tham gia
Diện tích (ha)
Tổng Trồng mới KNXTTS
2007 102 102 149,59 108,36 41,23
2008 286 286 442,93 291,73 151,2
2009 238 238 379,98 194,27 185,71
2010 496 496 804,9 334,12 469,58
2011 168 168 180,42 180,42 0
2012 37 37 42,12 42,12 0
Cộng 1.999,94 1.151,02 847,72
Nguồn: BQLDA huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trên cơ sở nhu cầu trồng rừng của nhân dân huyện, trong 7 năm triển khai thực hiện, Dự án đã giao 1.999,94 ha đất lâm nghiệp cho 1.327 hộ tham gia thuộc 13 thôn của 3 xã Hoài Sơn, Hoài Đức và Hoài Mỹ;
Hình 3.4: Niềm vui của người dân khi được nhận sổ đỏ
Ngay sau khi kết thúc công tác đo đạc diện tích, được Ban quản lý Dự án trung ương, văn phòng tư vấn và đơn vị phúc tra độc lập tiến hành phúc tra đo đạc, với điều kiện đạt yêu cầu với sai số cho phép, BQL Dự án huyện sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập hồ sơ giao đất cho hộ gia đình theo quy định và trình UBND huyện quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện giao đất cho hộ gia đình tham gia Dự án tại huyện Hoài Nhơn từ năm 2007-2013 tương ứng với diện tích 1.999,94 ha rừng thực hiện Dự án với tổng số 1.327 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tham gia Dự án còn chậm so với quy định, nguyên nhân chủ yếu do sự phối hợp trong thực hiện, sự sai lệch so với các diện tích đã được giao đất từ những năm trước, các thủ tục cấp sổ đỏ từ phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3.3.2. Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ
Hoạt động đào tạo và phổ cập được coi là một trong những hoạt động then chốt mà Dự án đặt ra nhằm quản lý rừng lâu dài, hỗ trợ khuyến khích người nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của Dự án, giúp người dân hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia Dự án.
Dự án luôn chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn cho các cán bộ hiện trường, mô tả rõ ràng nội dung công việc của từng cán bộ, gắn chặt
trách nhiệm của cán bộ hiện trường huyện với BQLDA tỉnh, và các hộ nông dân trực tiếp tham gia Dự án. Dự án không những nâng cao năng lực chuyên môn cho họ mà còn coi họ như những tiểu giáo viên, có nhiệm vụ hướng dẫn tập huấn cho các hộ nông dân kiến thức về lâm nghiệp.
Hoạt động bao gồm: Tổ chức tập huấn, tham quan, biên soạn các tài liệu đơn giản như tờ rơi, áp phích… với các nội dung cụ thể cần thiết để truyền đạt những kiến thức về lâm nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng tham gia Dự án.
Hình 3.5: Cán bộ Dự án tập huấn cho người dân
Kết quả các hoạt động dịch vụ phổ cập của Dự án KfW6 huyện Hoài Nhơn được thể hiện cụ thể trong bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Tổng hợp các hoạt động dịch vụ phổ cập của Dự án KfW6 tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định
Đơn vị tính: Lớp/Cuốn/chuyến
STT Hoạt động phổ cập
Đối tượng hưởng lợi C. bộ
quản lý
C. bộ hiện trường
Phổ cập viên
Cán bộ thôn
Hộ nông
dân I Lớp tập huấn (ĐVT là Lớp)
1 Phương pháp lập kế hoạch/Quản lý Dự án 3 5 6
2 Tập huấn về quy hoạch sử dụng đất 2 5 6 16
3 Tập huấn về điều tra lập địa 2 5 6 16
4 Tập huấn về đo đạc diện tích thiết kế trồng rừng
2 5 6 16
5 Tập huấn về quản lý Dự án 3 2
6 Tập huấn về phương pháp truyền thông 2 5
7 Tập huấn về bản đồ 1 5
8 Tập huấn về quản lý vườn ươm 1 2 6 16
9 Tập huấn về phương pháp trồng rừng, KNTS
1 5 6 16 1.000
10 Tập huấn về quản lý tài khoản tiền gửi cá nhân
3 5 6
12 Tập huấn nâng cao nâng lực cho các BQL rừng thôn bản
2 5 1 16
II Biên soạn tài liệu phổ cập(ĐVT là cuốn) 1 Kỹ thuật gieo ươm cho các loài cây trồng
rừng
30 27 8 30
2 Kỹ thuật trồng các loài cây và KNXTTS rừng
30 27 8 20 1500
III Tham quan học tập (chuyến)
1 Tham quan trong tỉnh 1 5 6 13 26
2 Tham quan ngoài tỉnh 3 5 6 13 20
3 Tham quan nước ngoài 2
Nguồn: BQLDA KfW6 huyện Hoài Nhơn
Dự án huyện Hoài Nhơn đã tổ chức được 120 lớp tập huấn cho 3.941 lượt người tham gia các tập huấn kỹ thuật (bao gồm các hộ dân tham gia Dự án, cán bộ hiện trường Ban quản lý Dự án huyện, các cán bộ phổ cập viên Dự án, cán bộ xã và thôn).
Sau các khoá tập huấn, nhận thức về kỹ thuật lâm sinh, quản lý và sử dụng rừng bền vững của nông dân đã được nâng lên, đặc biệt là năng lực của cán bộ cấp địa phương đã được nâng lên đáng kể, họ có đủ điều kiện để tham gia các Dự án do nước ngoài tài trợ cũng như thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Hình 3.6: Tập huấn kỹ thuật gieo ươm cho các chủ vườn ươm
Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, tham quan trong 7 năm thực hiện Dự án đã xây dựng được 09 mô hình thử nghiệm và mô hình trình diễn với diện tích 14,87 ha. Nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thiết lập, phục hồi rừng và quản lý rừng, đồng thời cũng là nơi tham quan, học tập của các tập thể và cá nhân quan tâm tới lâm nghiệp. Kết quả tại xã Hoài Sơn 04 xây dựng mô hình trồng cây bản địa và KNTS với tổng diện tích 6,23 ha; xã Hoài Đức 02 mô hình KNTS có trồng bổ sung cây bản địa diện tích 2,86 ha; xã Hoài Mỹ 03 mô hình KNTS có trồng hỗn giao cây bản địa diện tích 5,78 ha.
Qua thực hiện các mô hình đã rút ra được 4 loài cây trồng thích hợp và phát triển tốt trên vùng Dự án lần lượt theo thứ tự là Keo lai, Keo lá tràm, Sao đen, Lim xanh, dầu rái.
3.3.3. Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng 3.3.3.1. Sản xuất và cung cấp cây con
Việc nhận cây con đủ tiêu chuẩn là một trong những quyền lợi của người