Tác động của Dự án đến môi trường nước

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 75 - 78)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động Dự án trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 đến 2014

3.4.5. Tác động của Dự án đến môi trường nước

Tác động của Dự án đối với môi trường nước được xét ở 2 lĩnh vực gồm số lượng và chất lượng nguồn nước vùng Dự án.

Hoạt động của Dự án KFW6 chủ yếu là trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm mục đích nâng cao độ che phủ rừng cũng như phát triển rừng bền vững, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ghi nhận tác động của Dự án tới môi trường nước tại địa phương.

Tại các xã tham gia Dự án người dân cho rằng sau khi có Dự án, trữ lượng nước ngầm tăng lên, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân đã được đảm bảo hơn so với trước đây

Biểu đồ 3.81. Đánh giá về tác động Dự án tới nguồn nước của các hộ dân (%) (Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013) Trồng rừng đóng góp có hiệu quả trong việc làm tăng mực nước chỉ một vài năm sau khi được thiết lập, dựa trên các chứng cứ mà hai nhóm hộ gia đình đưa ra.

Cả hai nhóm khẳng định mực nước ở các giếng nước hoặc dòng suối bên trong lưu vực sông thuộc khu vực trồng rừng của Dự án đều gia tăng, có 31,4% số người cho rằng mực nước tăng lên và 43% nói không thay đổi.

Bên cạnh kết quả về sự gia tăng của lượng nước thì nguồn nước có sẵn cũng được cho là đồng đều hơn trong suốt cả năm. Tuy nhiên, tác động đến sự điều tiết cân bằng lượng nước ít quan trọng hơn so với tác động lên mực nước do rừng mang lại.

Rừng được nhiều người biết đến vì có tác động cân bằng sự cung cấp nước hàng năm của lưu vực sông, điều này rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực có mùa khô khắc nghiệt và ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam khô và nóng.

Một số người dân được phỏng vấn cho biết sự cải thiện về lượng nước trải đều trong năm còn cho phép họ có thể thu hoạch thêm một vụ hoa màu. Nhiệt độ không khí trong mùa nóng đã giảm so với trước. Chất lượng nước về mùi vị, màu sắc cũng được cho là có chiểu hướng tốt hơn nhiều và rất nhiều hơn với tỷ lệ trung bình trên 32% ở cả hai nhóm. Vì chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, nên tầm quan trọng của chất lượng nước không được thể hiện rõ ràng như mực nước.

Biểu đồ 3.9. Đánh giá chất lượng nguồn nước của các hộ dân (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013) Nước là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Trên địa bàn các tỉnh, diện tích mặt nước là sông, suối, ao, hồ, đập làm nhiệm vụ giữ gìn và điều tiết nước phục vụ các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của không chỉ địa phương mà còn ảnh hưởng tới các vùng kế cận. Thuộc vùng đầu nguồn có địa hình phức tạp, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 2.5.00 - 3000 mm, tập trung vào các tháng mùa mưa khiến tình hình điều tiết nước cho cả năm trở nên khó khăn.

Theo kết quả điều tra cơ bản các hộ gia đình có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết, giai đoạn trước năm 2006, có nhiều hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào mùa khô. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Số lượng và chất lượng rừng trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng, kéo theo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, khả năng gây hạn hán giảm nhiều.

Với diện tích rừng Dự án KFW6 thiết lập chiếm tỉ lệ khá lớn trong khu vực;

cùng với các biện pháp kỹ thuật tác động trong cả quá trình quản lý phát triển rừng theo hướng bền vững, có giá trị bảo vệ môi trường cao, có thể tạm kết luận rằng chương trình trồng rừng của Dự án KFW6 đóng vai trò lớn nhất để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ dòng chảy, khi hướng dẫn nông dân thực thi và tuân thủ các quy định về môi trường trong kỹ thuật trồng rừng.

Và việc cung cấp nước do trồng rừng đem lại tạo ra những lợi ích quan trọng

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)