Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 28 - 33)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Khi nói đến một Dự án đầu tư đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, đó là tạo mới hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định để đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì,

cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Dự án khi đi vào hoạt động đều có những tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường. Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên những tác động đó luôn thay đổi theo thời gian và không gian cụ thể. Xác định được sự thay đổi đó con người có thể điều chỉnh theo mục đích của mình.

Cũng như các hoạt động của Dự án, chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực.

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 2.4.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Đề tài kế thừa có chọn lọc bao gồm:

- Những thông tin về Dự án được thu thập qua tài liệu, văn bản của Nhà nước như: các văn bản pháp luật, các nghị định, Quyết định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ và cơ quan ngang bộ, hiệp định ký kết về Dự án, Quyết định thực hiện Dự án của chính quyền các cấp, các báo cáo đánh giá của Ban quản lý Dự án.

- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng.

- Hồ sơ tài liệu qua các bước thực hiện Dự án từ các năm 2007 đến năm 2014 gồm: Tài liệu về công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô, công tác điều tra lập địa, đo đạc diện tích, tổ chức các lớp tập huấn, các đợt tham quan, đầu tư xây dựng vườn ươm quy mô nhỏ, công tác trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng, sổ tài khoản tiền gửi hộ gia đình, bản đồ thiết kế trồng và KNXTTS rừng huyện Hoài Nhơn – Bình Định.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện Dự án, Quyết định phê duyệt trồng rừng của Dự án.

- Tài liệu tổng kết kết quả thực hiện của Dự án.

- Các quy trình, quy phạm, các kết quả nghiên cứu tham khảo khác đã có, các bảng có liên quan.

2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia cử người dân (PRA)

- Họp thôn, thảo luận nhóm cộng tác viên (CTV), khoảng 8-10 người/nhóm ở các thôn điển hình tham gia Dự án, đại diện về thành phần nhóm hộ, giới tính, tuổi… Nội dung thảo luận bao gồm:

+ Phân loại hộ gia đình (HGĐ) trước và sau Dự án.

+ Đánh giá kết quả thực hiện Dự án tại địa phương.

+ Phân tích những hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân của nó, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ các hoạt động của Dự án, đưa ra các giải pháp để duy trì và phát triển kết quả Dự án và các Dự án tương tự khác.

- Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) được đề tài tiến hành như sau:

a. Điều tra về kinh tế

+ Tiến hành phỏng vấn 90 hộ gia đình điển hình ở 3 xã lựa chọn đã tham gia Dự án (mỗi xã chọn 30 hộ) với mức độ giàu nghèo khác nhau và chia ra làm 3 nhóm hộ, trong đó 30 hộ khá, 30 hộ trung bình và 30 hộ nghèo

+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ (phụ lục 1).

b. Điều tra về xã hội

+ Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 90 hộ gia đình nói trên.

+ Trong quá trình phỏng vấn, chú ý đến đối tượng phỏng vấn đại diện cho thành phần dân tộc, tuổi, giới tính.

+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ.

c. Điều tra về môi trường

Thực hiện tương tự như điều tra về mặt xã hội. Trong đó, các số liệu, thông tin thu thập theo phương pháp PRA đều được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đề phát sinh, những thông tin mới ngoài bộ câu hỏi cũng được ghi chép lại làm tài liệu tham khảo.

2.4.2. Phương pháp đánh giá tác động của Dự án 2.4.2.1. Phương pháp đánh giá tác động Dự án.

2.4.2.1.1. Phương pháp đánh giá tác động kinh tế

a. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng Dự án

Sử dụng các chỉ tiêu như NPV, BCR, IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế:., NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng: (theo công thức của DK. Paul)

( )

 ( )

= +

= n

0 t

r t

1 Ct - NPV Bt

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần túy.

Bt: Tổng các khoản thu nhập của năm thứ t.

Ct: Tổng các khoản chi của năm thứ t.

r: Tỷ lệ lãi suất.

t: thời gian (chỉ số năm t= 0 – n).

Nếu NPV > 0 kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận.

Nếu NPV < 0 kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận.

Nếu NPV =0 kinh doanh hoà vốn.

- BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí: (Theo công thức của J.E.Gunter), BCR là thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi chiết khấu đưa về hiện tại.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của các mô hình.

BCR = BPV/CPV =

 +

 +

=

= n

t

t n

t

t

r r

Ct Bt

0 0

) 1

) 1 (

(

Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).

CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn BCR > 1 kinh doanh có lãi, BCR < 1 kinh doanh bị thua lỗ.

- IRR(%): Tỷ lệ thu hồi nội bộ: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa của một mô hình rừng trồng, nếu mô hình nào vay vốn với lãi suất IRR thì mô hình đó sẽ hoà vốn. nghĩa là NPV = 0 thì r = IRR.

Tiêu chuẩn đánh giá: IRR: IRR> r, mô hình có lãi.

IRR = r, mô hình hoà vốn.

IRR< r, mô hình bị thua lỗ.

b. Phân tích kinh tế hộ gia đình (HGĐ) của các hộ tham gia Dự án

Tính toán, phân tích, tổng hợp cho các nhóm hộ đã khảo sát theo phương pháp lấy giá trị số bình quân ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh giá trị tuyệt đối và tỷ trọng (cơ cấu) tại các thời điểm trước và sau Dự án như:

- Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các HGĐ: Làm rõ phần thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp và từ Dự án.

- Sự thay đổi chi phí của HGĐ, trong đó đi sâu phân tích cơ cấu chi phí cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi.

- Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia Dự án.

- Sự thay đổi về phân loại kinh tế HGĐ.

2.4.2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động xã hội

Tác động xã hội được đánh giá chủ yếu vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quả Dự án, thông qua các chỉ tiêu sau:

- Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động Dự án.

- Tác động của Dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia Dự án.

- Tác động của Dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Tác động của Dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

- Nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, về phát triển rừng bền vững.

- Tác động lan tỏa của Dự án.

2.4.2.1.3. Phương pháp đánh giá các tác động của môi trường.

a. Đánh giá sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ rừng

Kế thừa từ tổng hợp kết quả trồng rừng của Dự án, Số liệu hiện trạng rừng vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện Dự án.

b. Đánh giá về mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực

Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nguồn nước địa phương tại hai thời điểm trước và sau DA rồi tiến hành đánh giá theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu (tối đa là 10 điểm).

Chương 3

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)