Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.9. Tính bền vững của Dự án
3.9.5. Đề xuất một số kiến nghị nhằm duy trì sự bền vững của Dự án
Giai đoạn đầu tư của Dự án mới chỉ là giai đoạn gây dựng rừng, giúp đỡ người dân tiếp cận với một ngành nghề sản xuất kinh doanh mới là nghề rừng. Trong giai đoạn này, Dự án đã bước đầu xây dựng được một diện tích rừng tương đối tập trung và có chất lượng, đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ cho các hoạt động. Kết quả Dự án chuẩn bị bàn giao cho chính quyền và nhân dân địa phương, BQLDA các cấp đã hoàn thành trách nhiệm của mình, nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động đã kết thúc. Vấn đề đặt ra là phải duy trì và phát huy được những thành quả đã đạt được từ Dự án KfW6, bảo vệ được vốn rừng đã xây dựng được. Trong phạm vi nghiên cứu, nhận thức được sự cần thiết thực hiện tốt giai đoạn hậu Dự án, đề tài đưa ra một số giải pháp cho bảo vệ bền vững rừng trồng của Dự án như sau:
a) Hướng dẫn, cụ thể hoá chính sách hưởng lợi của các cá nhân, hộ gia đình tham gia Dự án trồng rừng bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân hiểu rõ quyết định, chính sách của Nhà nước từ đó yên tâm bảo vệ và kinh doanh bền vững diện tích rừng đã trồng. Cần tránh hiện tượng chặt cây rừng để trồng cây ăn quả hoặc chuyển đổi sang các mục đích kinh doanh khác.
b) Xây dựng và triển khai một Dự án hỗ trợ kỹ thuật
Cần xây dựng và triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp người dân thực hiện tốt kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, phương thức khai thác và cách tính toán hiệu quả kinh tế giản đơn từ rừng trồng hộ gia đình, phương pháp tiếp cận thị trường.
c) Thực hiện tốt công tác tổ chức, phổ cập và giám sát chất lượng
Tiếp tục duy trì đội ngũ Cán bộ hiện trường và Phổ cập viên, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nông dân trong chăm sóc và kinh doanh rừng. Để làm được việc này cần thiết có chế độ khen thưởng và chi trả phù hợp (cán bộ năng động, chất lượng công việc tốt hơn cần được chi trả cao hơn). Việc xây dựng cơ chế khuyến khích như vậy về lâu dài sẽ giảm bớt chi phí cho rừng trồng vì hoạt động phổ cập sẽ được thực hiện với hiệu quả cao và giảm bớt việc kiểm tra giám sát từ bên ngoài.
d) Xây dựng mô hình tổ chức cấp thôn
Trong thời gian đầu Dự án đã thành lập “Ban quản lý rừng thôn bản”, nơi mà những người dân tự tổ chức lại để kết hợp những cố gắng của họ trong trồng và bảo vệ rừng, nhưng đó chỉ là bước ban đầu của một quá trình lâu dài. Cần thiết phải phát triển nhiều công cụ (pháp lý, kỹ thuật và tài chính) để đảm bảo sự hỗ trợ lâu dài cho tổ chức này. Dự án chỉ đảm bảo hỗ trợ cho nhiều năm đầu trồng rừng, còn giai đoạn quan trọng cho việc quản lý rừng trồng lại trong nhiều năm sau khi Dự án đã kết
thúc. Không có sự hỗ trợ thông qua các dịch vụ phổ cập các hộ nông dân, các tổ chức nông dân không thể quản lý rừng có hiệu quả. Các hộ nông dân tự đầu tư trồng rừng vào chu kỳ 2 khi và chỉ khi họ thấy được hiệu quả kinh tế từ những việc làm của họ. Vì vậy, cần xây dựng và duy trì các Ban quản lý rừng thôn bản để có điều kiện thuận lợi cho nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh rừng.
e) Lồng ghép với các chương trình, Dự án khác tại địa phương
Trong quá trình thực hiện, Dự án cũng đã kết hợp với các Dự án khác như Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3), Dự án JICA2 trong các lĩnh vực đào tạo và quy hoạch sử dụng đất thôn bản cũng như kế thừa kinh nghiệm của họ. Việc lồng ghép với các Dự án khác để đầu tư một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.
f) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
Đặc biệt là đường giao thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm rừng trồng trong các kỳ khai thác.
g) Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương
Cần phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt giữa UBND xã với các cơ quan chuyên môn, Phòng Kinh tế, Hạt kiểm lâm. Phòng Tài nguyên và Môi trường… trong việc như hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc và khai thác rừng trồng của các hộ nông dân làm nghề rừng.
h) Giải pháp về thị trường - Về phía Nhà nước
Thị trường là một trong những vấn đề mà người dân quan tâm nhất, đẩy mạnh khuyến khích hợp đồng tiêu thụ hàng hoá nông lâm sản.
Cần thiết phải xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân làm nghề rừng, giúp người dân có thể sống được bằng nghề rừng, tạo niềm tin để cho họ
kinh doanh rừng bền vững.
Với thị trường sản phẩm đầu ra, việc giải quyết cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và bản thân các hộ nông dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra sự năng động và cạnh tranh lành mạnh góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các hộ nông dân tham gia Dự án.
- Về phía người dân
Tích cực chủ động tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm như: Bán buôn toàn bộ sản phẩm cho các cơ sở hoặc tư thương (chủ yếu là sản phẩm nhựa dầu rái, gỗ…). Trực tiếp bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc thông qua các đại lý tại các Thị Trấn, Thành phố…để tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc chăm sóc quản lý rừng trồng phù hợp…
3.9.5.2. Kiến nghị với các Dự án tương tự
Dự án KfW6 ở 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên nói chung và trên địa bàn huyện Hoài Nhơn nói riêng được đánh giá là nhiều thành công, ngoài những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công của Dự án, các Dự án tương tự cần quan tâm đến một số điểm sau:
a) Làm cho người dân nhận thức rõ hơn về Dự án từ đó tham gia chủ động công tác quy hoạch và lập kế hoạch
Một số khái niệm và thuật ngữ chuyên môn cần được diễn đạt đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ người dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để họ chủ động đưa ra ý kiến của mình. Xác định rõ vai trò trợ giúp, thúc đẩy Dự án của cán bộ Dự án, không trực tiếp làm thay dân. Khi QHSD đất cần chú ý tới các loại hình đất khác nhau như đất thổ cư, đất trồng cây ăn quả, đất chăn thả gia súc…để đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng của Dự án. Các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch cần được làm rõ, đặc biệt quy ước bảo vệ rừng của các thôn bản cần có sự thống nhất và thực hiện nghiêm túc của các thành viên trong cộng đồng.
b) Quy trình và phương pháp điều tra lập địa cần được tập huấn đầy đủ, tỉ mỉ cho cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập
Cán bộ phổ cập là những người trực tiếp thực hiện công tác điều tra lập địa cùng với sự tham gia của người dân. Cần có chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở cho việc ghép nhóm dạng lập địa.
Nếu cần thiết rút ra bài học về các Dự án trồng rừng thì trước hết phải nói đến việc kế thừa, vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của địa phương. Bởi lẽ không có gì có thể thay thế được kiến thức bản địa mà con người tích luỹ được trong cuộc sống của họ. Các kiến thức địa phương thường được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là nguồn dữ liệu quý để xây dựng Dự án. Do vậy, chiến lược quan trọng nhất để Dự án thành công là chấp nhận quyền quyết định của người dân địa phương vì dẫu sao họ sẽ thích làm những điều họ muốn, đồng thời giúp họ đề xuất các lựa chọn hợp lý trên nguyên tắc: “đất nào, cây ấy”. Cần tiến hành các công việc này dựa trên cơ sở thảo luận kỹ với người dân.
c) Tăng cường phối hợp giữa BQLDA với các cơ quan chức năng
Cần tăng cường phối hợp giữa BQLDA với các cơ quan khác như Địa chính, Phòng Tài nguyên & môi trường và UBND cấp xã để đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho người dân. Với những diện tích không thuộc phạm vi của Dự án cũng cần một kinh phí nhất định để rà soát lại diện tích và tiếp tục giao cho các hộ để họ
yên tâm sản xuất và đảm bảo tính bền vững từ rừng trồng Dự án.
d) Tăng cường hoạt động dịch vụ phổ cập thông qua các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm Nhà nước các cấp.
Những hoạt động này của Dự án nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng, phát huy vai trò cộng đồng, giúp họ tự thành lập các nhóm có cùng sở thích kinh doanh rừng, hội nông dân làm nghề rừng… Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ cấp thôn, các hộ nông dân, chú trọng các phương pháp truyền thông cơ sở. Sử dụng tối đa ngôn ngữ phổ thông, tranh ảnh trong các tờ rơi, áp phích phát cho nông dân. Đầu tư vốn xây dựng các mô hình trình diễn làm cơ sở cho cán bộ và hộ dân tham quan học tập và nhân rộng.
e) Tăng cường công tác tập huấn cho các hộ gia đình
Để họ lựa chọn các loài cây đủ tiêu chuẩn và loại phân bón có chất lượng cao, giúp họ có các kiến thức kỹ thuật lâm sinh để chăm sóc, bảo vệ rừng đảm bảo chất lượng. Giám sát chặt chẽ quá trình giao nhận vật tư từ nơi cung cấp đến Dự án rồi đến người dân trực tiếp nhận.
f) Tổ chức sản xuất cây con ở các vườn ươm phân tán quy mô nhỏ là chủ trương đúng đắn, cần tiếp tục phát huy.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện, gắn trách nhiệm của cán bộ hiện trường với các vườn ươm phân tán bằng hình thức khuyến khích cán bộ thông qua các hợp đồng tư vấn và chủ vườn ươm. Lợi nhuận sẽ được chia sẻ trên cơ sở số cây con được Thanh toán và theo tỷ lệ phần trăm hưởng lợi được thoả thuận giữa các bên. Tăng cường việc tham quan, tập huấn về quy trình sản xuất, cách phòng chống sâu bệnh cho các chủ vườn ươm là các hộ nông dân. Lựa chọn những hộ có trình độ, tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ sản xuất cây con chất lượng cao, để đạt mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng rừng trồng đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
g) Tăng cường công tác tập huấn nâng cao kiến thức về cơ chế quản lý tài chính, cơ chế quản lý TKTG CN của Dự án
Cần tăng cường tập huấn kiến thức quản lý tài chính và TKTGCN cho cán bộ Dự án, cán bộ Ngân hàng, cán bộ phổ cập viên cấp xã. Đảm bảo sự phối hợp nhịp
việc quy định thời hạn rút tiền và huy động lãi suất thoả đáng cho nông dân. Tuân thủ nghiêm túc các báo cáo tài chính theo quy định Dự án và chính sách hiện hành của Nhà nước.
h) Giám sát, đánh giá chặt chẽ Dự án.
Đây là hoạt động quan trọng đảm bảo sự thành công của Dự án. Do đó, tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động Dự án cần phải được giám sát, đánh giá một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Xây dựng cơ chế thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích cán bộ và người dân tham gia Dự án.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ