Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Tọa độ địa lý từ 108056' đến 1090 06'50" kinh độ Đông và 140 21' 20" đến 140 31'30" vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Đức Phổ - (tỉnh Quảng Ngãi).
- Phía Nam giáp huyện Phù Mỹ - (tỉnh Bình Định).
- Phía Tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão (tỉnh Bình Định).
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn, Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình đồng bằng: Được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m.
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.
- Khí hậu: huyện Hoài Nhơn, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,9oC, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 - 40 ngày.
- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.
- Thủy văn: Có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc huyện.
- Hoài Nhơn có tổng diện tích tự nhiên 41.295 ha, có 3 loại đá mẹ chính là:
Granít, Gơnai và đá Bazan được phong hóa thành 9 nhóm đất chính và chia làm 5 loại đất.
- Thực trạng sử dụng các loại đất trong toàn huyện đến năm 2013
+ Đất nông nghiệp : 15.654,5 ha.
+ Đất lâm nghiệp : 20.086,7 ha.
+ Đất chuyên dùng : 4.516,0 ha.
+ Đất khu dân cư : 1.147,7 ha.
+ Đất chưa sử dụng (sông, suối, núi đá) : 744,7 ha.
Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.
Tương đối đa dạng như: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân …), Ti tan ở các xã ven biển..
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Dân số - lao động
- Theo niên giám thống kế năm 2013, Hoài Nhơn có trên 206.000 người, mật độ trung bình 488,8 người/ km². Cơ cấu dân số: nam chiếm tỉ lệ 48,51%, nữ chiếm tỉ lệ 51,49%
- Số người trong độ tuổi lao động tuổi chiếm 54% dân số, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động 52,8% dân số; số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động chiếm 5,4% dân số; Số lao động đang làm việc chiếm 52,3%
dân số trong đó 71% làm việc trong các ngành thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn lao động dự trữ chiếm 5,9% dân số.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn huy động trong dân và vốn của Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, văn hóa.
3.1.2.3. Giao thông:
Hoài Nhơn có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Huyện có Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của huyện, khoảng 28,5 Km và đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan (ĐT 639) phục vụ công tác quốc phòng, phát triển kinh tế biển và du lịch;
tuyến đường 626, 630… hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, đến nay đã bê tông hóa được trên 300 km đường GTNT, phần lớn đã được Bêtông hóa, kiên cố hơn 90% cầu, cống, đảm bảo lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các vùng: vùng núi, đồng bằng và ven biển.
- Đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy song song với Quốc lộ 1A và đi qua 8 xã trong huyện, với chiều dài 29 km, có 2 ga Bồng Sơn và Tam Quan luân chuyển hàng hóa, hành khách trong và ngoài tỉnh.
- Cảng cá Tam Quan đang được đầu tư xây dựng với ưu thế của cảng kín gió, tạo điều kiện tốt để tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, khai thác thủy sản, giao lưu, mua bán hàng hóa trong và ngoài địa phương. Đã đầu tư xây dựng đê chắn sóng giảm cát, nạo vét luồng tàu lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng giúp cho tàu thuyền ra vào Cảng thuận lợi. UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng cảng biển Tam Quan với quy mô gồm 03 bến tàu hàng tổng hợp cho tàu 3000 DWT neo cập. UBND huyện đang kêu gọi đầu tư khu hậu cần nghề cá và Nhà máy chế biến hải sản Tam Quan Bắc.
3.1.2.4. Thủy lợi
Hệ thống đập dâng nước Lại Giang được đầu tư nâng cấp, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho trên 3.200 ha gieo trồng hàng năm. Toàn huyện có 18 hồ chứa nước lớn nhỏ, 26 đập dâng nước, 01 đập ngăn mặn, 25 trạm bơm điện bảo đảm tưới cho trên 90% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt trên 90% diện tích.
Hệ thống kè chống xói lở Sông Lại Giang đang được đầu tư xây dựng. Khi đưa vào sử dụng sẽ ngăn lũ cho vùng ven sông thuộc các xã Hoài Đức, TT. Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Hải.
3.1.2.5. Bưu chính viễn thông
Toàn huyện có 14 điểm Bưu điện văn hóa xã, 5 Bưu cục, có đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư xây dựng và ngày phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của xã hội, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động, internet. Sóng điện thoại đã phủ kín 17 xã, thị trấn.
3.1.2.6. Cấp điện
Điện lưới quốc gia phát triển mạnh, hiện nay có 100% xã, thị trấn có điện, trên 99% số hộ sử dụng điện. Thông qua các Dự án điện nông thôn RE2, RE2 mở rộng, RD. Hệ thống điện trung, hạ áp nông thôn được đầu tư nâng cấp, cải tạo nâng cao chất lượng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
3.1.2.7. Cấp nước
Hoài Nhơn là một huyện đồng bằng ven biển, do đó, một số xã có nguồn nước bị nhiễm mặn, phèn, nhất là các xã ven biển thiếu nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt cho người dân trong vùng. Vì vậy, trong những năm gần đây Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ngọt (Trạm xử lý nước sạch hồ Mỹ Bình - Hoài Phú) cung cấp nước sinh sạch cho dân xã Tam Quan Bắc và một số vùng khác thuộc các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Tam Quan Nam. Dự án cấp nước sạch cho 9 thị trấn tại tỉnh Bình Định, đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009, cung cấp nước sinh hoạt cho 02 thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan và một số xã lân cận.
3.1.2.8. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Nhìn chung mạng lưới trường, lớp học đã được bố trí đều khắp, thuận lợi cho việc đi lại của học sinh và giáo viên, Đến cuối 2011 toàn huyện có 6 trường THPT, 17 trường THCS, 30 trường tiểu học. Năm học 2011 - 2012, toàn huyện có 47.657 học sinh, giảm 1.546 học sinh so với năm học trước, trong đó: Mầm non có 7.401 học sinh; tiểu học 17.302 học sinh, tăng 146 học sinh; trung học cơ sở 12.977 học sinh, giảm 2.267 học sinh; trung học phổ thông 9.977 học sinh, giảm 675 học sinh. với 48.204 học sinh/1.338 lớp. Số giáo viên phổ thông toàn huyện trên 1.700 người, trong đó số người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên đại học khá cao;
- Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, số lượng học sinh giỏi các cấp hằng năm đều tăng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 98%. Toàn huyện có trên 55% trường Tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài được xã hội quan tâm, sự nghiệp xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh.
- Huyện có một trường Trung cấp nghề và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên hướng nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn như điện dân dụng, may, thú y… cho lao động trong huyện, cung ứng việc làm cho huyện cũng như các tỉnh khác.
3.1.2.9. Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn, 1 Trung tâm y tế huyện và 17 trạm y tế xã. Đến cuối năm 2010, toàn huyện có trên 553 giường bệnh, với hơn 400 cán bộ ngành y tế, trong đó có 85 bác sĩ và nhiều cán bộ đại học, sau đại học và hàng trăm thầy thuốc đang hành nghề y, dược tư nhân.
Huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 96,7% thôn khối phố được
công nhận thôn, khối phố sức khỏe. Hiện nay ngành y tế đang rà soát tiêu chí xây dựng nông thôn mới để đầu tư, nâng cấp 15 trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định.