Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 61 - 64)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động Dự án trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 đến 2014

3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Tác động của Dự án Kfw 6 về mặt kinh tế được nghiên cứu trên các loài loài

tích rừng trồng cây nguyên liệu - Keo các loại và rừng trồng cây bản địa) và rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (có và không trồng bổ sung). Qua điều tra thực tế các mô hình trên tại địa bàn nghiên cứu kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình được thể hiện như sau:

Hiệu quả kinh tế trồng rừng nguyên liệu được tạm tính cho loài keo với tuổi khai thác là 07 tuổi. Từ kết quả điều tra sinh trưởng của cây rừng ở độ tuổi khai thác từ 07 năm tuổi, tính được trữ lượng rừng trồng trên 01 ha cho từng mô hình ở độ tuổi mà người dân thường khai thác. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng được tổng hợp qua các báo cáo phân tích hiệu quả từ các mô hình Keo tai tượng như sau (Keo tai tượng và cây keo lai tỷ lệ lợi dụng gỗ là tương đồng):

Keo tai tượng hạt: NPV là 56,2 triệu đồng; IRR đạt 44,4% ; BCR bằng 5,4 và r bằng 7,8% (nguồn tham khảo báo cáo điều tra tác động ngành lâm nghiệp năm 2013).

- Đối với chỉ tiêu NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng

Giá trị NPV của tất cả các mô hình trồng rừng đều >0 cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế, phương án kinh doanh đảm bảo có lãi.

Đối với chỉ tiêu BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí

Giá trị BCR của tất cả các mô hình trồng rừng đều >1 cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế.

Đối với chỉ tiêu IRR: Tỷ lệ thu hồi nội bộ

Giá trị IRR của tất cả các mô hình trồng rừng của Dự án đều > r (lãi suất tiền vay) cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế, phương án kinh doanh đảm bảo có lãi.

Hiệu quả kinh tế tạm tính đối với các loài keo sau chu kỳ 07 năm 01 ha cho sản lượng khoảng từ 80 tấn đến 100 tấn tùy theo dạng lập địa với giá gỗ keo nguyên liệu như hiện tại khoảng 1 triệu đồng/ tấn thì sau 7 năm 1 ha keo sẽ bán được từ 80 triệu đến 100 triệu đồng; trung bình 01 năm người dân được 15 triệu đồng;

Đối với rừng trồng cây bản địa, xét chủ yếu loài Sao đen: Theo các nhà khoa học thì trung bình mỗi cây Sao đen thuộc nhóm III sau 30 năm trồng sẽ thu về 1,32 m3 gỗ, với giá thị trường cho gỗ thương phẩm Sao đen hiện nay là 18 triệu/1m3 gỗ (nguồn báo điện tử http://Thanhnien.vn/kinh-doanh/cho-dai-ngan-mai-xanh-475135.html).

Như thế sau 30 năm 1 cây Sao đen cho giá trị kinh tế khoảng 23.760.000 đồng. Ngoài ra các loài cây bản địa khác như Lim xanh, Dầu rái cũng cho hiệu quả kinh tế lớn.

- Đánh giá chung

Với điều kiện tự nhiên, lập địa, trình độ sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường đối với các vùng trong Dự án trồng rừng cây nguyên liệu chu kỳ ngắn: Xét về góc độ hiệu quả kinh tế trực tiếp thì rừng trồng theo mô hình Dự án đem lại hiệu quả cao cho người dân, trong đó keo tai tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn keo lai hom. Qua đó ta thấy tác động tích cực nhất về giá trị kinh tế rừng trồng hiện nay là cây keo vừa mang lại giá trị thu nhập ròng, đạt được tỷ lệ thu nhập so với chi phí bỏ ra là đáng kể và tỷ lệ thu hồi nội bộ đối với mô hình nào cũng có lãi.

Đối với rừng trồng những loài cây bản địa như Sao đen, Lim xanh, Dầu rái...mặc dù có chu kỳ kinh doanh cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ tham gia Dự án. Tuy nhiên, đối với rừng trồng cây bản địa ngoài hiệu quả kinh tế phải kể đến vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn, phục hồi rừng và đa dạng sinh học tại địa phương.

Nhìn chung các rừng trồng tại vùng Dự án đều mang lại lợi ích kinh tế rõ nét cho người dân trồng rừng. Ngoài hiệu quả kinh tế rừng trồng Dự án cũng đóng góp lợi ích lớn cho đa dạng sinh học và môi trường tại địa phương.

Đối với các hộ tham gia Dự án KFW6, vì chưa có sản phẩm thu được từ rừng nên sự thay đổi bộ mặt kinh tế chưa thể hiện rõ nét. Hiệu quả kinh tế được đánh giá chủ yếu là khoản thu nhập từ tiền hỗ trợ công chăm sóc rừng được trả thông qua hệ thống tài khoản tiền gửi. Mặc dù khoản thu nhập đó không cao so với tổng thu nhập của hộ trong năm nhưng cũng đóng góp một phần trong quá trình tăng thu nhập hộ thông qua sự đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Đời sống hộ gia đình tham gia Dự án cũng sẽ có sự thay đổi lớn sau khi lâm phần rừng trồng hay khoanh nuôi tái sinh của Dự án cho kết quả thu hoạch. Khi đó thu nhập của họ sẽ tăng đáng kể khiến đời sống sẽ tốt hơn đồng nghĩa với việc có nhiều hộ thoát nghèo trong tương lai.

Đóng góp của Dự án vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại các xã của Dự án

Vì rừng Dự án chưa cho sản phẩm thu hoạch nên tác động về hiệu quả kinh tế đối với các hộ dân tham gia Dự án là chưa rõ nét. Vì thế, nhằm đánh giá đóng góp của Dự án KFW6 đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo tại các xã Dự án sẽ tiến hành xét trên hai khía cạnh gồm: Các khoản thu nhập tiền mặt từ rừng Dự án và lợi ích gián tiếp thông qua các lớp tập huấn, chuyến thăm quan do Dự án tổ chức…

Các khoản thu nhập tiền mặt từ rừng Dự án.

Đối với khoản thu nhập hiện tại từ Dự án cho các hộ tham gia Dự án bao

là nhựa, quả và củi). Số tiền hộ được rút từ tài khoản không lớn vì thế không đóng vai trò cao trong việc xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, khi các hộ biết sử dụng số tiền một cách hợp lý, nhất là các hộ cận nghèo sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với giá trị thực sử dụng của nguồn tiền, từ đó có thể giúp hộ dân thoát nghèo. Theo quan sát của tác giả, một số hộ dùng khoản tiền này làm vốn phục vụ chăn nuôi hay phát triển nông nghiệp đã mang lại những khoản thu lớn hơn giúp tăng thu nhập đáng kể.

Ngoài ra, các hộ tham gia Dự án họ còn một khoản thu nhập khác từ rừng Dự án đó là lâm sản ngoài gỗ như nhựa từ cây dầu rái (chủ yếu ở xã Hoài Đức và Hoài Mỹ) và củi. Khi được hỏi các hộ cho rằng mỗi năm hộ thu được số tiền từ nguồn lâm sản ngoài gỗ khoảng 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Khoản thu này tuy nhỏ, nhưng giúp ích rất nhiều cho các hộ trong thời gian nông nhàn và chờ tới mùa vụ nông nghiệp. Qua các lần vào rừng lấy củi và nhựa, các hộ đồng thời đi kiểm tra diện tích rừng và tiến hành chăm sóc rừng khi cần thiết.

Các lợi ích gián tiếp từ Dự án trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Nhìn chung Dự án đã có những đóng góp nhất định trong công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Những đóng góp này không chỉ đến từ tài khoản tiền gửi hay các khoản thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ mà còn là những kiến thức, kinh nghiệm trang bị cho người dân thông qua các lớp tập huấn, các chuyến tham quan, công tác phổ cập, tuyên truyền… giúp đem lại những thay đổi về nhận thức, tư duy trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng. Từ đó đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo tại địa phương có chiều hướng giảm.

Một phần của tài liệu Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)