Sinh kế và khung sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.3. Sinh kế và khung sinh kế bền vững

Theo Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối quan hệ... Sinh kế cũng được xem như là “ sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [9].

Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân, hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng [32].

1.1.3.2. Sinh kế bn vng

Theo tác giả Phan Thị Thắng [30]: Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu tiên được giới thiệu bởi Brundtland Commission, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển, thuộc đại học Oxford, năm 1987, nó đã liên kết các khía cạnh về kinh tế xã hội và môi trường sống một cách cụ thể [38]. Năm 1992, Robert Chambers và Gordon Conway đã đề xuất một khái niệm về sinh kế bền vững được áp dụng ở cấp độ hộ gia đình: “Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cửa hàng, tài nguyên, khả năng tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống: sinh kế bền vững là nó có thể đương đầu và phục hồi trước tác động của những áp lực và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và tăng cường được các khả năng và tài sản của mình và cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau; có thể đóng góp những lợi ích ròng thu được từ các hoạt động của mình cho sinh kế khác ở địa phương hay trên thế giới trong ngắn hạn cũng như dài hạn” [37].

Khái niệm trên đã liên kết ba khái niệm hiện có là năng lực, sự công bằng giữa các thế hệ và sự bền vững. Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ. Danh mục tài sản này nó bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng và tài nguyên, tài sản vô hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận [38].

Cho đến gần đây Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế bền vững. Ian Scoones, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển, Vương quốc Anh, đã đề xuất một định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bao gồm những khả năng, tài sản (cả tài nguyên vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống. Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải. Không những thế nó còn duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong khi không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên [39].

Điểm khác biệt chính giữa định nghĩa mới này và định nghĩa trước đó của Chambers và Conway là ở chỗ nó không bao gồm những yêu cầu để một sinh kế được xem là bền vững như đóng góp lợi nhuận ròng từ các hoạt động của mình cho sinh kế của người khác

1.1.3.3. Khung sinh kế bn vng

Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiện điều này chúng ta sử dụng công cụ mang tên “Khung sinh kế bền vững” (SLF). Khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Các mối quan hệ tiêu biểu trong đó bao gồm [22]:

Nguồn: DFID, 2001[9]

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)

Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững của những hoạt động hiện tại [22].

-Luật tục, thể chế, cộng đồng - Các chính sách của nhà nước và pháp luật

Bối cảnh tổn thương -Xu hướng kinh tế, xã hội và môi trường -Dao động theo thời vụ

-Sốc, khủng hoảng

Kết quả sinh kế

-Mức thu nhập cao hơn

-An ninh lương thực -Chất lượng Hoạt động thủy điện

Biến phụ thuộc

Xã hội Tự nhiên

Con người

Vật chất Tài chính

Biến độc lập

1.1.3.4. Các yếu t to thành khung sinh kế bn vng a. Bối cảnh dễ bị tổn thương

Là môi trường bên ngoài mà trong môi trường đó, sinh kế và các tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực vừa tiêu cực bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ mà họ hạn chế được hoặc không thể nào kiểm soát được.

Bng 1.2. Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương

Xu hướng Chấn động Thời vụ

 Xu hướng dân số

 Xu hướng tài nguyên (gồm cả xung đột trong sử dụng

tài nguyên)

 Xu hướng kinh tế trong nước và trên thế giới

 Xu hướng cai trị (bao gồm chính trị)

 Xu hướng kĩ thuật

 Thay đổi về sức khỏe con người

 Thay đổi tự nhiên

 Thay đổi về kinh tế

 Xung đột

 Thay đổi trong sức khỏe của cây trồng/vật nuôi

 Giá cả

 Sản xuất

 Sức khỏe

 Cơ hội công việc

b. Tài sản sinh kế

Theo nhóm các tác giả Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân,Trần văn Quảng thì nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại sau [29]:

 Nguồn vốn tự nhiên

Là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước...mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ.

Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, quy mô và chất lượng nguồn nước, nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Đây là yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như không khí hay sự đa dạng sinh học.

 Nguồn vốn con người (hay Nguồn nhân lực)

Là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

 Nguồn vốn tài chính

Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các tài sản khác. Nguồn vốn tài chính nghĩa là các nguồn tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau.

 Nguồn vốn vật chất

Bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.

 Nguồn vốn xã hội

Là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế.

Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai.

Con người

Vật chất Tài chính

Nguồn:[19]

Hình 1.2. Ngũ giác về 5 nguồn vốn sinh kế

- Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại nguồn vốn. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại nguồn vốn nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại nguồn vốn.

- Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó.

- Mọi tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (nguồn vốn tự nhiên) thì họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê.

- Phẩm chất của nguồn vốn thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng liên tục thay đổi theo thời gian.

- Sơ đồ ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những nguồn vốn nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa những nguồn vốn đó như thế nào.

c. Các chiến lược sinh kế và kết quả

Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.

Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ có chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Xã hội Tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)