CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình đô thị hoá ở thế giới
1.2.2.1. Khái quát chung về đô thị hóa một số nước trên thế giới Seoul
Hình thành từ 600 năm trước đây, gần đây Seoul đã thành một trong những siêu đô thị tầm cỡ thế giới với tốc độ chóng mặt. Từ chỗ chỉ có trên 10 triệu dân năm 1990 (chiếm 25% dân số cả nước), đến năm 1995 đã có trên 45% dân số cả nước sống và làm việc tại vùng thủ đô, gồm Seoul và tỉnh Kyonggi. Đô thị hoá đi liền với công nghiệp hoá đã trở thành động lực phát triển đô thị tập trung gần 24,4 triệu người [24].
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đã để lại nhiều hậu quả như sự chênh lệch việc làm, sự quá tải về đất đai và hạ tầng, sự bất lợi về an ninh của một đô thị đầu não.
Tokyo
Sau chiến tranh, quy hoạch tái thiết Tokyo được lập năm 1946 với hệ thống đường vòng rộng 100 m và các đường tia, các vệ tinh và không gian xung quanh rộng 190 km2. Từ năm 1960, kinh tế Tokyo thịnh vượng và đô thị phát triển chóng mặt, chứa hơn nửa tổng các hoạt động kinh tế-xã hội của Nhật Bản. Cùng với dân số tăng nhanh, Tokyo nhanh chóng thành vùng đô thị rộng lớn. Tokyo có cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, rộng 2.187 km2, dân số 12 triệu người. Cấu trúc Tokyo gồm đô thị với các chức năng hành chính kinh tế trung tâm, vùng Tama với chức năng nhà ở và phục vụ công cộng (27 thành phố, 3 thị trấn và 7 làng) và 2 đảo Lzu và Ogasawara.
Vùng siêu đô thị Tokyo gồm 3 tỉnh liền kề trong bán kính 50 km có tổng dân số 32,58 triệu người, mật độ dân số là 10.440 người/km2. Tuy có ranh giới hành chính riêng nhưng thực chất hàng ngày có 3,16 triệu người ở 3 tỉnh đến làm việc trong bán kính lên đến 70 km [24].
Tokyo và 7 tỉnh xung quanh (Saitama, Kanagawa, Chiba, Gumma, Tochigi, Ibaraki và Yamanashi) được quy hoạch thành thủ đô quốc gia nhằm giảm bớt áp lực dân số và chức năng tập trung theo hướng đa cực, lập vành đai xanh hạn chế phát triển Tokyo. Ngoài ưu việt tập hung cao, giao thông phát triển triển (ít phương tiện cá nhân giảm ô nhiễm), Tokyo tập trung cao dẫn đến mất cân đối các vùng, nhà đất khan hiếm và chất lượng thấp, tiện nghi thời gian sống thiếu, sự lệ thuộc cơ giới, sự thiếu quy hoạch đầu tư và gánh nặng hạ tầng cao ốc.
Bangkok
Do vị trí địa lý cửa ngõ thuận lợi cho kinh tế và thương mại nên thành phố này đã nhanh chóng được Hoàng gia Thái Lan chọn đóng đô hơn hai thế kỷ trước. Sự phát triển ồ ạt nhanh chóng của nó phải kể đến khi Thái Lan tiến hành công nghiệp hoá trong những năm 70-80. Thập niên cuối thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển vượt bậc
của nó trở thành đô thị cực lớn duy nhất của nước này. Vùng đô thành Bangkok có dân số lên đến gần 7 triệu người (hơn một nửa dân số đô thị cả nước), với ranh giới trên 2.400 km2, đã trở thành trung tâm lan toả theo các trục giao thông đi các tỉnh xung quanh [24]. Vùng đô thành Bangkok đi đầu và chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội của một nước vốn 30 năm trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp. Đồng thời với đô thị hoá tập trung cao độ, các vấn đề thiếu đất phát triển, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, nhà ổ chuột... cũng đã trở thành vấn đề vô cùng nan giải.
Sau năm 1978 với chính sách mở cửa, cải cách và công nghiệp hoá, kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ cao trào, quá trình đô thị hoá cũng tiến vào giai đoạn mới. Tỷ trọng dân số đô thị nhanh chóng tăng cao, năm 1977 là 17,6% đến năm 1995 tăng lên 29,04% [24].
Vùng đô thị Bắc Kinh có diện tích khoảng 17.000 km2, bao gồm thành phố trung tâm (7 triệu người) được bao bọc bởi vành đai xanh và 12 thành phố vệ tinh cách đều 40 km và các thị trấn xóm. Kiến trúc phát triển ồ ạt từ khi đổi mới, song trật tự hình phễu cao dần ra ngoài, dễ thấy so với khuynh hướng tự do phương tây ở Thượng Hải và Thâm Quyến. Tuy đã đạt ở mức trung bình của các nước đang phát triển, các khu đô thị nhỏ chất lượng thấp những năm 60-70 đã dần được bổ sung bởi các nhà mới xây theo thị trường. Các thành phố vệ tinh có hạ tầng tốt đang trở nên sống động với 10-50 vạn người [24]. Tuy nhiên, truyền thống Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với sức ép dân số, cây xanh, đất nông nghiệp, cấu trúc khu phố dọc theo vành đai mới.
Thành phố vệ tinh, khu ven đô trở thành nơi dày đặc các hoạt động đường cao tốc, xây dựng khu công nghiệp xen lẫn làng xóm, cây cối.
Nhìn chung, quá trình đô thị hoá ở châu Á diễn ra khá mạnh mẽ. Trong những thập kỷ qua, tốc độ đô thị hoá ở khu vực này nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở vùng ngoại vi. Quá trình đô thị hoá ở khu vực ngoại vi sẽ làm tăng số lượng dân cư đô thị và đóng góp vào quá trình đô thị hoá chung của khu vực trung tâm [23].
Dự báo trong vòng 20 năm tới các khu vực ngoại vi của Đông Á sẽ làm tăng thêm 200 triệu dân cư đô thị, đóng góp vào 40% mức tăng dân cư đô thị của khu vực trung tâm [20].
1.2.1.2. Xu hướng phát triển đô thị của một số nước trên thế giới
Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu làm tăng số lượng các đô thị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tiử lệ thị dân. Hiện nay, xu hướng phát triển của thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm các đô thị (hành tinh bê tông). Đến thế kỉ 21, khi dân số đạt mức ổn định, thì số dân cư nông thôn thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Dân số đô thị thế giới 2005 đạt tới 47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%. Sự gia tăng dân số đô thi thế giới hiện nay chủ yếu tập
chung ở các nước đang phát triển. Vào giữa thế kỉ 20 các nước kinh tế phát triển dân số đô thị đã đạt trên 50%, trong khi để đạt tỉ lệ này các nước đang phát triển phải mất 75 năm nữa, tức là vào năm 2025. Các nước chậm phát triển tỉ lệ dân số đô thị thấp đặc biệt là các nước châu phi và châu Á với tỉ lệ dân cư đô thị dưới 30% dân số. trong khi đó tỉ lệ dân cư đô thị ở Mỹ La Tinh cao hơn đạt khoảng 70% [1].
Bảng 1.3. Dân số đô thị và tỷ lệ % dân số sống ở khu vực đô thị
Sự bùng nổ dâm cư đô thị trong thế kỉ tới chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Trong khi vào những năm 60 hơn một nữa dân số đô thị thế giới tập trung ở các nước kinh tế phát triển. tuy nhiên đến năm 1970 thì dân số đô thị ở các nước phát triển chỉ nhiều hơn ở các nước đang phát triển cỏ 44 triệu người.Nhưng trong thời gian gần đây, sự chênh lệch dân số đô thị ở các nước phát triển và các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng, từ 1975 các cân dân số đô thị giữua hai khu vực đã có sự thay đổi, tỉ lệ dân số đô thị của thế giới sinh sống ở các nước đang phát triển tăng nhanh.
Năm 1990 quá nữa dân số đô thị thế giới (61%) tập trung ở các nước đang phát triển.
Theo dự đoán dân số đô thị của lien hợp quốc, dân số đô thị thế giới năm 2025 sẽ tập rung ở các nước đang phát triển gấp 4 lần ở các nước phát triển. Tốc độ gia tăng dân số đô thị các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn 4 tỉ người vào năm 2025. trong khi đó dân số đo thị ở các nước kinh tế phát triển tăng lên chậm, chỉ tăng từ 881 triệu 1990 lên 1177 triệu năm 2025. Tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây và trong thời gian tới tỉ lệ thị dân sẽ đạt tới 50% vào năm 2015 và có thể đạt 57% vào năm 2025. Tuy nhiên, trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát triển nhất là những nước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc độ đô thị hóa thấp, năm 1970 tỉ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm 1990 là 20% với 103 triệu dân đô thị, tốc độ gia tăng trung bình là 4,95%/ năm [1].