CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM
3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lực xã hội
Điều tra sự đánh giá của các hộ gia đình về điều kiện sống trên địa bàn trước và sau thu hồi đất được thể hiện qua bảng
Bảng 3.15. Đánh giá của các hộ gia đình về điều kiện sống sau khi thu hồi đất so với trước thu hồi đất.
Chỉ tiêu Rất
tệ
Tệ hơn so với
trước
Giống như trước
Tốt hơn trước
Tốt hơn trước
rất nhiều
Tổng số phiếu
điều tra
Ghi chú
Khả năng cung cấp nhu cầu sống hàng ngày
Số lượng 0 7 24 67 9 107
Tỷ lệ (%) 0.0 6.54 22.43 62.62 8.41 100.0
Sẵn có việc làm
Số lượng 0 5 38 55 9 107
Tỷ lệ (%) 0.0 4.67 35.51 51.40 8.41 100.0 Khả năng thực
hiện việc kinh doanh
Số lượng 0 7 20 58 22 107
Tỷ lệ (%) 0.0 6.54 18.69 54.21 20.56 100.0 Chất lượng khu
vực sống
Số lượng 0 5 22 72 8 107
Tỷ lệ (%) 0.0 4.67 20.56 67.29 7.48 100.0 Khả năng tiếp
cận với nước sinh hoạt
Số lượng 0 2 24 74 7 107
Tỷ lệ (%) 0.0 1.87 22.43 69.16 6.54 100.0 Khả năng tiếp
cận với điện
Số lượng 0 0 27 71 9 107
Tỷ lệ (%) 0.0 0.0 25.23 66.36 8.41 100.0 Tiếp cận
giáo dục
Số lượng 0 2 26 71 8 107
Tỷ lệ (%) 0.0 1.87 24.30 66.36 7.48 100.0 Tiếp cận y tế
Số lượng 0 1 27 73 6 107
Tỷ lệ (%) 0.0 0.93 25.23 68.22 5.61 100.0 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua điều tra sự đánh giá về điều kiện sống của các hộ gia đình hiện nay so với điều kiện sống trước khi bị thu hồi đất, chúng tôi nhận thấy rằng: đa số các hộ dân đều có chung nhận xét là điều kiện số hiện nay tốt hơn so với điều kiện sống trước khi bị thu hồi đất. Nhất là đối với các chỉ tiêu như khả năng thực hiện việc kinh doanh, số hộ đánh giá là tốt hơn rất nhiều là 22 hộ, chiếm tỷ lệ 20.56% tổng số hộ điều tra, số hộ đánh giá là tốt hơn trước là 58 hộ chiếm tỷ lệ 54.21% tổng số hộ điều tra.
Trong khi đó chỉ tiêu về khả năng sẵn có việc làm, số hộ cho rằng tốt hơn trước rất nhiều là 9 hộ chiếm tỷ lệ 8.41% tổng số hộ diều tra, số hộ cho rằng khả năng sẵn có việc làm tốt hơn trước là 55 hộ, chiếm tỷ lệ 51.40% tổng số hộ điều tra, số hộ cho rằng khả năng sẵn có việc là giống như trước là 38 hộ, chiếm tỷ lệ 35.51% tổng số hộ điều tra; số hộ cho rằng tệ hơn trước là 5 hộ, chiếm tỷ lệ 4.67% tổng số hộ điều tra. Lý giải về điều này, chúng tôi cho rằng: đối với chỉ tiêu về khả năng sẵn có việc là phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và tuổi tác của các thành viên trong gia đình được phát phiếu điều tra. Trong quá trình đô thị hóa những người có trình độ, có tay nghề và trẻ trung, thường thì khả năng tiếp cận công việc mới bao giờ cũng dễ dàng hơn những những người lớn tuổi, có trình độ thấp, nằm trong những hộ thuần nông không có nghề phụ nào khác, khả năng nắm bắt thị trường kém. Nên quá trình đô thị hóa thật sự không mang lại cho họ nhiều lợi ích, khi tiếp cận thị trường hộ này thường bị thua thiệt và bị động. Kinh tế gia đình họ thường bị dậm chân tại chỗ, thậm trí bị thụt lùi và bỏ lại phía sau, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp của gia đình họ thường bị chia nhỏ ra để bán dần, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và thường những hộ này không có kế hoạch chi tiêu. Con cái của gia đình này khi có những khoản tiền lớn từ việc bồi thường và bán đất rất dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội và rơi vào vòng luẩn quẩn, kinh tế gia đình họ không khá nên được, thậm trí còn nghèo đi trong quá trình đô thị hóa.
Ngược lại những hộ có nguồn lực về kinh tế, có trình độ, có tay nghề, có khả năng nắm bắt, tiếp cận thị trường tốt, thì kinh tế gia đình hộ ngày càng phát triển, con cái được học hành tới nơi, tới chốn. Khả năng tiếp cận với công việc mới hoặc mở ra các ngành nghề kinh doanh rất thuận lợi dễ dàng. Thu nhập của hộ gia đình ngày càng cao, đất đai của họ ngày càng mở rộng, nhà cửa ngày càng khang trang hơn trước.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quá trình đô thị hóa về cơ bản đã mang lại điều kiện sống cho các hộ dân trên địa bàn tốt hơn trước. Cụ thể các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống, khả năng tiếp cận với nước sinh hoạt, khả năng tiếp cận với điện, tiếp cận giáo dục, tiếp cận y tế đều có tỷ lệ đánh giá tốt hơn trước > 70%.
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa và thực thi những chính sách trên địa bàn để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát huy những mặt tích cực của quá trình đô thị hóa để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Thì chính quyền địa phương cũng cần qua tâm nhiều hơn đến việc thực thị các chính sách xã hội, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội tốt hơn, có những chính sách đào tạo nghề phù hợp cho các đối tượng nghèo, có trình độ thấp,
công việc không ổn định. Vì đây chính là những hộ có nguy cơ bị bần cùng hóa, nghèo hóa và bị đẩy vào sống trong những khu “ổ chuột” trong quá trình đô thị hóa. Và là nơi dễ phát sinh những tệ nạn xã hội, có nguy cơ gây lên những bất ổn trong xã hội. Do vậy, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thị hóa trên địa bàn.
Điều tra sự đánh giá của các hộ gia đình về mức độ các tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương mình hiện nay so với trước khi thu hồi đất được thể hiện qua bảng.
Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ gia đình về mức độ của các tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương mình hiện nay so với trước khi thu hồi đất.
Các chỉ tiêu đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
Tổng số phiếu điều tra 107 100
Nghiêm trọng hơn nhiều 11 10.28
Nghiêm trọng hơn ít 60 56.07
Đỡ hơn trước nhiều 4 3.74
Đỡ hơn trước ít 32 29.91
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017) Qua điều tra sự đánh giá của người các hộ gia đình về mức độ các tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương hiện nay so với trước khi thu hồi đất. Chúng tôi thấy rằng: đa sô các hộ gia đình đều cho rằng các tệ nạn xã hội trên địa bàn diễn ra phức tạp hơn trước đây, các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, riệu chè, đánh bạc, ma túy, mại dâm....đang có chiều hướng tăng lên. Số hộ cho rằng mức độ các tệ nạn xã hội có tăng lên ở mức độ có tăng lên ít là 60 hộ (chiếm tỷ lệ 56.07% tổng số hộ điều tra). Như vậy có thể thấy rằng, quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng các loại tệ nạn xã hội. Khi kinh tế phát triển, rất nhiều gia đình bỗng chốc có một số tiền rất lớn từ việc bồi thường hỗ trợ từ việc thu hồi đất và từ tiền do bán đất đai của gia đình mang lại. Trong khi nhận thức của một số thành viên trong một số gia đình còn thấp, không kế hoạch chi tiêu và phát triển kinh tế gia đình. Bản thân họ rất dễ sa ngã, bị các thành phần xã hội xấu lôi kéo, dẫn đến đi vào con đường nghiện ngập, cơ bạc, chơi bời,...Những khoản tiền nhận được từ việc bồi thường và từ tiền bán đất mua chóng tiêu tan, “miệng ăn núi nở”. Đến một lúc nào đó tiền bạc không còn, đất đai và các tài sản trong gia đình không còn, những hộ nông dân đó trở thành các đối tượng ba không trong đô thị: “không tiền”
“không đất đai, nhà cửa” “không có công ăn việc làm” và họ dễ sa vào con đường trộm cắp, trấn lột.
Thu nhập của các gia đình trong quá trình đô thị hóa rất khác nhau, khoảng cách giàu nghèo cũng tăng lên chóng mặt. Từ chỗ tình cảm trong các gia đình, làng
xóm bị xóa trộn, chi phối, chia rẽ bởi các yếu tố tiền bạc dẫn đến xa cách. Khi mọi người đều dành quá nhiều thời gian cho công việc dẫn đến tình cảm trong gia đình và xóm giềng ngày càng thiếu gắn bó. Quan hệ xã hội bị phân tầng theo đời sống, mức thu nhập, theo nhóm công việc chuyên môn và không còn hài hòa như trước. Ở đâu đó vẫn xuất hiện sự vô cảm trong cách sử xự trong xã hội. Bên cạnh đó, khi người dân ở nhiều nơi đổ về địa bàn sinh sống, họ mang theo những tư tưởng và nhiều lối sống khác nhau, dẫn đến quan hệ xã hội trên địa bàn càng ngày càng phức tạp. Trong khi đó, các loại hình dịch vụ trên địa bàn phát triển, các loại hình phục vụ ăn chơi giải trí cũng phát triển theo dẫn đến an ninh trên địa bàn bị tác động rất lớn, đây chính là bài toán rất nan giải đối với chính quyền đô thị. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có những hành động đủ mạnh để quản lý và trấn áp tội phạm trong tình hình mới mang lại sự bình yên và văn minh đô thị. Để phát triển đô thị một cách bền vững, biến mong ước của người dân đưa đô thị nơi đây thành nơi đáng sống và phát triển ngày càng tươi đẹp, giàu mạnh.
Như vậy, qua việc điều tra, nghiên cứu, phân tích tác động của quá trình đô thị hóa về mặt xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng: Quá trình đô thị hóa đã có tác động rất lớn đến các hộ gia đình sống trên địa bàn về mặt xã hội. Từ đó ảnh hưởng rất lớn về mặt xã hội đó, tác động đến những quyết định sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân, tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn huyện Trảng Bom.