CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM
3.3.5. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lực vật chất
3.3.5.1. Sự thay đổi về tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất Kết quả điều tra sự thay đổi về tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.18.
Bảng 3.19. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất
(Đvt: chiếc)
Stt Chỉ tiêu điều tra
Trước thu hồi đất
Sau thu hồi đất
Tăng (+) Giảm (-)
BQ/hộ Trước thu hồi
Sau thu hồi
1 Xe máy 92 174 82 1,02 1,93
2 Xe con 0 0 0 0,0 0,0
3 Xe đạp 56 61 5 0,62 0,68
4 Tủ lạnh 13 61 48 0,14 0,68
5 Vi tính 8 35 27 0,09 0,39
6 Ti vi 79 99 20 0,88 1,10
7 Đ.thoại di động 62 167 105 0,69 1,86
8 Điện thoại bàn 48 53 5 0,53 0,59
9 Bếp ga 29 79 50 0,32 0,88
10 Máy giặt 3 37 34 0,03 0,41
11 Điều hoà 0 12 12 0,0 0,13
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ)
Qua bảng 3.18 và hình 3.9 cho thấy các tài sản có giá trị cao như xe máy, điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà của các hộ đều tăng. Điều này chứng tỏ đời sống nhân dân sau khi thu hồi đất được cải thiện rất rõ rệt. Tivi là phương tiện để người dân tiếp cận thông tin nhằm nâng cao dân trí có hiệu quả lớn và hiện nay bình quân 1,10 chiếc/hộ. Ngoài ra, xe máy là một phương tiện không kém phần quan trọng trong việc đi lại và chuyên chở phục vụ cho cuộc sống của mình, vì vậy bình quân 1,93chiếc/hộ. Nhiều hộ gia đình đã có những vật dụng giá trị như tủ lạnh, điện thoại, máy điều hoà, máy vi tính.
92 174
0 0
56 61
13 61
8 35
79 99
62 167
48 53 29
79
3 37
0 12
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Xe máy
Xe con
Xe đạp
T ủ lạnh
Vi tính
T i vi Điện t hoại
Điện t hoại bàn
Bếp ga
Máy giặt
Điều hoà T rước t hu hồi đất Sau t hu hồi đất
Hình 3.8. Tài sản sở hữu (chiếc) của các hộ điều tra
Điều tra những phương án chi tiêu, sử dụng số tiền từ việc thu hồi đất của các hộ dân được thể hiện qua bảng
Bảng 3.20. Phương án chi tiêu, sử dụng số tiền từ thu hồi đất của các hộ dân.
Các mục đầu từ Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số phiếu điều tra 107 100
- Gửi tiết kiệm 28,749.8 23.78
- Xây nhà ở 34,084.1 28.19
- Đầu tư xây nhà trọ, nhà nghỉ 6,507.1 5.38 - Mua sắm các vật dụng gia đình 5,979.6 4.95 - Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp 2,132.9 1.76 - Đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp 907.1 0.75 - Đầu tư cho kinh doanh 35,266.9 29.17 - Đầu tư cho con cái học hành 2,854.0 2.36
- Khác 4,414.6 3.65
Tổng các tiêu chí đầu tư 120,896.1 100.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017).
Qua điều tra thực tế phương án sử dụng chi tiêu số tiền nhận bồi thường hỗ trợ của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu (bảng ???), chúng tôi nhận thấy: Đa số hộ dân dành số tiền nhận được từ việc bị thu hồi đất được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, buôn bán tạp hóa và kinh doanh các loại dịch vụ chiếm tỷ lệ rất lớn tới 29,17% tổng số tiền có được từ việc bồi thường. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một hướng đi đúng, vì qua nghiên cứu đa số các hộ dân dùng khoản tiền này đầu tư phát triển kinh doanh buôn bán và dịch vụ thì kinh tế hộ gia đình đó ngày càng phát triển tăng trưởng tốt, mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân số trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy một số chủ hộ có độ tuổi cao, già yếu và hộ thuần nông lại có xu hướng đầu tư khoản tiền nhận được từ bồi thường cho việc gửi tiết kiệm chiếm vì tư tưởng của họ cần một nguồn thu ổn định và phòng thân lúc ốm đau, không giám mạo hiểm làm ăn kinh tế, do vậy những hộ này thì kinh tế gia đình hộ không có nhiều biến chuyển đáng kể. Tỷ lệ sử dụng số tiền tiền bồi thường vào việc gửi tiết kiệm trên địa bàn điều tra là khá cao, chiếm tới 23.78% tổng số tiền bồi thường hỗ trợ mà người dân nhận được.
Đồng thời, qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy rằng: số tiền bồi thường được người dân sử dụng vào việc tu sửa, xây mới nhà cửa cũng chiếm tỷ lệ khá cao tới 28,19% tổng số tiền bồi thường hỗ trợ mà các hộ dân nhận được. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ ngày càng nhiều căn nhà mới khang trang mọc nên, đường xá nông thôn trước đây được các hộ dân góp tiền thảm nhựa hoặc được bê tông hóa, những nhà lầu mọc lên san sát, thay thế những căn nhà cấp 4, góp phần thay đổi cảnh quan nông thôn thưa thớt dân cư thành những nơi đô thị nhộp nhịp tấp nập.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng những người nông dân khá lúng túng, bị động khi đưa ra các phương án sử dụng nguồn vốn này sao cho hiệu quả, để có thể làm động lực thay đổi và phát triển kinh tế gia đình. Qua điều tra, phần lớn người dân đều cho rằng không nhận được sự tư vấn hữu ích nào từ phía chính quyền địa phương, công tác đào tạo nghề cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn cũng chưa thật hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong muốn.
Điều tra những ý kiến đánh giá của người về các khoản đền bù, hỗ trợ đã nhận được thể hiện qua bảng
Bảng 3.21. Đánh giá của các hộ dân về các khoản bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
Tổng số phiếu điều tra 107 100
I. Đối với việc thu hồi đất nông nghiệp 107 100
- Quá thấp. 29 27.10
- Hơi thấp. 31 28.97
- Tạm được. 47 43.93
- Tương đối cao. 0 0.00
- Rất cao 0 0.00
II. Đối với việc thu hồi phi nông nghiệp 107 100
- Quá thấp. 24 22.43
- Hơi thấp. 30 28.04
- Tạm được. 53 49.53
- Tương đối cao. 0 0.00
- Rất cao 0 0.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017).
Qua việc điều tra phỏng vấn sự đánh giá sự đồng thuận của các hộ dân có đất bị thu hồi trên địa bàn chúng tôi nhận thấy: nhìn chung trong những năm gần đây, việc hỗ trợ bồi thường cho các hộ dân có đất bị thu hồi đã có nhiều chuyển biến đáng kể, giá đất và những khoản hỗ trợ trên địa bàn theo quy định được áp dụng đã có xu hướng tiệm cận hơn với giá thị trường, bước đầu đã mang lại sự hài lòng cho một số hộ dân có đất bị thu hồi, đặc biệt đối với các dự án thực hiện cơ chế tự thỏa thuận với các hộ dân. Tuy nhiên, sự đồng thuận này theo tôi mới dừng ở mức khiêm tốn, theo số liệu của các phiếu điều tra đã thu thập được chỉ có 49,53% trong tổng số các hộ điều tra tạm hài lòng với số tiền bồi thường hộ trợ nhận được, có tới 28,04% tổng số hộ điều tra cho rằng giá bồi thường và hỗ trợ mà người dân đã nhận được là hơi thấp và lên tới 22,43% tổng số hộ được hỏi cho rằng họ chưa đồng thuận với gía trị bồi thường và hỗ trợ mà hộ gia đình đã nhận được. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản lý đáng lưu tâm, khi thực hiện công tác áp giá, bồi thường và tái định cư trên địa bàn. Bên cạnh những yếu tố khách quan về tâm lý ngại di chuyển, tập quán địa phương, thói quen sinh hoạt, tập tục tôn giáo, sự thích nghi của các thành viên gia đình, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, sự so sánh chênh lệch giữa các hộ được nhận bồi thường hỗ trợ trong cùng một dự án hoặc giữa dự án nọ và dự án kia, giữa khu này và khu khác, giữa thời điểm này và thời điểm khác, những bất cập trong công tác áp giá cụ thể và công tác xét tái định cư, xây dựng tái định cư trên địa bàn. Thì còn có một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là trong quá trình đô thị hóa thì sự khan hiếm đất đai ngày càng tăng lên do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất hết sức nhanh, ngày càng mạnh mẽ, phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy xí nghiệp, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng đường xá, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị, nhu cầu đất ở cho công nhân viên trên địa bàn tăng cao, đặc biệt là những lao động nhập cư ở nơi khác đến. Do vậy, giá đất ở khu vực liên tục tăng lên với mức độ chóng mặt; Cùng với đó là sự đầu cơ, làm giá, thổi giá lên của các nhà kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, tạo ra những làn sóng đầu tư, giá đất những năm gần đây liên tục tăng tạo lên những cơn sốt về giá đất, cùng với đó là làn sóng đầu tư tài chính vào lĩnh vực đất đai từ thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa ra những vùng ven tăng cao, đặc biệt là những khu đất vùng ven giáp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa và khu vực gần quy hoạch Sân bay Trảng Bom. Từ những lý do nêu trên, dẫn đến các hộ dân bị thu hồi đất so sánh giữa khoản tiền bồi thường, hỗ trợ nhận được thấp hơn rất nhiều số tiền mà những miếng đất liền kề được thỏa thuận hoặc mua bán theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn. Gây ra việc khiếu kiện kéo dài, sự chống đối, phản kháng của người dân có đất bị thu hồi, làm chậm tiến độ của rất nhiều dự án, làm ảnh hưởng đến tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội đã đặt ra trên địa bàn. Đây cũng là vấn đề rất bức thiết đặt ra, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần tìm ra một hướng đi đúng, vừa đảm bảo được sự phát triển bền
vững đô thị, quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn. Đồng thời, phải giải quyết cho được bài toán rất khó về quyền lợi của những hộ gia đình có đất bị thu hồi trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, để mang lại sư đồng thuận cao nhất cho các hộ dân có đất bị thu hồi, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên địa bàn phát triển mạnh mẽ và bền vững.