CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM
3.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lực tài chính
Khi nghiên cứu tác động của ĐTH đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 107 hộ nông dân, những thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng
Bảng 3.17. Tình hình chung kinh tế của các hộ trước và sau thu hồi đất
Chỉ tiêu
Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi Tăng(+) giảm(-) Số lượng Tỷ lệ (%)
(%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 107 100 107 100 0.00
- Hộ giàu 1 0.93 4 3.74 +2.81
- Hộ khá 30 28.04 42 39.25 +11.21
- Hộ trung bình 64 59.82 54 50.47 -9.35
- Hộ cận nghèo 11 10.28 6 5.61 -4.67
- Hộ nghèo 1 0.93 1 0.93 0.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017, các tiêu chí đánh giá kinh tế hộ được đánh giá theo chuẩn các tiêu chí của đề án nông thôn mới tại huyện Trảng Bom và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ]).
Qua điều tra thực tế cho thấy: Số hộ có kinh tế được xếp ở mức giàu và hộ có kinh tế xếp ở mức khá trong quá trình đô thị hóa có xu hướng tăng lên rất nhanh lần lượt là 2.81% và 11.21% tổng số hộ điều tra; Số hộ có kinh tế được xếp ở mức trung bình và hộ cận nghèo trong quá trình đô thị hóa có xu hướng giảm đi rõ rệt lần lượt là 9.35% và 4.67% tổng số hộ điều tra; Tuy nhiên, số hộ có kinh tế được xếp vào hộ nghèo tại địa bàn điều tra không giảm vẫn chiếm 0.93% tổng số hộ điều tra. Điều đó chứng tỏ, quá trình đô thị hóa tác động tích cực đến phần lớn các hộ dân, tạo ra sự thay đổi đáng kể về kinh tế các hộ dân sống trên địa bàn, có cuộc sống ngày càng tốt hơn trước. Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy rằng đối với một số hộ có kinh tế được xếp vào loại khá và giàu là những hộ có trình độ tay nghề cao, có khoa học kỹ thuật tốt, năng động trong làm kinh tế và tiếp cận thị trường thì kinh tế của gia đình đó ngày càng phát triển mở mang sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.
Ngược lại, đối với hộ thuần nông nghiệp, có độ tuổi cao, kinh tế gia đình thuộc hộ cận nghèo và hộ nghèo thì khả năng thay đổi nghề nghiệp là rất kém, kinh tế gia đình họ càng ngày càng khó khăn và có xu hướng đi xuống bị bần cùng hóa. Do đất đai của họ càng ngày càng bị thu hẹp trong khi trình độ của các hộ này cơ bản là rất thấp, nên họ có ít khả năng thay đổi công việc, họ chỉ có thể chuyển sang những nghề lao động bằng chân tay vô cùng nặng nhọc như: nghề bốc vác, thợ hồ, xe ôm,...nhưng thu nhập không đáng là bao và không ổn định. Họ có nguy cơ bị bần cùng hóa và khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn ngày càng xa và có nguy cơ tụt lại phía sau, có nguy trở thành người nghèo đô thị và có thể phải sống ở những nơi “ổ chuột” trong các đô thị. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những chính sách đồng bộ để hỗ trợ những nhóm người có thu nhập thấp chuyển đổi nghề nghiệp và định hướng tạo điều kiện cho các hộ này vươn lên trong cuộc sống tiếp cận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn.
Bảng 3.18. Cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ trước và sau thu hồi đất
Chỉ tiêu
Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tăng (+) giảm (-) Số tiền (%)
(Triệu đồng) Tỷ lệ
(%)
Số tiền (Triệu đồng)
Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập của 107 hộ
điều tra/năm. 26172.0 100 31484.2 100 0.00 - Sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) 9573.0 36.58 3393.0 10.78 -25.80 - Sản xuất phi nông nghiệp
(Công nghiệp, thủ công nghiệp) 290.0 1.11 1245.0 3.95 +2.85 - Buôn bán, dịch vụ 5171.0 19.76 10854.0 34.47 +14.72 - Tiền công làm thuê 3130.0 11.96 4240.0 13.47 +1.51 - Lương, trợ cấp 6046.0 23.10 6747.0 21.43 -1.67 - Lãi tiền gửi tiết kiệm 248.0 0.95 2277.2 7.23 +6.29 - Cho thuê nhà trọ, nhà nghỉ 540.0 2.06 1260.0 4.00 +1.94
- Thu khác 1174.0 4.49 1468.0 4.66 +0.18
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017) Qua điều tra về nguồn thu nhập của các hộ gia đình trước và sau thu hồi đất , chúng tôi nhận thấy rằng về bình quân thu nhập/ người /năm trước thu hồi đất và sau khi thu hồi đất có tăng đáng kể, từ chỗ năm 2013 bình quân thu nhập bình quân là 62.2 triệu/người/năm; thì đến năm 2017 bình quân thu nhập bình quân là 75.1 triệu/người/năm. Như vậy, có thể thấy rằng quá trình đô thị hóa đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình tăng lên đáng kể, đây chính là sự tác động rất tích cực đến sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình nói riêng, sự phát triển kinh tế của địa phương nói chung. Đồng thời, qua điều tra chúng tôi thấy rằng khi đất đai phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp thì nguồn thu nhập từ nông nghiệp trong kinh tế hộ giảm rất lớn chỉ trong vòng 4 năm thu nhập từ nông nghiệp trong kinh tế hộ giảm tới 25.8% trong tổng số các nguồn thu nhập của kinh tế hộ. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa những hộ dân phát triển kinh tế gia đình theo hướng kinh doanh thương mại và dịch vụ đã mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình họ, nguồn thu từ buôn bán dịch vụ trong kinh tế của các hộ gia đình đã tăng lên 14,72% so với nguồn thu từ buôn bán và dịch vụ trước khi thu hồi đất. Qua điều tra thực tế, một điều chúng tôi nhận thấy rằng:
Khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu
công nghiệp mọc lên, công nhân từ các nơi khác đổ về là rất lớn, nhu cầu cho các dịch vụ như: các cửa hàng tạp hóa, các quán bán cơm, các quán nhậu, quán cà phê, các quán bán đồ ăn sáng, quán hớt tóc, gội đầu, nhà hàng tiệc cưới....trở thành những dịch vụ đi kèm rất thiết yếu, không thể thiếu trong quá trình phát triển của các đô thị, cùng với đó là nhu cầu xây nhà trọ cho công nhân, sinh viên thuê là rất lớn. Do đó các hộ gia đình trên địa bàn đã dần chuyển sang nhóm ngành kinh doanh, buôn bán và xây nhà trọ cho thuê tăng mạnh, mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho kinh tế hộ gia đình. Cùng với các khoản bồi thường hỗ trợ mà các hộ gia đình đã nhận được, đã làm tăng nguồn vốn cho các hộ gia đình để đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên, mang lại nguồn thu ổn định trong phát triển kinh tế gia đinh khi bị thu hồi đất. Đây chính là xu hướng đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế tốt, để đảm bảo cho sinh kế của các hộ gia đình có đất bị thu hồi được ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình trong quá trình đô thị hóa.