ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 44)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hóa tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.

- Các hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi bởi quá trình đô thị hóa.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;

- Phạm vi thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2017 đến tháng 2/2018;

- Phạm vi số liệu thu thập: số liệu được thu thập cho đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

- Phân tích đặc điểm quá trình đô thị hóa tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kế của người dân trên địa huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

- Đề xuất các giải pháp nâng cao sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai có tất cả17 xã, thị trấn. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu khá ngắn nên để đảm bảo tính đại diện cho vùng nghiên cứu, chúng tôi quyết định lựa chọn 3 xã có mức độ đô thị hóa cao làm điểm đại diện nghiên cứu, bao gồm: xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn, và Thị Trấn Trảng Bom để thu thập số liệu sơ cấp.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Phương pháp thu thập s liu th cp Các số liệu thứ cấp thu thập bao gồm:

Bng 2.1. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin cần thu thập Đơn vị cung cấp

1. Nhóm thông tin về điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT.

2. Thông tin về kinh tế - Xã hội (Diện tích, dân số, lao động, việc làm, đời sống, thu nhập; Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội...)

Sở kế hoạch và đầu tư; Phòng Kinh tế UBND huyện Trảng Bom; Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom.

3. Các thông tin về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản cơ cấu sử dụng đất, các số liệu thống kê đất đai, các biểu đồ, sơ đồ vị trí, thông tin cập nhật trên Atlast Đồng Nai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm Kỹ thuật – Địa chính Đồng Nai thuộc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai.

4. Các thông tin về tình hình sử dụng đất và tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Chi cục Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai; Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom;

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh – Chi nhánh huyện Trảng Bom; Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Trảng Bom

2.4.2.2.Phương pháp thu thập s liệu sơ cấp

Số lượng mẫu được điều tra tính toán theo công thức tính của William G.

Cochran (1997) đối với tổng thể vô hạn, được sử dụng giá trị lựa chọn như sau:

SS= (Z2 * P * (1-p))/ C2

Với sai số là cỡ mẫu, Z là giá trị tương ứng với mức thống kê, với mức ý nghĩa α= 5%, Z= 1.96; p(1-p) là phương sai của phương thức thay phiên. Với tính chất p+

(1-p)=1, do đó p(1-p) lớn nhất khi p=0,5. C là sai số cho phép có thể đạt 9,5%.

Thay vào công thức trên:

SS = (1,962 * 0,5 * 0,5)/ 0,0952 = 106,66 ~107

Do đó số lượng mẫu điều tra trong nghiên cứu này là 107 mẫu.

Phương pháp này được thực hiện để xác định sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, và sinh kế của nười dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, lấy ý kiến của 96 hộ trên địa bàn 3 xã có đất bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triể kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa. Các hộ điều tra được phân chia thành 3 nhóm với diện tích thu hồi khác nhau.

Nhóm 1: Ccác hộ bị thu hồi <30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi đất từ 30%-70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi >70%

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến của các chuyên gia xã hội học và những người am hiểu về đất đai để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, giải quyết những mâu thuẫn về sử dụng đất phát sinh trong quá trình đô thị hóa, nâng cao sinh kế cho người dân.

2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập được để từ đó xây dựng tổng hợp bàng phần mềm Microsoft Excel nhằm đưa ra cac thông tin thông qua biểu đồ, sơ đồ, bảng biể,... để làm rõ vấn đề nghiên cứu

2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động

- Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sinh kế của người dân dựa trên khung sinh kế bền vững được đề xuất bởi Cục phát triern Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) theo 5 nguồn lực chính: (1) Nguồn lực tự nhiên, (2) Nguồn lực con người, (3) Nguồn lực xã hội, (4) Nguồn lực tài chính, (5) Nguồn lực vật chất

Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững

Nguồn: Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (2001)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)