Bài 4: NGƯỜI TRONG BAO – Sê – khốp

Một phần của tài liệu tổ chức giờ dạy đọc văn bản văn học trên cơ sở phản hồi của người đọc (Trang 75 - 80)

C ỦA NGƯỜI ĐỌC – HỌC SINH

Chương 2.THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHƠI GỢI SỰ PHẢN HỒI CỦANGƯỜI ĐỌC - HỌC SINH KHƠI GỢI SỰ PHẢN HỒI CỦANGƯỜI ĐỌC - HỌC SINH

2.4. Bài 4: NGƯỜI TRONG BAO – Sê – khốp

- Về kiến thức:

+ Cắt nghĩa và lí giải được một số yếu tố: nhan đề, bố cục truyện, cách kết thúctruyện, hình tượng cái bao.

+ Phân tích được hình tượng trung tâm của tác phẩm.

+ Từ đó hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX và thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình , cách kể chuyện đặc sắc.

- Về kỹ năng:

+ Biết cách đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

+ Phát triển năng lực tưởng tượng, phân tích, lập luận và phản hồi, tư duy sáng tạo.

+ Phát triển kỹ năng giao tiếp : lắng nghe,viết, trình bày , diễn đạt , chia sẻ , hợp tác…

- Về thái độ:

Biết liên hệ với cuộc sống của bản thân và xã hội. Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao, háo danh xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.Từ đó, góp phần xây dưng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lý tưởng cao đẹp

2.4.2. Hệ thông câu hỏi và bài tập khơi gợi sự phản hồi của học sinh

Bảng 2.4. Hệ thống câu hỏi và bài tập khơi gợi sự phản hồi của HS bài Người trong bao–

Sê–khốp

(1) Hệ thống câu hỏi và bài tập ( dự

kiến)

(2) Mục đích của câu hỏi và bài tập

(3) Các hoạt động trong giờ đọc văn bản - Cho HS trình bày những tranh ảnh vẽ

và sưu tầm về chân dung Sê – khốp và

- Khơi gợi kiến thức nền, tạo hứng thú cho

GV giới thiệu bài học , tạo tâm thế tiếp nhận

nhân vật Bê – li – cốp.

- Khi mới đọc nhan đề truyện ngắn Người trong bao, em liên tưởng và suy nghĩ đến điều gì?

- Sau khi đọc hết tác phẩm, suy nghĩ

của em có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?

- Sau khi đọc tác phẩm điều gì, chi tiết nào em ấn tượng nhất?

HS trước khi tìm hiểu văn bản.

cho HS

- Những điều gì từ Sê – khốp (phong cách, con người, cuộc đời) khiến em nhớ

nhất?

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm có gì đặc biệt?

- Phát triển cho HS kỹ năng lựa chọn thông tin , khái quát , trình bày.

Trao đổi, đối thoại giữa GV – HS, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

- Câu chuyện diễn ra như thế nào? Em có thể tóm tắt câu chuyện bằng cách nào dễ nhớ nhất?

- HS nắm được cốt truyện

- Rèn kỹ năng sơ đồ hóa cốt truyện.

HS trình bày và thảo luận BT trình tự sự kiện trong “NKĐS”.

Phiếu học tập Bài Người trong bao – Sê – khốp Nhóm : ……….

Lớp: …………..

Thời gian: 5p

Nhóm 1 Tìm những chi tiết tiêu bi ểu miêu tả ngoại hình, tính cách Bê-li-côp?

Khái quát về chân dung của Bê-li-côp?

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, giải mã văn bản.

- Phát triển năng lực hợp tác, khái quá và trình bày.

HS thảo luận nhóm và điền vào PHT, kết hợp với việc trình bày các BT “NKĐS” : Hình ảnh, từ hay, hồ sơ nhân vật.

Tổ chức cho các nhóm trao đổi, tranh luận và đặt câu hỏi lẫn nhau.

………

………

………

……….

……….

……….

Nhóm 2 Tìm những chi tiết tiêu bi ểu miêu tả thói quen, lối sống, sinh hoạt của Bê-li-côp?

Khái quát con người và tính cách của Bê -li- cốp?

………

………

………

……….

……….

……….

Nhóm 3 Ảnh hưởng của tích cách, lối sống của Bê – li – cốp tới mọi người xung quanh?

Xã hội Nga có gì thay đổi trước và sau khi Bê – li – cốp chết? Vì sao?

………..

………..

………..

………..

………..

………..

Nhóm 4 Nguyên nhân , ý nghĩa và thái độ của mọi người trước cái chết của

Nhận xét về kết cục của Bê – li – cốp?

Bê-li-côp.

………..

………..

………..

………..

………..

………..

- Theo anh (chị) đặc điểm nào về nhân vật Bê – li – cốp (chân dung, tính cách, lối sống, hành động…) để lại ấn tượng trong lòng người đọc nhất? Vì sao?

- Thử đoán dụng ý của tác giả khi xây dựng nhân vật Bê – li – cốp?

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận, trình bày.

Trao đổi, đối thoại giữa GV – HS

- Từ “bao” được lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm, hình tượng này có ý nghĩa như thế nào?

- Từ hình tượng “cái bao” và nhan đề

“Người trong bao” theo các em, câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Theo các em, nhà văn muốn gửi tới độc giả thông điệp nghệ thuật gì qua truyện ngắn này?

- Phát triển năng lực phân tích, giải mã văn bản và tư duy sáng tạo cho HS

Trao đổi, thảo luận nhóm nhỏ

- Theo các em truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật? (cách kể chuyện, chọn ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng.

- Phát triển năng lực khái quát, đánh giá văn bản.

Tổ chức cho HS thảo luận và trình bày BT thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc của tác giả.

- Các em có suy nghĩ gì về lối sống mà tác giả phê phán trong tác phẩm. Trong đời sống hiện nay, lối sống và kiểu

“người trong bao” có còn xuất hiện nữa

- Khơi gợi kiến thức nền của HS mở rộng, liên hệ văn bản với những vấn đề trong

Thảo luận nhóm

hay không? Biểu hiện của lối sống ấy trong thực tế xã hội ta hiện nay?

- Xung quanh chúng ta, có những biến tướng nào của kiểu người và lối sống trong bao? ( Trong lớp học, trong trường học, trong khu phố …).

cuộc sống.

- Phát triển năng lực trình bày vấn đề theo quan điểm cá nhân.

- Em hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình trước và sau khi đọc văn bản.

- Anh (chị) có thể nhập vai Bê- li- cốp kể lại một cách sáng tạo về cuộc đời của mình.

- Anh (chị) có thể viết một kết thúc khác cho truyện?

- Phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng, tư duy sáng tạo.

Phản hồi sau giờ học.

Qua việc nghiên cứu và khảo các hệ thống CH hướng dẫn học bài trong SGK và CH trong một số giáo án, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng CH tái hiện kiến thức, CH có sẵn câu trả lời được GV sử dụng khá nhiều và ít có những CH mở, kích thích tư duy sáng tạo cho HS khi thiết kế bài dạy. Song song đó là tình trạng áp đặt kiến thức cho người học. Vì thế, HS không có sự phản hồi và không biết cách phản hồi sáng tạo mang tính cá nhân. Trước tình hình đó thì việc vận dụng một phương pháp hay một mô hình dạy học mới là một thử thách đối với GV. Thiết nghĩ để một giờ học diễn ra sôi nổi, khơi gợi hứng thú của HS, điều quan trọng nhất là nằm ở sự tổ chức khéo léo, linh hoạt và cách đặt CH của GV. Vì vậy, có kế hoạch dự kiến gồm một hệ thống CH và các hoạt động tương ứng là rất cần thiết, vừa giúp người GV chủ động, thực hiện tốt vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển vừa phát huy vai trò trung tâm của HS trong giờ đọc văn bản.

Một phần của tài liệu tổ chức giờ dạy đọc văn bản văn học trên cơ sở phản hồi của người đọc (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)