“Tôi yêu em”.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bốn dòng thơ đầu:
Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân
cụm từ “tôi yêu em”. Em có nhận xét như thế nào về sắc thái tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện qua cụm từ này? Vì sao dịch giả không để là “anh yêu em”?
(2) Trong đoạn thơ các em ấn tượng với những từ ngữ hình ảnh nào?
(3) Vì sao em ấn tượng với những từ ngữ, hình ảnh này?
(4) Vậy hình ảnh “ngọn lửa tình” có ý nghĩa gì?
Thảo luận nhóm nhỏ ( 2HS):
Tình yêu của “ tôi” đối với em như
“ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” mãnh liệt, dai dẳng, nồng nàn nhưng tại sao “nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em lại gợn bóng u hoài”? Em hãy lí giải nguyên nhân vì sao có sự mâu thuẫn như vậy?
Tổ chức cho các tổ đặt câu hỏi và trả lời theo một số cấu trúc câu:
- Nếu bạn là …bạn sẽ … - Tại sao…. lại như vậy?
- Điều gì có thể xảy ra nếu….
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc này ….?
HS đọc 4 dòng thơ cuối
Thảo luận nhóm nhỏ (2HS): Em thử ngắt nhịp hai câu 5,6. Từ cách ngắt nhịp đó cho thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu này như thế nào? Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng đó?
HS phát biểu
GV tổng kết, nhận xét
trả lời của HS.
Phát triển năng lực giải mã văn bản.
Phát triển năng lực tư duy, lập luận cho HS.
Phát triển kỹ năng hợp tác
Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi, năng lực giao tiếp, rèn luyện sự tự tin cho HS.
Phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, kỹ năng hợp tác
vật trữ tình:
- Tôi yêu em: lời giãi bày tình cảm trực tiếp, giản dị.
- Ngọn lửa tình: Tinhg yêu dai dẳng, mãnh liệt, nồng nàn của nhân vật trữ tình.
- nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng.
- bận lòng, bóng u hoài:
Nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ giằng xé một tình yêu đơn phương. Tình cảm chụi sự kiểm soát của lí trí.
2. Bốn dòng thơ cuối - Câu 5, 6: Nỗi đau khổ,
tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
Tình cảm bùng lên mãnh liệt.
- Câu 7, 8: Tình yêu chân thành cao thượng của nhân vật trữ tình.
vẻ đẹp của một tình yêu chân chính.
Gv đọc 2 câu cuối
Ước muốn của nhân vật “tôi” đối với “em” ở hai câu cuối rất rõ ràng.
Cộng với việc “ không để em phải bận lòng, hồn em phải gợn bóng u hoài” Chúng ta nhận xét như thế nào về thái độ ứng xử của nhân vật trữ tình trong tình yêu?
Liên hệ, tổng kết bài
Thảo luận nhóm nhỏ: Từ đầu là lời giãi bày tình yêu đến tâm trạng rụt rè, hậm hực lòng ghen đến việc khẳng định tình yêu chân thành của nhân vật tữ tình đối với em người đọc có lẽ sẽ cảm thấy bất ngờ với việc “cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Các em có thể thấy tình yêu của Puskin dành cho người con gái như thế nào?
- Nếu em ở trong hoàn cảnh của Puskin, thì em sẽ ứng xử như thế nào? (HS có thể trình bày BT “ bản thân và tác phẩm”). HS trình bày
GV nhận xét, tổng kết.
- Em thích/không thích bài thơ? Vì sao?
Phát triển năng lực tư duy, động não cho HS.
Phát triển năng lực lập luận, tổng kết khái quát vấn đề cho HS
Các câu hỏi ở phần liên hệ, tổng kết gợi dẫn HS đến việc khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ.
III.TỔNG KẾT 1. Nội dung:
Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của tấm lòng chân thành, tình yêu mãnh liệt nhân hậu, vị tha.
2. Nghệ thuật:
Lối giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị, tinh tế, trong sáng.
4.3. Củng cố - khơi gợi - dặn dò:
- GV tổng kết bài học.
- Nêu vấn đề gợi mở cho HS suy nghĩ và thu l ại vào tiết học sau : Bài thơ có những điểm thú vị và hạn chế nào? Vì sao? Em thích/không thích bài thơ? Vì sao?
- Soạn bài Người trong bao – Sê – khốp.
NGƯỜI TRONG BAO – Sê – khốp 1. Kết quả cần đạt:
- Về kiến thức:
+ Cắt nghĩa và lí giải được một số yếu tố: nhan đề, bố cục truyện, cách kết thúc truyện, hình tượng cái bao
+ Phân tích được hình tượng trung tâm của tác phẩm.
+ Từ đó hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX và thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
- Về kỹ năng:
+ Biết cách đọc một truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
+ Phát triển năng lực tưởng tượng, phân tích, lập luận và phản hồi, tư duy sáng tạo.
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp: lắng nghe,viết, trình bày, diễn đạt, chia sẻ, hợp tác…
- Về thái độ:
Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao, háo danh xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.Từ đó, góp phần xây dưng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.