Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình phát triển du lịch ở vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng có ngành du lịch phát triển nhanh và quan trọng nhất cả nước với cơ sở vật chất tương đối hiện đại, chất lượng dịch vụ được cải thiện và tài nguyên du lịch tương đối phong phú, đa dạng. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của vùng là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan các di tích văn hóa - lịch sử, du lịch vui chơi giải trí và mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng ở núi, biển và du lịch sinh thái. Các hoạt động du lịch tập trung ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh.
Tốc độ gia tăng du khách đến Đông Nam Bộ giai đoạn 2006 – 2010 là trên 18% với khách nội địa và 7,5% với khách quốc tế. TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút lượng khách quốc tế đông nhất. Doanh thu từ du lịch của vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 34% doanh thu cả nước, đạt 46.296,3 tỉ đồng (2010).
Với những sản phẩm du lịch độc đáo trong vùng đã hình thành nên các điểm, tuyến du lịch nổi tiếng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Tại TP.HCM có điểm du lịch Khu rừng Sác Cần Giờ, bến Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi,… có ý nghĩa về lịch sử - văn hóa, KDL Văn hóa Suối Tiên, Công viên Đầm Sen có giá trị vui chơi , giải trí.
Tại tỉnh Đồng Nai có Vườn quốc gia Cát Tiên, Hồ Trị An với hệ sinh thái động thực vật quý hiếm. Tại tỉnh Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa thánh Tây Ninh. Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng với trung tâm du lịch biển.
1.3.2. Tình hình phát triển du lịch TP.HCM
Với vị thế là một trong những trung tâm tiếp nhận, trung chuyển khách lớn nhất nước, có lợi thế về cảng biển, sân bay, đường bộ kết nối thuận lợi với các tỉnh thành trong cả nước, với các nước trong khu vực và toàn cầu, có lợi thế về CSHT, CSVC - KT du lịch, TP.HCM đã và đang khẳng định vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo tổng kết của Sở VHTTDL TP.HCM, trong giai đoạn 2006 - 2013, lượng khách quốc tế đến thành phố tăng bình quân 15%/năm. Tổng lượng khách quốc tế đến TP trong năm 2013 ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1% và chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (ước đạt 7.400.000 lượt) trong đó khách quốc tế đến TP bằng các đường như sau:
- Đường hàng không: 3.480.000 lượt, tăng 9,4% so với năm 2012.
- Đường bộ: 568.000 lượt, tăng 1,2% so với năm 2012.
- Đường biển: 61.000 lượt, tăng 3,3% so với năm 2012.
Trong đó thị trường khách hàng đầu (bằng đường hàng không) là Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada.
Bên cạnh đó lượng khách nội địa đến TP cũng tăng 20 – 30% hằng năm.
Tổng doanh thu du lịch năm 2013 đạt 83.191 tỉ đồng, tăng 17% và chiếm 44%
tổng doanh thu du lịch Việt Nam. Doanh thu du lịch đạt mức tăng trưởng cao và khá ổn định gồm doanh thu từ các nhà hàng, khách sạn và từ dịch vụ lữ hành.
Bảng 1.1 Doanh thu du lịch của TP.HCM giai đoạn 2005 – 2013
Đơn vị: tỉ đồng Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 15.135 32.986 37.789 49.528 56.842 71.279 83.352 Khách sạn - nhà hàng 12.000 27.177 32.399 40.014 46.168 56.951 65.410 Dịch vụ lữ hành 3.135 5.809 6.390 9.514 10.674 14.328 17.942 Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2013 CSHT của du lịch TP phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch của TP cũng tăng nhanh, từ 52 cơ sở, với 1.220 phòng - năm 1990, lên 1.461 cơ sở lưu trú, với với 34.091 phòng vào cuối năm 2012. Trong đó có 15 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001.
Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng mạnh. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP luôn chiếm 60 - 70% trong Top 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu cả nước.