Các giải pháp phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở Quận 9 (Trang 105 - 120)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN 9 ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch

Hiện nay, Sở VHTTDL TP.HCM đang triển khai qui hoạch phát triển du lịch TP. Do đó, Quận 9 cần chủ động phối hợp cùng các ngành nắm bắt thông tin liên quan đến địa bàn mình hoặc cùng tham gia với các ngành ngay từ khi xây dựng quy hoạch để sau khi hoàn thành quy hoạch có kế hoạch triển khai thực hiện. Trong đó quy hoạch CSVC - KT và CSHT là vô cùng quan trọng và được quan tâm hàng đầu vì đây là yếu tố đảm bảo các điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch, nâng cao năng lực tiếp đón và phục vụ khách du lịch chất lượng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động của du khách.

 Giải pháp về quy hoạch cơ sở vật chất – kĩ thuật và các loại hình dịch vụ Tăng cường công tác tổ chức các điểm đón khách tập trung ở các đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy. Sau đó tiếp đón du khách đến các địa điểm tham quan, giới thiệu về các điểm du lịch, các khu chức năng, các mô hình nhà vườn các loại hình vui chơi, giải trí thưởng ngoạn để khách lựa chọn.

- Chú trọng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú với kiến trúc và chức năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của du khách, nhất là ở các KDL sinh thái như:

+ Khách sạn, nhà vườn có thiết kế phòng hội nghị để tổ chức hội nghị, hội thảo: dự kiến trước mắt xây dựng 02 khách sạn 50 phòng (cao 3 tầng) kết hợp các sảnh lớn tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm phục vụ cho khách đoàn từ xa đến

và các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng,…

+ Resort biệt thự nghỉ dưỡng xây dựng kiểu nhà biệt thự đơn lập, song lập hoặc tứ lập, với tầng cao 1 – 2 tầng, nội thất hoàn chỉnh và các resort nghỉ dưỡng phù hợp với du lịch sinh thái. Xây dựng resort, biệt thự nghỉ dưỡng ở những khu vực có cảnh quan đẹp hướng nhìn ra sông hoặc kênh rạch. Để đón gió trong lành cũng như ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước.

+ Nhà vườn (dạng bungalow; nhà cổ Nam bộ, nhà vườn Huế…): tổ chức phân tán trên toàn khu. Đây là mô hình nhà nghỉ 1 tầng với kết cấu và vật liệu giản đơn hoà nhập với thiên nhiên rất phù hợp với các KDL sinh thái đáp ứng nhu cầu khách phổ thông và khách thích hoà mình vào thiên nhiên. Mô hình nhà nghỉ này với ưu điểm là chi phí đầu tư thấp và xây dựng nhanh. Phù hợp và không phá vỡ cảnh quan du lịch sinh thái, đảm bảo các giá trị về văn hóa và môi trường.

- Xây dựng các khu vực chức năng để khám phá văn hoá 3 miền Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ:

+ Dành những khu vực có đặc thù kiến trúc cảnh quan tương đồng khu vực đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng mô hình nhà ở, sinh hoạt theo phong cách người dân Nam bộ. Đây là một điểm tham quan khá hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách miền Trung, miền Bắc và khách du lịch nước ngoài.

+ Với phong cảnh mô tả một phần Trung bộ, Bắc bộ thu nhỏ cũng tạo cho nơi đây những nét độc đáo có thể mang đến cho người miền nam không cần phải đi xa cũng có thể hiểu được văn hóa ở những vùng miền khác.

- Tăng cường xây dựng các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đồng thời có sự phong phú trong món ăn cũng như cách thức tổ chức.

+ Tại các KDL có thể quy hoạch thiết kế các nhà hàng (03 đến 05 nhà hàng tùy quy mô từng KDL) có qui mô từ 100 đến 500 chỗ để phục vụ khách đoàn hoặc tổ chức liên hoan hội họp.

+ Ẩm thực dân gian, ẩm thực món ngon 3 miền được tổ chức phân tán trên toàn khu dọc theo các tuyến kênh rạch có cảnh quan đẹp trong các chòi lá hoặc kết hợp các lễ hội, tết trong năm hoặc dạng hội chợ quê.

+ Tại các KDL sinh thái với những dịch vụ câu cá, thu hoạch rau, tát cá,…

sau đó có thể tổ chức cho đầu bếp hướng dẫn du khách nấu một số món ăn truyền thống đặc sản địa phương cũng như của các vùng miền từ các sản phẩm vừa thu hoạch được để tạo sự hứng thú cho du khách.

- Tổ chức nhiều loại hình vui chơi giải trí đa dạng phong phú khai thác tiềm năng cảnh quan sông nước với các phân khu khác nhau dành cho từng đối tượng:

+ Khu vui chơi thiếu nhi: tổ chức các trò chơi liên hoàn, mới lạ thu hút tính tò mò, sáng tạo của trẻ.

+ Khu vui chơi thanh thiếu niên: tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh hoặc khám phá như bắn súng sơn, đánh trận giả, bắn đĩa bay,…

+ Khu vui chơi dưới nước: tắm sông, trượt nước, trượt ống, đu dây trên sông, đua môtô nước, đua thuyền, chèo thuyền kayak, đạp vịt,…

+ Khu vui chơi dân gian: hướng du khách tìm hiểu về văn hoá dân gian của từng vùng miền.

- Đầu tư nhiều mô hình sân tập thi đấu thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách: Sân tennis, sân cầu lông, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, sân bóng đá mini, nhà tập luyện đa năng, hồ bơi, thể thao dưới nước,…

- Tổ chức các hoạt động cắm trại dã ngoại tại các KDL sinh thái hoặc trong khuôn viên Công viên lịch sử văn hóa dân tộc. Đây chính là thế mạnh của khu vực này, kết hợp với các dịch vụ câu cá giải trí, các trò chơi dân gian, ẩm thực dân gian hội trại,… Nếu tổ chức tốt sẽ thu hút một lượng khách rất lớn từ nội thành vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ đặc biệt là học sinh, sinh viên.

- Tổ chức các quầy hàng thương mại dịch vụ như bán hàng tiêu dùng, bán đặc sản của các vùng miền, sản vật địa phương, bán hàng lưu niệm,… và kết hợp các dịch vụ khác như dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe.

 Giải pháp về quy hoạch cơ sở hạ tầng:

Về giao thông đường bộ: tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện tự nhiên, quy mô đường giao thông đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đã được quy hoạch. Đặc biệt, trong các KDL sinh thái, đường giao thông nội bộ trong các nhà vườn cần dùng vật liệu hướng về thiên nhiên, không nên lạm dụng bê tông hoá.

Về giao thông đường thủy: khai thác tối đa hệ thống giao thông đường thủy. Tổ chức trước mắt cầu tàu trên sông Đồng Nai theo quy hoạch trong chiến lược phát triển du lịch đường thủy của TP.HCM. Ngoài ra, có thể tổ chức thêm nhiều cầu tàu phụ tại các nhà vườn lân cận có quy mô lớn và điều kiện luồng lạch cho phép để đón trực tiếp các tàu thuyền du lịch. Đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy cần có đội cứu hộ, trang bị áo phao, hạn chế tiếng ồn, những hàng ghế ngồi cần cố định một cách chắc chắn, trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ. Người điều khiển các loại tàu cần được học qua lớp đào tạo, có cấp phép hành nghề và biết sửa chữa cấp 1 khi có sự cố xảy ra.

Tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước sạch để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của du khách và dân cư tại chỗ đạt tiêu chuẩn 200lít/người/ngày đêm.

Về lâu dài cần đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên, trước mắt cần xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ để xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhà nước quy định trước khi thải ra sông rạch, tránh gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức thu gom rác trên toàn khu, tập kết về đầu mối và đưa đến nơi xử lý, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi ra môi trường.

Xây dựng hệ thống công trình điện hạ thế đồng bộ trên toàn khu vực đạt tiêu chuẩn 2.000 – 2.500Kwh/người/năm.

Xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến và hữu tuyến, đảm bảo cung cấp các dịch vụ liên lạc, Internet, truyền hình cáp,… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến tiếp cận các điểm du lịch có nhu cầu để cung ứng các dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch nơi đây một cách đồng bộ.

3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để đầu tư phát triển du lịch cần xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư phát triển du lịch.

Đồng thời trong bối cảnh hội nhập với du lịch thế giới và gia nhập WTO, thì tiêu chuẩn về du lịch phục vụ cho du khách cũng phải được nâng cao sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Để giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành du lịch quận cần xem xét tạo vốn từ nhiều nguồn như sau:

- Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp:

Đây là nguồn vốn còn tiềm năng lớn, dự kiến nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư, nó có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó cần phải:

+ Cải tiến thủ tục thuế, tài chính theo hướng khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác cùng doanh nghiệp Nhà nước để phát triển các điểm du lịch đã được qui hoạch. Bên cạnh đó quận cũng cần phối hợp với Sở VHTTDL TP.HCM thành lập các công ty, các văn phòng du lịch để giúp tư vấn người nông dân, nhà vườn chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Thiết lập quỹ tín dụng cho vay ưu đãi đối với những nông dân mong muốn chuyển sang kinh doanh loại hình du lịch giải trí mới này, tiến hành nghiên cứu xây dựng một số mô hình điểm, sau đó triển khai diện rộng,…

+ Không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong khâu xét duyệt thành lập doanh nghiệp, cấp quyền sử dụng đất,… để đơn giản các thủ tục. Đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận về tín dụng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Với nguồn vốn này, cần ưu tiên cho các nhà

đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm như Công viên lịch sử văn hóa dân tộc.

- Vay ngân hàng:

Với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch được vay tính dụng ưu đãi để đầu tư, tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Do đó ngành ngân hàng trên địa bàn cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể cùng với việc cải tiến các thủ tục cho vay. Đồng thời cũng xem xét phương án thành lập ngân hàng cổ phần đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống ngân hàng.

- Vốn ngân sách Nhà nước:

Tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các lĩnh vực cơ bản sau:

+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống CSHT, các KDL trọng điểm của quận, nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tạo các sản phẩm có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

+ Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các di tích cách mạng đã được xếp hạng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa của vùng và của quốc gia chùa Hội Sơn, đình Phong Phú, đình Tăng Phú, Bót Dây Thép, Căn cứ Bưng 6 xã,…

+ Đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thuế hợp lý như: ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn, kết hợp các loại hình kinh doanh du lịch mới có khả năng thu hút khách, tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, tăng thu nhập của cộng đồng dân cư,….

3.2.3. Giải pháp về quảng bá và tiếp thị du lịch

Với sự phát triển cùa công nghệ thông tin như hiện nay, song song với đầu tư hoàn thiện CSHT, CSVC - KT, các điểm du lịch sẽ tự quảng bá trên mạng

nhất là trên các trang mạng xã hội có tốc độ lan truyền cao như Facebook, Zalo, Viber, Skyper về hình ảnh, các loại hình dịch vụ, giá cả,…

Đối với công tác quản lý nhà nước, quận sẽ xúc tiến quảng bá thông qua báo đài, các hội thảo họp báo thông tin có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch mở ra hướng liên kết với các KDL như: Suối Tiên, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, KDL The BCR, các chùa Hội Sơn, Phước Long, Bửu Long,… tạo các tour trong ngày hoặc các ngày nghỉ cuối tuần. Bằng đường thủy, đường bộ hoặc thủy bộ kết hợp, thông qua các tour thử nghiệm sẽ định hình các tour đưa khách đến hoặc các tour mở để du khách đăng ký với các doanh nghiệp lữ hành.

Tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để có những phóng sự, bài báo giới thiệu các điểm du lịch tại Quận 9.

Trên trang Web của Quận 9 cần có chuyên mục về du lịch Quận 9 nhằm giới thiệu một cách chuyên nghiệp các KDL, và chỉ dẫn cần thiết để du khách có thể dễ dàng đến được các địa điểm du lịch.

Chủ động phối hợp với Sở VHTTDL TP.HCM và các Hiệp hội Du lịch để tổ chức các chương trình khảo sát các tuyến, điểm du lịch tại Quận 9 cho các doanh nghiệp lữ hành. Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm mới để giới thiệu rộng rãi đến khách hàng.

3.2.4. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Bên cạnh các chương trình - sản phẩm du lịch của từng điểm du lịch và doanh nghiệp du lịch, cần xây dựng các sản phẩm du lịch trọn gói hội tụ được các giá trị đặc sắc của các sản phẩm đơn lẻ với nhiều phương án thực hiện khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau với chính sách bán chung, tiếp thị chung trên thị trường du lịch. Các sản phẩm du lịch này hoàn toàn mới, không cạnh tranh với từng sản phẩm riêng lẻ hiện có, thể hiện được bản sắc riêng của toàn vùng với chất lượng và giá bán cạnh tranh.

Có thể xây dựng các chương trình du lịch cuối tuần hay ngày rằm với các phương án khác nhau như sáng đi bằng xe ôtô đến tham quan Chùa Hội Sơn,

Chùa Phước Long, trưa ghé tại KDL Văn hóa Suối Tiên, chiều tối về KDL nhà vườn thưởng thức các món ăn địa phương và nghỉ qua đêm,... Tương tự có thể xây dựng các chương trình du lịch nhân các dịp lễ hội trái cây, lễ giỗ tổ Hùng Vương. Các chương trình phải được chuẩn bị trước chu đáo với nội dung thuyết minh hấp dẫn, người thuyết minh, đón tiếp các đoàn tại điểm đến cần được tập huấn trước kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó cần tiến hành thiết lập mối quan hệ hợp tác với các địa phương vùng phụ cận như TP Biên Hoà, huyện Trảng Bom, tỉnh Bình Dương,…tạo sự liên kết qua đó tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn, phong phú đối với du khách, đồng thời thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch chung cho các vùng phụ cận.

Các chương trình này không nên thực hiện một cách đại trà mà từng bước thăm dò thị hiếu thị trường và cải tiến nâng cao chất lượng dần. Khi nhận thấy có nhu cầu tăng nhanh và căn cứ vào khả năng đáp ứng mới tiến hành chiến dịch xúc tiến qui mô hơn. Tránh quá tải làm giảm chất lượng dịch vụ và giá cả tăng theo ảnh hưởng lâu dài đến các thương hiệu du lịch của Quận 9.

Tập trung các loại hình: ẩm thực, tham quan, nghỉ dưỡng, các trò chơi vận động, thể dục thể thao và trò chơi dân gian, trò chơi khám phá.

Trước mắt từ nay đến 2015 phục vụ cho tham quan nghỉ dưỡng, thưởng thức: ẩm thực món ngon 3 miền, trong đó thế mạnh là món ngon Nam bộ, trái ngon trong vườn, tham quan cảnh quan nhà vườn, sông nước Đồng Nai, nghe ca cổ tài tử, nhạc đồng quê, câu cá, đi canô trên sông ngắm cảnh, cắm trại, dã ngoại, các trò chơi giải trí. Trong giai đoạn này các nhà vườn hoàn thiện mô hình nhà vườn, các bến cập tàu du lịch cũng được đầu tư để đón khách du lịch đến bằng đường sông.

Về lâu dài cần nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ đã có theo hướng ngày càng hoàn thiện theo chiều sâu. Bổ sung các loại hình mới: các môn thể dục thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, hồ bơi, xe đạp đôi, môtô

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở Quận 9 (Trang 105 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)