Hoạt động đầu tư và xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở Quận 9 (Trang 76 - 80)

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẬN 9 (TP.HCM)

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Quận 9

2.3.4. Hoạt động đầu tư và xúc tiến du lịch

Nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng vốn có của địa phương, hiện nay trên địa bàn Quận 9 đang triển khai một số đề án du lịch quan trọng sau đây:

2.3.4.1. Đề án “Phát triển 100ha du lịch sinh thái Long Phước”

Phường Long Phước với lợi thế của một cù lao với cảnh quan sông nước tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch nhà vườn như: ẩm thực, tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia các môn thể thao trên sông như đua thuyền lướt ván, mô tô nước,… Đây là vùng được đánh giá là có lợi thế để phát triển du lịch trong những năm tới, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động địa phương. Đặc biệt, với khu 100ha du lịch sinh thái này sẽ trở thành mảng xanh phòng hộ môi trường, góp thêm vai trò tạo lá phổi xanh cho TP.

Trong các năm qua, chính quyền địa phương đã vận động 17 hộ dân đầu tư mô hình nhà vườn: cải tạo trồng mới cây ăn trái, cây xanh, cây kiểng, tôn tạo cảnh quan nhà vườn để khai thác dịch vụ du lịch nhà vườn. Hiện nay quận tiếp tục tập trung đầu tư CSHT, chủ yếu là đường sá và nước sinh hoạt, vận động nông dân đầu tư nâng cấp các mô hình vườn trong khu 100ha du lịch sinh thái ở Lân Ngoài – Long Phước để kinh doanh du lịch, trước mắt trong năm 2014 là ẩm thực, nghỉ dưỡng, câu cá giải trí, cắm trại, dã ngoại,... và lâu dài sẽ là các môn thể thao vận động trên bộ, dưới nước, các trò chơi dân gian, tát đìa bắt cá, các mô hình nông nghiệp truyền thống, làng nghề, văn hóa ẩm thực 3 miền du thuyền thưởng ngoạn trên song cùng dịch vụ nhà nghỉ resort cho các chuyên gia, các doanh nhân có nhu cầu.

Bên cạnh đó, ngành du lịch quận đã phối hợp với Sở VHTTDL TP.HCM tập huấn về kỹ năng giao tiếp phục vụ du khách để góp phần quảng bá thu hút khách đến. Phòng Kinh tế quận làm đầu mối kết nối các doanh nghiệp lữ hành và các chủ vườn xúc tiến các tour liên kết nhà vườn với các điểm lịch sử, văn hóa, KDL và các chùa hiện có trên địa bàn.

Khu 100ha du lịch sinh thái Long Phước sớm đi vào vận hành các dịch vụ du lịch nhà vườn sẽ là điểm nhấn tạo sự chuyển biến trong việc tạo tour liên kết với các nhà vườn khác, các điểm lịch sử văn hóa truyền thống, các chùa,…

nhằm thúc đẩy kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận 9, góp phần

ngày càng quan trọng cho nguồn thu ngân sách của địa phương. Bên cạnh đó với mảng xanh nhà vườn nơi đây còn góp phần tạo cảnh quan và phòng hộ môi trường theo yêu cầu đầy mạnh quá trình đô thị hóa Quận 9 trong những năm tới.

2.3.4.2. Chiến lược phát triển du lịch đường thủy TP.HCM

TP.HCM có lợi thế trong phát triển du lịch đường thủy với 2 tuyến sông chính là Sài Gòn và Đồng Nai cùng với hệ thống sông nhỏ, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 970km có thể khai thác giao thông đường thủy. Ở vùng ngoại thành như Quận 9 hệ thống sông rạch đã tạo ra các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đa dạng, với các làng mạc trù phú có truyền thống lâu đời làm nghề nông, tiểu thủ công, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản,… tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tham quan tìm hiểu.

Với chiến lược phát triển du lịch đường thủy TP.HCM, trong các năm 2013 – 2014 sẽ xây dựng mới và cải tạo 31 bến, cầu cập, cầu tàu nhà chờ, các cơ sở tiện nghi phục vụ tàu thuyền, hành khách và các đường kết nối bến tàu với hệ thống giao thông đường bộ nhằm phục vụ phát triển 54 điểm tham quan du lịch đường thủy. Tại Quận 9 tiến hành cải tạo, xây dựng 8 bến để phục vụ DL, gồm:

1. Bến Khu dân cư Nhà Việt Nam trên sông Tắc: do Công ty cổ phần Nhà Việt Nam đầu tư, có quy mô vừa và tiếp nhận được các tàu đến 50 chỗ, nhằm phục vụ dân cư của khu và khách du lịch.

2. Bến Khu 153 ha cuối đường Long Phước - khu phố Trường Khánh phường Long Phước trên sông Đồng Nai có quy mô vừa, tiếp nhận được các tàu đến 50 chỗ.

3. Bến Khu 100 ha khu phố Lân ngoài phường Long Phước trên sông Đồng Nai có quy mô vừa và khả năng tiếp nhận các tàu đến 50 chỗ.

4. Bến Khu nhà vườn Thùy Liên phường Long Phước trên sông Đồng Nai có quy mô vừa và khả năng tiếp nhận các tàu đến 50 chỗ.

5. Bến Khu biệt thự Long Ngư khu phố Lân Ngoài trên sông Đồng Nai có quy mô vừa và khả năng tiếp nhận các tàu đến 50 chỗ.

6. Bến chùa Hội Sơn phường Long Bình trên sông Đồng Nai có quy mô vừa và khả năng tiếp nhận các tàu đến 50 chỗ. Bến có vị trí quan trọng là trung tâm, xuất phát của các tour đường sông đi Đồng Nai và các chùa quanh khu vực hiện đang được khai thác tạm cần đầu tư xây dựng bến mới đủ tiêu chuẩn . Công viên lịch sử văn hóa dân tộc là chủ đầu tư công trình này.

7. Bến chùa Phước Long phường Long Bình trên sông Đồng Nai có quy mô vừa và khả năng tiếp nhận các tàu đến 50 chỗ. Tại đây cần được đầu tư xây dựng bến mới đủ tiêu chuẩn.

8. Bến Cầu Đồng tròn - Khu phố Thái Bình, phường Long Bình trên rạch Đồng Tròn có quy mô nhỏ và khả năng tiếp nhận các tàu đến 30 chỗ. Đường vào rạch nhỏ, cần được nạo vét để phục vụ khách tham quan Khu di tích Đền Hùng.

Đồng thời tiến hành nạo vét thông tuyến rạch Chiếc - rạch Trau Trảu - sông Tắc - (nối tắt sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), cho phép rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP ra Quận 9 chỉ còn khoảng 30 phút để phát triển tuyến đường thủy nội đô, đồng thời mở ra hướng phát triển du lịch Quận 9 trong tương lai khi lượng du khách đến bằng đường thủy sẽ tăng lên và tạo cơ sở kết nối các điểm du lịch ven sông của tỉnh Đồng Nai.

2.3.4.3. Qui hoạch xây dựng Công viên lịch sử văn hóa dân tộc

Theo quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc tại quận 9, tổng diện tích toàn bộ công viên rộng hơn 403ha, trong đó 376,4ha là diện tích nằm tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, 26,94ha tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; Phần nằm trong lộ giới xa lộ Hà Nội có diện tích khoảng 8,3ha. Gồm 4 khu:

Khu Cổ đại, diện tích hơn 84ha, khu này xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng, tái hiện các truyền thuyết cổ đại.

Khu Trung đại với diện tích là hơn 29ha, bố trí các công trình lịch sử từ thời Đinh đền triều đại Tây Sơn.

Khu Cận – hiện đại, tái hiện lịch sử thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn Pháp thuộc, hai thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với diện tích 35,92ha.

Khu sinh hoạt văn hóa, diện tích khoảng 245,7ha, khu này tổng hợp nhiều khu về lịch sử, văn hóa, giải trí công cộng, nghỉ dưỡng,…

Tuy nhiên hiện nay, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc mới hoàn thành giai đoạn I với Khu tưởng niệm các Vua Hùng thuộc khu Cổ đại với diện tích 59.306m2với 7 hạng mục gồm bãi xe, nhà trưng bày, Quảng trường, Nghi môn, đường tre, nhà văn bia và khu đền tưởng niệm còn tất cả các hạng mục khác đang kêu gọi đầu tư từ các tổ chức và cá nhân nhất là khu văn hóa – du lịch suối khoáng, khu công viên mạo hiểm, khu nhà nghỉ thấp tầng ở phía Đông, KDL sinh thái cù lao Bà Sang,… Trong đó dự án Cù lao Bà Sang đã được UBND TP.HCM cho phép Công ty Đức Khải đầu tư trên diện tích đất hơn 39,7ha với số tiền dự kiến hơn 800 tỉ đồng. Dự án dự định sẽ triển khai thành nhiều khu như:

khu vui chơi giải trí kết hợp dã ngoại và hội nghị, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu bảo tồn chùa Phước Long, khu du thuyền, khu vườn thú, khu thể thao ngoài trời, khu làng nghề truyền thống,…

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở Quận 9 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)