Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Một phần của tài liệu Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) (Trang 20 - 34)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

* Trong nước

Có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ít nhiều đều có đề cập đến phong trào chống, phá ACL, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Công trình này đã trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến của Đảng, trong đó có chủ trương, biện pháp để chống lại âm mưu, thủ đoạn dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 1965. Công trình cũng đã làm rõ một số vấn đề cơ bản của phong trào chống, phá ACL, đánh giá vai trò, ý nghĩa của phong trào:

“Ở miền Nam, chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng trên cả ba vùng chiến lược, các hình thức vũ trang, đấu tranh chính trị, ba mũi giáp công trên các chiến trường cũng phát triển mạnh làm cho quốc sách ấp chiến lược bị phá sản, các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” giảm hiệu lực.

Chiến lược tiến công tổng hợp của nhân dân miền Nam đã phát huy hiệu lực rất lớn trong việc chống phá “quốc sách” ấp chiến lược” [9, tr.55].

12

Năm 2015, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho ra mắt bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gồm 9 tập (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015) trong đó có Tập 3 trình bày chi tiết âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”; quá trình đấu tranh của quân dân miền Nam, trong đó có phong trào chống, phá ACL. Trong công trình này, bên cạnh việc tái hiện một số chiến thắng quan trọng của quân và dân miền Nam như Ấp Bắc (1963), An Lão, Dương Liễu – Đèo Nhông (1964), Ba Gia (1965),…các tác giả đã phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và rút ra những bài học kinh nghiệm giúp người đọc có thể tiếp cận một cách rõ nhất về phong trào chống, phá ACL ở miền Nam. Công trình đã có những phân tích sâu sắc sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra đường lối, phương pháp cách mạng sáng tạo, xử lý các tình huống một cách kịp thời, nhạy bén cùng với việc chuẩn bị lực lượng chủ động, tích cực, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận với phương châm “bốn bám” trong phong trào chống, phá ACL ở miền Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng [52].

Cuốn Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam: Sự lựa chọn lịch sử (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015) do Nguyễn Thị Việt Nga biên soạn đã trình bày rõ nét bối cảnh lịch sử khi Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”; chủ trương của Thường vụ TW Cục miền Nam và Khu ủy V, Khu ủy VI trong việc tích cực phát động phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Thắng lợi của phong trào đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [85].

Về sự lãnh đạo của Đảng, Khu ủy V trong phong trào chống, phá ACL có thể kể đến công trình Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước (Tập 1) do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2011. Bộ sách này đã tập hợp và hệ thống lại các văn kiện để bạn đọc có thể thấy được diễn biến của chiến tranh qua từng giai đoạn, thấy được Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã có những nhận định, chủ trương và đề ra những quyết định sáng suốt đối với phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng [60].

13

Về sự lãnh đạo của TW Cục miền Nam, Khu ủy VI trong phong trào chống, phá ACL của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể kể đến công trình Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu (được in lại trong Tổng tập Trần Văn Giàu (2006), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Công trình này đã dành một phần nói về một số vấn đề liên quan đến ACL, đường lối chỉ đạo của TW Cục miền Nam, phương cách quân dân miền Nam chống chính quyền và quân đội VNCH càn quét, dồn dân, lập ACL. Công trình cho thấy:

“Đấu tranh chống phá ấp chiến lược là một cuộc đấu tranh hết sức phức tạp và hết sức gay go, gồm các hình thức quân sự, chính trị và binh vận. Đồng bào miền Nam tổng hợp các hình thức đó lại trong khái niệm “ba mũi giáp công” … Một điều đáng chú ý là phong trào chống gom dân, phá ấp chiến lược tuy quyết liệt, thường là đẫm máu nhưng không phải vì thế mà huy động ít người hơn trước; trái lại, phong trào đã đoàn kết được rộng rãi hơn trước, chẳng những huy động được nông dân mà còn lôi cuốn được cả những người thuộc tầng lớp trên tham gia” [67].

Cuốn Chung một bóng cờ (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái bản năm 2015) do Trần Bạch Đằng chủ biên, đã minh chứng rõ nét về vai trò lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự sáng tạo của phương châm “hai chân, ba mũi”, góp phần tích cực trong việc đánh bại

“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam. Trong công trình này, có bài viết của Nguyễn Phụng Minh - nguyên Khu ủy viên Khu V, đã khái quát những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Khu V, trong đó có phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) [63].

Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Nam Trung Bộ có đề cập đến phong trào chống, phá ACL có thể kể đến các công trình lịch sử Khu VI (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995). Công trình đã khắc họa rõ nét cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của quân và dân Khu VI trong kháng chiến chống Mỹ. Trong công trình này cũng đã dành một phần nêu bật quá trình đấu tranh chống, phá ACL của quân dân Khu VI. Qua đó khẳng định phong trào đã góp

14

phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [56].

Về phong trào chống “bình định”, Hà Minh Hồng với công trình Nam Bộ (1945 – 1975) - Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008) đã đưa ra một số nhận xét về những nét nổi bật trong phong trào chống, phá ACL:

“Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, cách đánh thì vô cùng phong phú sáng tạo, một biểu hiện rõ rệt nhất của việc phong trào đã đi vào quần chúng, thật sự là phong trào quần chúng. Chống phá ấp chiến lược ở nông thôn còn kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ở thành thị, phong trào ở đô thị có những cao trào dồn dập diễn ra ngay các sào huyệt của địch, tạo thuận lợi không nhỏ cho nông thôn chống phá ấp chiến lược hiệu quả” [77, tr.57].

Công trình Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn, gồm 4 tập (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015); trong đó Tập 2 do tác giả Nguyễn Huy Thục chủ biên, đã tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến phong trào chống, phá ACL ở miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965, trong đó có các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua công trình này cho thấy tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng có mối quan hệ chặt chẽ về điều kiện, gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phá bình định của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam. Thắng lợi quân sự càng lớn thì đấu tranh chống, phá ACL và thế kìm kẹp của địch ở các địa phương càng thu được nhiều kết quả … và chính từ thực tế chiến đấu cam go, sinh tử đó, phương châm “bốn bám”, phương thức kết hợp “hai chân”, “ba mũi” trong đấu tranh chống bình định, phá ACL, giải phóng dân, giữ vững và mở rộng địa bàn giải phóng được hình thành [53].

Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày khá toàn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965). Trong giai đoạn 1954 – 1965, công trình đã nêu bật một số chủ trương chống phá bình định của Đảng. Phân tích và làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH; đồng thời điểm qua

15

một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân miền Nam, trong đó có phong trào chống, phá ấp chiến lược (1961 – 1965) [146].

Công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của Hội đồng Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là công trình được biên soạn công phu và tương đối hoàn chỉnh về các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở vùng đất Nam Bộ. Trong công trình này, tập thể tác giả có đề cập đến phong trào chống, phá ACL trên toàn miền Nam với nhiều sự kiện phong phú, trong đó có địa bàn Nam Trung Bộ [72]. Những sự kiện lịch sử trong công trình này là phương tiện tra cứu quan trọng trong việc nghiên cứu phong trào chống, phá ACL ở Nam Trung Bộ. Đây là một công trình quý giá mà tác giả tham khảo cả về sự kiện, nội dung và phương pháp luận khi thực hiện luận án của mình.

Công trình Chiến tranh nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997) của Bộ Quốc phòng, trong đó có chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn Khu V đã phản ánh rõ nét phong trào đấu tranh sôi nổi của quân dân Khu V chống lại âm mưu càn quét, lấn chiếm, dồn dân lập khu dinh điền, khu trù mật, ấp chiến lược, ấp tân sinh của Mỹ và chính quyền VNCH. Nội dung công trình cũng cho thấy lúc đầu phong trào có tính chất tự phát, sau đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của TW Đảng, Đảng bộ các địa phương nên phong trào đã phát triển mạnh mẽ, quyết liệt và trở thành một phong trào đấu tranh rộng khắp trên tất cả các địa bàn trọng điểm của Khu V, giành được nhiều thắng lợi [54].

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ACL có thể kể đến các công trình đang được lưu giữ tại Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Tp. Hồ Chí Minh). Đó là các luận văn khoa học của học viên Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng hòa về ACL như: Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự “Quốc sách ấp chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế Quốc gia” của tác giả Nguyễn Viết Danh (Học viện Quốc gia Hành chánh, 1963) [64] và luận văn tốt nghiệp Cao học hành chánh:

Thử lượng giá các cuộc cải tổ hành chánh xã ấp từ năm 1964 đến nay” của tác giả Võ Văn Phận (Học viện Quốc gia Hành chánh, 1969) [92]. Đây là những luận văn

16

đầu tiên nghiên cứu về “quốc sách ấp chiến lược” và những cải tổ hành chánh xã ấp thời VNCH. Các công trình trên đã cung cấp cho tác giả luận án có góc nhìn đa chiều về “quốc sách ấp chiến lược”.

Công trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) của Trần Thị Thu Hương (Nxb CTQG, Hà Nội, 2003) đã phản ánh một cách chân thật, sinh động cuộc đấu tranh đầy khó khăn, ác liệt của quân và dân miền Nam chống lại âm mưu thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của Mỹ và chính quyền VNCH trong quá trình thực thi chương trình ACL trên toàn miền Nam. Công trình phát triển từ luận án thuộc mã ngành Lịch sử Đảng nên chủ yếu tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt của TW Đảng, TW Cục và Đảng bộ các địa phương ở miền Nam đối với phong trào; Hơn nữa không gian là cả miền Nam nên chưa có điều kiện phản ánh quá trình hình thành, phát triển cũng như đánh giá vai trò của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ một cách đầy đủ [78].

Công trình Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược (1963 – 1964) của Nguyễn Công Thục (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Bằng những nguồn sử liệu phong phú, tác giả đã làm sáng tỏ quá trình đấu tranh chống, phá ACL của quân dân miền Nam trong những năm 1963 – 1964 và rút ra một số nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ sở Đảng và quần chúng, lực lượng, phương thức tiến hành đấu tranh của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam [128]. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu là cả miền Nam nên công trình chưa có điều kiện phản ánh chi tiết phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Tác giả luận án đã kế thừa và phát triển có chọn lọc những công trình chuyên khảo của hai tác giả trên để nghiên cứu làm sáng tỏ hơn phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.

Trong nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở từng vùng miền cụ thể có thể kể đến luận án Tiến sĩ Sử học “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 – 1965) của tác giả Huỳnh Thị Liêm (2006).

Luận án đã phục dựng có hệ thống và tương đối toàn diện về phong trào chống, phá ACL quyết liệt, mạnh mẽ, rộng khắp của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong

17

giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Luận án đã phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, vấn đề giành và giữ dân nhằm khơi dậy sức mạnh của phong trào quần chúng yêu nước chống, phá ấp chiến lược [80].

Gần đây nhất, Phạm Đức Thuận (2017) đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với nhan đề: Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961 – 1965). Luận án cũng đã cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về phong trào chống, phá ACL ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đã phân tích những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ các địa phương trong việc đề ra các biện pháp đấu tranh đúng đắn trên cơ sở xác định đúng âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công, sử dụng nhiều cách đánh sáng tạo, đoàn kết với các dân tộc trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - chính quyền VNCH [129].

Nghiên cứu về ACL được công bố trên các Tạp chí khoa học. Tiêu biểu, tháng 07 – 1963, Duy Nghĩa có bài viết “Ấp chiến lược, trại tập trung dân và cứ điểm quân sự của Mỹ - Diệm” đăng trong Tạp chí Học tập. Bài viết đã phân tích rõ âm mưu và khái quát một số nội dung cơ bản kế hoạch xây dựng chương trình ACL và lên án hành động dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH [86]. Tác giả Phạm Quang Toàn với bài viết “Hậu quả 20 năm bình định tàn bạo và thâm độc của Mỹ ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 171, 1976) đã trình bày rõ nét các chính sách bình định nông thôn của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam, trong đó có đề cập đến việc xây dựng ACL [131].

Nguyễn Công Thục với bài “Ấp chiến lược, một biện pháp bình định chủ yếu trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam” (Tạp chí Lịch sử quân sự, 04 – 1999) [127, tr.27-31]. Vũ Thúy Hiền có bài viết “Phụ nữ Việt Nam tham gia đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ 1961 – 1965” được đăng trong Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 07 – 2000 [70]. Các bài viết nêu trên đều làm rõ âm mưu của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ACL, những nỗ lực nhằm thực hiện cho bằng được “quốc sách” ACL, đồng thời cũng làm rõ vai

Một phần của tài liệu Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)