CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.4. Trong đấu tranh, phải bảo đảm sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
Trong quá trình thực hiện “chương trình ấp chiến lược”, Mỹ và chính quyền VNCH liên tục sử dụng sức mạnh quân sự liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, phá hoại nhà cửa, mùa màng buộc nhân dân phải vào sống trong các ACL. Chúng còn sử dụng nhiều biện pháp xảo quyệt để dụ dỗ, mua chuộc và đe dọa nhân dân, đưa lối sống và văn hóa Mỹ vào nông thôn, lập ra các tổ chức thanh niên cộng hòa, phụ nữ cộng hòa, thiếu niên cộng hòa … để quản lý chặt chẽ nhân dân.
Trong quá trình lãnh đạo phong trào chống, phá ấp chiến lược, Khu ủy V đã xác định:“lực lượng vũ trang tại chỗ đóng vai trò trực tiếp, lực lượng bên ngoài kết
142
hợp là quan trọng. Lực lượng bên trong nổi dậy mới có khả năng chống phá ấp chiến lược triệt để, mạnh mẽ và liên tục, nhưng lực lượng bên ngoài kết hợp bao gồm cả vũ trang và chính trị là hết sức quan trọng” [128, tr.222], coi trọng việc phá thế kìm kẹp bên trong, kết hợp với phá rào, chòi canh, nên đẩy mạnh tăng cường củng cố các cơ sở đảng và tập hợp nhân dân vào các tổ chức quần chúng để huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh chống phá kế hoạch lập ACL. Từ năm 1963, quân đội VNCH liên tục đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét nhưng nhân dân các xã Điện Hòa, Hòa Hải (Quảng Đà), Bình Dương (Quảng Nam), Tịnh Khê, Phổ Cường (Quảng Ngãi), Hoài Thanh (Bình Định) vẫn bám trụ, giữ vững địa bàn, phát triển lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài ACL.
Lực lượng bên trong chính là nhân dân trong ACL được tổ chức thành các tổ dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng. Đây là lực lượng nồng cốt và quyết định trong việc nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp giành quyền làm chủ. Lực lượng bên trong phải được tổ chức vừa công khai, vừa bí mật; vừa hợp pháp, vừa bất hợp pháp.
Cùng với đó là tổ chức đưa cán bộ cài cắm vào nội bộ chính quyền VNCH ở địa phương. Chính vì vậy mà tại nhiều địa phương vẫn duy trì được quyền làm chủ mặc dù những nơi đó là những vùng trọng điểm trong việc dồn dân lập ACL của chính quyền VNCH.
Thông thường, hệ thống ACL của chính quyền VNCH được xây dựng gắn liền với hệ thống đồn bốt, cụm chốt điểm liên hoàn, gần các căn cứ quân sự … nên bản thân lực lượng bên trong không đủ sức phá được ACL. Do đó, muốn phá được ACL cần phải có lực lượng bên ngoài hỗ trợ.
Lực lượng bên ngoài chủ yếu là lực lượng vũ trang địa phương của các huyện, tỉnh, đôi khi có sự hỗ trợ của lực lượng chủ lực của Quân khu, Miền. Đây chính là lực lượng giữ vai trò tấn công tiêu diệt các đồn bốt, các đơn vị bảo an, dân vệ, các căn cứ quân sự bảo vệ cho các ACL, chặn đánh các cuộc phản kích của quân đội VNCH, tạo điều kiện cho lực lượng bên trong nổi dậy phá ACL, xây dựng các ấp, xã chiến đấu, hình thành chính quyền cách mạng tại chỗ.
143
Tiểu kết chương 4
Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, phong trào chống, phá ACL của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ và giành được những kết quả lớn, góp phần làm phá sản “quốc sách ấp chiến lược” được Mỹ và chính quyền VNCH xem là “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”. Kết quả đó cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các địa phương trong việc vận dụng một cách năng động, sáng tạo phù hợp với thực tiễn từng địa phương, kết hợp đúng đắn phương châm
“hai chân”, “ba mũi”, “bốn bám” để giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại hoàn toàn các kế hoạch chiến tranh của kẻ thù. Đồng thời, kết quả đó cũng thể hiện sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong việc chống, phá ACL.
Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sớm, rất quyết liệt trên quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng phù hợp với thực tiễn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua phong trào có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có những kinh nghiệm rất quan trọng như bài học về nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào thực tiễn ở từng địa phương; Cần đánh giá đúng tình hình thực tiễn để trên cơ sở đó đề ra phương thức, biện pháp phù hợp và hiệu quả với điều kiện cụ thể ở từng địa phương, đảm bảo luôn giành thế chủ động trong lãnh đạo và tổ chức hoạt động, trong đấu tranh cách mạng, phải đảm bảo sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng; vận dụng linh hoạt các phương thức, biện pháp trong quá trình đấu tranh cách mạng; bài học về chăm lo đến đời sống nông dân, phát triển nông thôn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trên cơ sở hiểu dân, gần dân, xây dựng thế trận lòng dân để từ đó tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội về mọi mặt, mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
144