CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
2.1.3. Tình hình các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trước năm 1961
Ngày 21 – 07 – 1954, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. Theo Hiệp định, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam do Pháp tạm thời kiểm soát và quy định đến tháng 07 – 1956, tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.
Nhân cơ hội này, Mỹ tiến hành loại bỏ ảnh hưởng của Pháp, can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam. Mỹ từng bước dựng lên một chính quyền thân Mỹ nhằm thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 16 – 06 – 1954, Mỹ ép Pháp và Bảo Đại buộc Thủ tướng Bửu Lộc từ chức và đưa Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ lên thay. Ngày 07 – 07 – 1954, chính phủ mới thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ngày 08 – 08 – 1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đưa ra bốn chính sách lớn: (1) Mỹ viện trợ trực tiếp cho chính quyền VNCH, (2) Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện quân đội VNCH, (3) Pháp rút hết quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, (4) Loại bỏ Bảo Đại và những ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam. Ngày 08 – 09 – 1954, Mỹ lập ra tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia dưới sự bảo trợ của khối này. Ngày 17 – 11 – 1954, tướng J.L Collins đến Sài Gòn đưa ra kế hoạch 6 điểm của chính phủ Mỹ cho Ngô Đình Diệm để xây dựng chính quyền và quân đội VNCH. Tiếp đó, ngày 29 – 12 – 1954, trước sức ép của Mỹ, Pháp buộc phải kí hiệp ước trao trả chính quyền cho Ngô Đình Diệm. Giữa tháng 05 – 1955, đơn vị Pháp cuối cùng rút khỏi miền Nam. Từ đây, Mỹ tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền VNCH (từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ viện trợ cho chính quyền VNCH khoảng 2 tỷ USD). Theo nhà sử học G.C. Herring, tính đến năm 1961, chính quyền VNCH đứng thứ 5 trong các nước nhận viện trợ Mỹ. Một mặt, Mỹ tăng cường viện trợ để nuôi bộ máy chính quyền và quân đội VNCH; mặt khác, Mỹ dùng chiêu bài “độc lập”, “tự do” để che đậy bộ mặt xâm lược của mình nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành tiền đồn chống Cộng sản ở vùng Đông Nam Á.
37
Đầu năm 1955, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu mở chiến dịch
“tố Cộng” cùng với các cuộc hành quân càn quét, tập trung khủng bố dã man những người kháng chiến cũ, những người yêu nước. Bước đầu tiên, quân đội VNCH mở một số chiến dịch thí điểm ở Khu V như Chiến dịch Phan Châu Trinh (02 – 1955) đánh phá các tỉnh Trung Bộ mà Quảng Nam là trọng điểm. Chiến dịch Giải phóng (04 – 1955) đánh vào Quảng Ngãi và Bắc Bình Định. Chiến dịch Trịnh Minh Thế (05 – 1955) đánh ra toàn bộ các tỉnh Khu V.
Từ giữa năm 1955, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức phát động giai đoạn 1 chiến dịch “tố Cộng” trên toàn miền Nam, trọng điểm là các tỉnh miền Trung. Để đạt mục tiêu trên, Mỹ và chính quyền Diệm tổ chức bộ máy chỉ đạo
“tố Cộng” rất chặt chẽ và thống nhất tổ chức từ Trung ương xuống tận cơ sở là các Liên gia. Bên cạnh việc thực hiện chiến dịch “tố Cộng”, Ngô Đình Diệm ban hành đạo dụ số 2 (08 – 01 – 1955) và chỉ dụ số 7 (05 – 02 – 1955) về “cải cách điền địa”; tiếp theo là đạo dụ số 57 (22 – 10 – 1956), với khẩu hiệu “hữu sản hóa nông dân”, “thẳng tiến cần lao, đồng tiến xã hội”, bảo vệ và duy trì đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp địa chủ. Chính quyền Ngô Đình Diệm còn lập ra hàng loạt các căn cứ quân sự ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nhằm khống chế quần chúng và tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Ngày 04 – 03 – 1956, Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử để chọn ra Quốc hội lập hiến gồm 123 dân biểu, đứng đầu là Nguyễn Phương Thiệp nhằm hợp thức hóa chính quyền và chính thức lên làm Tổng thống. Ngày 26 – 10 – 1956, Ngô Đình Diệm chính thức công bố Hiến pháp mới của VNCH, lập ra nền “Cộng hòa đệ nhất”. Ngoài ra, chính quyền VNCH còn xây dựng các tổ chức, đoàn thể chính trị phản động như “Đảng Cần lao Nhân vị”, “Phong trào Cách mạng Quốc gia”,
“Tập đoàn Công dân vụ”, “Thanh niên Cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới”, “Ủy ban tố cộng” do Đảng Cần lao Nhân vị nắm giữ, chi phối.
Tháng 06 – 1956, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phát động đợt 2 chiến dịch “tố Cộng” trên toàn miền Nam nhằm “truy tróc cho hết Cộng sản”, mở đầu là ở Quảng Nam - Đà Nẵng làm cho Đảng bộ Liên Khu V và tổ chức Đảng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bị tổn thất nặng nề. Từ những năm 1957 – 1959, để tăng
38
cường đàn áp, khủng bố các cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật (05 – 1957), ra Luật 10/59 hà khắc, gây bao đau thương tang tóc cho đồng bào miền Nam.
Trước các chính sách phản dân tộc và dân chủ của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân Nam Trung Bộ đứng lên đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève 1954, đòi thống nhất đất nước, chống chính sách “tố Cộng”, đòi các quyền dân sinh dân chủ, bảo vệ lực lượng cách mạng. Để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên chiến trường Nam Trung Bộ, các cấp ủy Đảng đã khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức, phát triển cơ sở quần chúng, xây dựng nhiều khu căn cứ địa để làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng. Đó là các căn cứ K20, Khu Sông Đà (Đà Nẵng), Nước Oa, Nước Là, Phước Trà, Tiên Sơn,…(Quảng Nam), căn cứ Trà Bồng, Sơn Hà…(Quảng Ngãi), căn cứ Núi Bà, Hòn Chè (Bình Định), căn cứ Thồ Lồ, Vân Hòa, Hòa Kiến (Phú Yên), căn cứ Đá Bàn (Khánh Hòa), căn cứ Bác Ái (Ninh Thuận), căn cứ Saloun (Bình Thuận)…Những căn cứ này đã hợp thành một hệ thống căn cứ địa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là trung tâm chỉ đạo cách mạng của các Khu ủy, Tỉnh ủy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy khó khăn, gian khổ. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, nhạy bén, sáng tạo của các Khu ủy, Tỉnh ủy các địa phương nên phong trào chống Mỹ và chính quyền VNCH có tính chất bạo lực cách mạng ở miền núi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra quyết liệt và sớm so với các vùng trên toàn miền Nam.
Từ tháng 02 – 1959, theo Nghị quyết 15 của BCH TW Đảng, đã có hàng loạt các cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Ở Bình Định, từ ngày 06 – 02 đến tháng 06 – 1959, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân huyện Vĩnh Thạnh: từ nổi dậy chống dồn dân tiến lên phát động phong trào du kích cục bộ, kết hợp với đấu tranh chính trị để giành và giữ quyền làm chủ núi rừng. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của Khu V và toàn miền Nam. Ở Ninh Thuận, từ ngày 07 – 02 đến tháng 04 – 1959, Huyện ủy Bác Ái lãnh đạo nhân dân phá banh khu tập trung Bà Râu và Tầm Ngân, tạo ra ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng trong tỉnh và các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa. Ở Quảng Ngãi, tháng 08 – 1959, cuộc khởi nghĩa Trà
39
Bồng và miền Tây Quảng Ngãi bùng nổ và nhanh chóng giành thắng lợi. Chính quyền cách mạng ở các xã được thành lập. Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng lan nhanh đến các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long đã giải phóng toàn bộ vùng đất bị địch lấn chiếm. Hơn 40 xã ở các huyện miền Tây Quảng Ngãi được giải phóng đã tạo nên thế đứng vững chắc cho cách mạng trên địa bàn rừng núi, biến nơi đây thành bàn đạp để tiến công xuống vùng đồng bằng duyên hải. Từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng, phong trào đã nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là các cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre, Tây Ninh.
Trong những năm 1959 – 1960, phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi, tiêu biểu như cuộc tấn công vào Chi khu quận lỵ Hiệp Đức (Quảng Nam), tấn công đồn Tà Lú, Ma Ty (Ninh Thuận), cuộc tập kích trụ sở chính quyền địch xã Hoài Tân (Bình Định).
Tính đến cuối năm 1960, các đồn địch đóng trên vùng cao miền núi Quảng Nam - Đà Nẵng đều bị tiêu diệt [6], 52 xã ở miền Tây Quảng Ngãi được giải phóng [7]. Tại Bình Định, hầu hết huyện Vĩnh Thạnh, vùng cao huyện An Lão và 3 xã vùng cao huyện Vân Canh được giải phóng [2]. Ở Ninh Thuận, đồng bào các dân tộc miền núi đã tự đứng dậy phá bỏ các khu tập trung ở huyện Bác Ái, Anh Dũng [5]. Cuộc “Đồng khởi” ở Nam Trung Bộ diễn ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi quan trọng đã đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” những năm 1959 – 1960 đã gợi mở cho quân và dân các tỉnh Nam Trung Bộ nhiều vấn đề quan trọng và bổ ích: Đối với địch, phải nhận thức rõ bản chất tàn bạo của Mỹ - chính quyền VNCH, nhất là kịp thời phát hiện những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Với nhân dân, phải luôn dựa và tin vào quần chúng, nhất là đánh giá đúng khả năng cách mạng của dân;
quan trọng nhất là phải thật sự bám dân và kiên trì tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Đây là yếu tố quan trọng để TW Đảng, TW Cục miền Nam và Đảng bộ các địa phương kịp thời đề ra những chủ trương, kế hoạch đối phó hiệu quả với “quốc
40
sách ấp chiến lược” mà Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.