Vai trò và đặc điểm của công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp

- Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.

Là ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, công nghiệp làm ra các thiết bị máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế được cũng như các công cụ và đồ dung sinh hoạt phục vụ đời sống con người.

Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn.

Sự phát triển công nghiệp ít bị hạn chế bởi các yếu tố tự nhiên, nên thường có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện, đại hóa.

Công nghiệp có tác động trực tiếp và là chiếc chìa khóa để thúc đẩy các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ.

Công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra các điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển.

Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

- Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Công nghiệp là ngành rất nhạy cảm với những tiến bộ khoa học – kĩ thuật. Nó không chỉ sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà còn có các phương

pháp tổ chức, quản lí sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cao, giá thành hạ thông qua việc sản xuất theo dây truyền hoặc hàng loạt.

- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi nơi trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển. Nhờ công tác thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên phục vụ cho công nghiệp ngày càng thêm phong phú. Công nghiệp đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, làm giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn.

Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động vì dưới tác động của nó, không gian kinh tế bị biến đổi sâu sắc. Nó cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.

- Công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm.

Danh mục các sản phẩm do công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều do áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghiệp trong sản xuất, từ đó góp phần quan trọng trong việc mở rộng tái sản xuất.

Sự phát triển công nghiệp là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp và gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành có liên quan.

- Công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Công nghiệp góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích lũy cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân nhờ có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao.

Phát triển công nghiệp góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh công nghiệp.

Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia. Công nghiệp là con đường tất yếu của lịch sử mà bất kì một nước nào muốn phát triển đều phải trải qua.

1.1.1.2. Đặc điểm

- Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia làm hai giai đoạn:

giai đoạn tác động vào đối tượng lao động (môi trường tự nhiên) để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

- Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ

Sự phát triển công nghiệp nhìn chung không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính tập trung của công nghiệp thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất, tập trung nhân công và tập trung sản phẩm.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, nhưng được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp là tập hợp của hệ thống phân ngành như khai khoáng, điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm,… Các phân ngành này không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Quy trình sản xuất trong mỗi phân ngành, thậm chí mỗi xí nghiệp lại hết sức tỉ mỉ và chặt chẽ. Chính vì vậy, chuyên môn hóa,

hợp tác hóa và liên hợp hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)