Phát tri ển công nghiệp theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 101 - 110)

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ

2.2. TH ỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.3. Phát tri ển công nghiệp theo thành phần kinh tế

Các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư của tỉnh đã phát huy được tiềm năng vốn có của mọi thành phần kinh tế. Quy mô GTSXCN của các thành phần kinh tế tăng liên tục trong thời gian qua, GTSXCN cao nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 102.474,8 tỉ đồng (2012) cao gấp 70,9 lần khu vực kinh tế nhà nước và gấp 5,9 lần khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong giai đoạn 2000 – 2012, GTSXCN của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng cao nhất tăng 63,2 lần so với năm 2000, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 16,5 lần, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ có 4,5 lần. Như vậy, nhờ những chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, mà khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang dần được phát huy tính hiệu quả trong nền kinh tế thị trường ngày nay.

Bảng 2.27.GTSXCN tỉnh Vĩnh Phúcphân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: tỉ đồng – giá hiện hành)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Khu vực KT Nhà nước 319,3 720,9 1.026,0 1.446,2 1.445,1 Khu vực KT ngoài

Nhà nước 272,8 2.683,7 8.060,8 10.545,3 17.249,5 Khu vực KT có vốn

đầu tư nước ngoài 6.210,1 13.596,3 44.020,6 69.164,4 102.474,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Trong giai đoạn 2000 – 2012, Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước đạt 5,1%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 30,4%; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,5%.Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn. Giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là cao nhất 42,4%, theo sau nó là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 22,2%, khu vực kinh tế nhà nước là 13,2%. Đến giai đoạn 2006 – 2012, tốc độ tăng trưởng của các thành

phần kinh tế có sự thay đổi cả về vị trí và tốc độ trưởng; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao nhất 16,7%, tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 14%, riêng khu vực kinh tế nhà nước thì có mức tăng trưởng âm (-2,5%) do nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bị cổ phần hóa chuyển sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

2.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Biểu đồ 2.13. Cơ cấu GTSXCN tỉnh Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2012

Trong cơ cấu GTSXCN theo thành phần kinh tế của tỉnh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (84,57%) và cao nhất là năm 2000 chiếm tới 91,3%. Trong giai đoạn 2000 – 2012, cơ cấu GTSXCN theo thành phần kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đáng kể. Trong đó, tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống từ 4,69 % (2000) xuống còn 1,19% (2012); tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên nhanh chóng từ 4,01 % (2000) lên 14,24% (2012) do trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, làm cho tỉ trọng của khu vực

4,69 6,44 4,24 2,75 1,93 1,78 1,19

4,01 8,22 15,79

11,71 15,18 12,99 14,24 91,3 83,34 79,97

85,54 82,89 85,22 84,57

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực KT ngoài Nhà nước

Khu vực KT Nhà nước

này đóng góp vào GTSXCN được tăng cao; tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh mặc dù trong giai đoạn này có xu hướng giảm.

Trong khu vực kinh tế nhà nước thì tỉ trọng đóng góp vào cơ cấu GTSXCN của cả trung ương và địa phương đều có xu hướng giảm xuống; của Trung ương giảm từ 1,83% (2000) xuống còn 0,86% (2012); của địa phương cũng giảm từ 2,86% xuống 0,34%. Trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhìn chung tỉ trọng đóng góp của kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể đều có xu hướng tăng lên trong cơ cấu GTSXCN nhưng tăng không liên tục. Năm 2000, kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GTSXCN (2,6%), sau đó tới kinh tế tư nhân (1,4%), kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,01%. Đến năm 2012, vị trí đó có sự thay đổi chiếm tỉ trọng cao nhất thuộc về kinh tế tư nhân (10%), kinh tế cá thể (4,16%), kinh tế tập thể (0,07%). Điều đó thể hiện được nền kinh tế của Vĩnh Phúc đang có những bước chuyển mình sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.2.1.3. Năng suất lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế Bảng 2.28. NSLĐ CN tỉnh Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế

giai đoạn 2000 – 2012(giá hiện hành)

(Đơn vị: triệu đồng/người)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

NSLĐ CN khu vực nhà nước 43,95 98,49 231,18 361,13 328,95 NSLĐ CN khu vực ngoài

nhà nước 11,63 73,05 200,26 216,35 231,52

NSLĐ CN khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 2.958,59 1.215,26 1.782,97 2.235,84 2.663,82 (Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Trong các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có NSLĐ CN cao nhất đạt 2.663,82 triệu đồng/người (2012) cao gấp 11,5 lần so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước và gấp 8,1 lần so với khu vực kinh tế nhà nước. Trong giai đoạn 2000 – 2012, NSLĐ CN của khu vực kinh

tế ngoài nhà nước tăng cao nhất tăng 19,9 lần; khu vực kinh tế nhà nước tăng 7,5 lần; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì lại giảm từ 2.958,59 triệu đồng/người xuống còn 2.663,82 triệu đồng/người do những biến động thị trường trong nước và thế giới. Như vậy, qua việc phân tích và bảng số liệu ở trên ta thấy rằng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.Bên cạnh đó, tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tỉnh phát triển.

2.2.1.4. Các thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế Nhà nước

GTSXCN khu vực kinh tế nhà nước của tỉnh tăng đều qua các năm, trong đó khu vực kinh tế nhà nước do trung ương quản lí tăng rất nhanh từ 124,6 tỉ đồng (2000) lên 1.037,4 tỉ đồng (2012) và tăng gấp 8,3 lần so với năm 2000, cùng thời gian này ở khu vực kinh tế nhà nước do địa phương quản lí cũng tăng theo thời gian nhưng rất bấp bênh do nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và cũng có nhiều doanh nghiệp bị cổ phần hoá chuyển sang doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Bảng 2.29.GTSXCN và cơ cấu GTSXCN Khu vực KT nhà nước

(Đơn vị: Tỉ đồng – giá hiện hành)

GTSXCN 2000 2004 2008 2010 2012

Khu vực KT nhà nước 319,3 720,9 1.026,0 1.446,2 1.445,1 - Do trung ương quản lí 124,6 380,3 715,6 995,0 1.037,4 - Do địa phương quản lí 194,7 340,6 310,4 451,2 407,6 Cơ cấu (%)

Khu vực KT nhà nước 100 100 100 100 100

- Do trung ương quản lí 39,0 52,8 69,7 68,8 71,8 - Do địa phương quản lí 61,0 47,2 30,3 31,2 28,2

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Cơ cấu trong khu vực kinh tế nhà nước giữa trung ương và địa phương cũng có sự thay đổi tỉ trọng. Năm 2000, tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước do địa phương quản lí chiếm tới 61% trong GTSXCN của khu vực kinh tế nhà nước, đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 28,2%; ở khu vực kinh

tế nhà nước do trung ương quản lí tỉ trọng có xu hướng tăng lên tương ứng là từ 39% lên 71,8% do tỉnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của trung ương quản lí với quy mô lớn và hoạt động ngày càng hiệu quả như công ti gạch men Thăng Long, Nhà máy giày Phúc Yên, Nhà máy in văn hoá phẩm Phúc Yên, Công ti gốm xây dựng Hợp Thịnh,...

Bảng 2.30.Tốc độ tăng trưởng GTSXCN Khu vực KT nhà nước (năm trước = 100%)

(Đơn vị: %)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Khu vực KT nhà nước 112,14 84,18 77,58 111,48 105,8 - Do trung ương quản lí 119,79 84,33 66,41 110,71 118,29 - Do địa phương quản lí 107,16 84,01 93,55 111,99 79,17

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước là không ổn định, trong đó khu vực nhà nước do trung ương quản lí có tốc độ tăng trưởng là 18,29% (2012) cao hơn khu vực nhà nước do địa phương quản lí, trong thời gian này khu vực nhà nước do địa phương quản lí tăng trưởng âm.

Bảng 2.31.GTSX một số ngành công nghiệp Khu vực KT nhà nước

(Đơn vị: tỉ đồng – giá so sánh)

Năm 2002 2004 2008 2010 2012

TỔNG SỐ 468,8 573,2 461,2 547,6 466,6

1. Công nghiệp chế biến 463,5 565,7 449,2 533,9 447,4

Dệt – may, da – giày 35 37,2 4,6 - -

Vật liệu xây dựng 195 284,2 230,3 215,5 196,1

Cơ khí chế tạo 2,7 1,1 2,0 - -

Nông, lâm sản, thực phẩm 4,6 1,1 216,9 318,4 251,3

Các ngành khác 226,2 242,1 - - -

2. CN SX và phân phối điện,

khí đốt, nước 5,3 7,5 11,9 13,7 19,2

(Nguồn xử lí tổng hợp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2008, 2012)

Trong khu vực kinh tế nhà nước, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu và đang có xu hướng giảm từ 99%

xuống còn 96%, ngành công nghiệp khai thác không có trong cơ cấu, tỷ trọng

ngành CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng tăng lên từ 1% lên 4%.

Trong ngành công nghiệp chế biến, tỉ trọng ngành nông, lâm sản, thực phẩm chiếm cao nhất 56%, tiếp đến là ngành vật liệu xây dựng gần 44%, thấp nhất là ngành cơ khí chế tạo chỉ có 0,4% (do chủ yếu là các xưởng cơ khí chế tạo vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).

Trong giai đoạn 2002 – 2012, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm là cao nhất 49,2%; sau đó là ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt, nước 13,7%; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là 0,1%; các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng âm.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước của tỉnh đang dần phát huy được tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Sự hiệu quả này được thể hiện ở GTSXCN của khu vực ngày càng tăng nhanh, tăng từ 272,8 tỉ đồng (2000) lên 17.249,5 tỉ đồng (2012), tăng gấp 63,2 lần. Trong đó, kinh tế tập thể từ 0,73 tỉ đồng (2000) lên 88,2 tỉ đồng (2012), tăng gấp 120,8 lần; kinh tế tư nhân tăng từ 95,7tỉ đồng lên 12.120,7 tỉ đồng, tăng gấp 126,7 lần; kinh tế cá thể tăng từ 176,4 tỉ đồng lên 5.040,5 tỉ đồng, tăng gấp 28,6 lần.

Bảng 2.32.GTSXCN và cơ cấu GTSXCN Khu vực KT ngoài nhà nước

(Đơn vị: Tỉ đồng – giá hiện hành)

GTSXCN 2000 2004 2008 2010 2012

Khu vực KT ngoài nhà nước 272,8 2.683,7 8.060,8 10.545,3 17.249,5

- Tập thể 0,73 7,8 71,8 65,0 88,2

- Tư nhân 95,7 2.180,9 6.499,2 7.168,7 12.120,7

- Cá th 176,4 495,0 1.489,8 3.311,6 5.040,5

Cơ cấu (%)

Khu vực KT ngoài nhà nước 100 100 100 100 100

- Tập thể 0,2 0,3 0,9 0,6 0,5

- Tư nhân 35,1 81,3 80,6 68,0 70,3

- Cá th 64,7 18,4 18,5 31,4 29,2

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Cơ cấu nội bộ của khu vực KT ngoài nhà nước có sự chuyển dịch khá rõ rệt trong giai đoạn từ 2000 – 2012. Tỉ trọng kinh tế cá thể có xu hướng giảm từ 64,7% xuống còn 29,2%; tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng từ 35,1% lên 70,3% và dần giữa vai trò chủ đạo trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước của tỉnh; còn kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng nhỏ chưa tới 1% và cũng có xu hướng tăng nhẹ không đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tập thể và kinh tế cá thể là không ổn định có năm đạt mức tăng trưởng âm (do không nắm bắt được thị trường và hoạt động kinh doanh sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ). Kinh tế tư nhân trong những năm qua luôn có mức tăng trưởng ổn định và cao (giá trị năm sau cao hơn năm trước) do vậy, mà cần phải có những chính sách ưu tiên, phát triển thành phần kinh tế này trong nền kinh tế của tỉnh nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng.

Bảng 2.33.Tốc độ tăng trưởng GTSXCN Khu vực KT ngoài nhà nước (năm trước = 100%)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Khu vực KT ngoài nhà nước 147,79 181,62 141,82 115,85 108,2

- Tập thể 76,57 233,05 156,01 122,67 64,72

- Tư nhân 387,26 200,53 145,67 109,40 114,23

- Cá th 117,55 132,45 126,92 136,49 99,82

(Nguồn tổng hợp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Cơ cấu các ngành công nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối (99,09%), tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác chiếm rất nhỏ (0,86%) (chủ yếu là khai thác đá, cát, than bùn, than non), tỉ trọng ngành CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiếm rất nhỏ 0,05% .

Trong ngành công nghiệp chế biến, tỉ trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm xuống từ 62% (2005) xuống còn 37% (2012), tỉ trọng ngành nông, lâm sản, thực phẩm có xu hướng tăng từ 16,2% lên 25,8%, tỉ trọng cơ khí chế tạo cũng có xu hướng tăng từ 4%

lên 15,4%, ngành dệt – may, da – giày cũng có xu hướng tăng từ 1,4% lên 5,3%, ngành hoá chất chiếm 3,1%, ngành điện tử - tin học chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu của ngành chỉ chiếm 0,2%. Như vậy, lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là chủ yếu vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động của tỉnh, chưa có đầu tư nhiều vào các ngành đòi hỏi chất xám như điện tử - tin học.

Bảng 2.34.GTSX một số ngành công nghiệp Khu vực KT ngoài nhà nước

(Đơn vị: tỉ đồng – giá so sánh) 2005 2008 2010 2012

Tổng số 2.055,5 3.931,2 4.960,5 5.634,3 1. Công nghiệp khai thác 32,2 31,2 33,8 48,4 2. Công nghiệp chế biến 2.023,4 3.900 4.926, 2 5.583,1 Nông, lâm sản, thực phẩm 326,9 466,3 1.092,5 1.438,3 Dệt – may, da – giày 28,2 113,2 250,6 294,6

Cơ khí chế tạo 83,8 500,4 650,1 862,0

Hoá chất 76,2 121,7 169,4 173,2

Vật liệu xây dựng 1.258,4 2.376,1 2.201,4 2.063,3

Sắt, thép 104,3 5,0 443,6 552,5

Điện tử, tin học 34,7 59,8 9,3 11,3

Các ngành khác 111 257,5 109,3 187,9

3. CN SX và phân phối

điện, khí đốt, nước - - 0,5 2,8

(Nguồn xử lí tổng hợp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2008, 2012)

Mặc dù, chiếm tỉ trọng không cao trong cơ cấu ngành của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhưng trong giai đoạn 2005 – 2012 ngành dệt – may, da – giày và cơ khí chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao nhất gần 40%, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tuy có chiếm tỉ trọng cao nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,3% và dần chậm lại. Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất sắt, thép khá cao gần 27% (để phục vụ cho việc xây dựng và ngành cơ khí). Trong giai đoạn này, ngành điện tử - tin học có mức tăng trưởng âm (-14,8%) (do sản

phẩm không cạnh tranh được so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc được chia làm 2 hình thức đầu tư chính: hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong những năm qua, công nghiệp của tỉnh có những bước phát triển một cách vượt bậc là do sự đóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, GTSXCN của khu vực kinh tế này chỉ có 6.210,1 tỉ đồng nhưng đến năm 2012 đạt 102.474,8 tỉ đồng, tăng gấp 16,5 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng của khu vực này luôn đạt ở mức cao (bảng) riêng năm 2012 có mức tăng trưởng âm (do thị trường thế giới có nhiều biến động – khủng hoảng kinh tế, nợ công…)

Bảng 2.35.GTSX và Tốc độ tăng trưởng Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực KT có vốn

đầu tư nước ngoài 2000 2004 2008 2010 2012 GTSXCN (tỉ đồng)(giá

hiện hành) 6.210,1 13.596,3 44.085,8 70.028,8 102.474,8 Tốc độ tăng trưởng (năm

trước = 100%) 181,2 113,2 120, 5 124, 6 98,3

(Nguồn tổng hợp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Trong khu vực này, tỉ trọng ngành cơ khí chế tạo chiếm cao nhất 93,3%

(2012) (do đóng góp rất lớn của 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Honda và Tôyôta); đứng thứ hai là ngành dệt – may, da – giày chiếm 4,3% và đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng (vì trong tương lai những ngành đòi hỏi nhiều lao động phổ thông sẽ dần bị thay thế bởi những ngành đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao). Các ngành khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể trong cơ cấu ngành công nghiệp của khu vực kinh tế.

Bảng 2.36.GTSX một số ngành công nghiệp Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài

(Đơn vị: tỉ đồng – giá so sánh)

Năm 2005 2008 2010 2012

TỔNG SỐ 11.943,6 28.289,2 36.775,6 43.461,8 1. Công nghiệp chế biến 11.943,6 28.289,2 36.775,6 43.461,8 Nông, lâm sản, thực phẩm 173,9 317,0 332,3 379,3 Dệt – may, da – giày 628,6 1.059,3 1.021,9 1.850,7 Cơ khí chế tạo 11.023,6 26.881,3 34.922,5 40.526,7

Hoá chất 112,6 3,4 12,4 13,9

Vật liệu xây dựng 4,9 1,4 1,3 1,6

Sắt, thép - - 5,3 5,7

Điện tử, tin học - 2,3 25,6 35,3

Các ngành khác - 24,5 454,3 648,6

(Nguồn xử lí tổng hợp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2008, 2012)

Trong giai đoạn 2005 – 2012, ngành cơ khí chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao nhất 20,4%; tiếp theo là ngành dệt – may, da – giày 16,7%; ngành nông, lâm sản, thực phẩm là 11,8%. Ngành điện tử, tin học mặc dù chiếm tỉ trọng không đáng kể, nhưng trong thời gian qua nó có tốc độ tăng trưởng một cách vượt bậc 97,9% (giai đoạn 2008 – 2012) (do đóng góp rất lớn của 2 doanh nghiệp nước ngoài là Tập đoàn FoxConn - Hồng Hải và Tập đoàn Compal. Ngoài ra, còn có công ti liên doanh Nagakawa Nhật Bản, công ti Fuyong,…).

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)