CÁC GI ẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 149 - 156)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.4. CÁC GI ẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP

Trong khi tích lũy nội tỉnh còn hạn hẹp, chủ trương tranh thủ, huy động các nguồn vốn là giải pháp quan trọng. Trong các nguồn vốn, vốn ưu đãi đầu tư, vốn tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Các hình thức huy động vốn khác, như: giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp; liên doanh, liên kết thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; huy động từ quỹ đất; vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài... là những hướng quan trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện mục tiêu quy hoạch là nguồn vốn huy động từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước với mọi thành phần kinh tế. Vốn của Nhà nước cần tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu lớn của tỉnh, ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Vốn tích lũy của các doanh nghiệp và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng cơ sở. Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ưu tiên cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Để thu hút và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Cần tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gắn chặt việc sử dụng vốn vay với trách nhiệm trả nợ.

- Cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị tốt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của các địa phương kèm theo các hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư, địa điểm, hạ tầng cơ sở, các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn... để vận động, thuyết phục các nhà đầu tư.

- Tiến hành cổ phần hoá toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động vốn trong dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; các dự án là đầu tàu về sản xuất thành phẩm, sẽ đóng vai trò cầu nối thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Chủ đầu tư các khu công nghiệp quán triệt chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp của tỉnh, ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp.

- Chú trọng vào việc thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời có chiến lược thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy liên kết cho các doanh nghiệp nội địa.

3.4.2. Giải pháp về khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ giữa vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp. Do đó, cần phải:

- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, sử dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh

học, công nghệ thông tin, công nghệ robot... để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn.

- Khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu thay thế, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường để tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tập trung nâng cao công nghệ, thiết bị phát triển tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu của các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ để tăng cường các sản phẩm xuất khẩu từ công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư.

- Ưu đãi cao theo quy định cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển công nghiệp. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại tỉnh.

- Từng bước phát triển các cơ sở công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng, phụ kiện chi tiết máy, vật tư kỹ thuật mà các ngành công nghiệp có nhu cầu; có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế....để khai thác có hiệu quả công nghệ đã đăng ký ở nước ngoài.

3.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nhân tố con người luôn giữa vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược

phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cần được xác định là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế canh tranh thu hút đầu tư của tỉnh. Do vậy, cần phải có những giải pháp như sau:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh;

- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào các ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo, điện tử... là tiền đề cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới. Đẩy mạnh việc phối hợp, liên kết với các Trường Đại học, các Trung tâm dạy nghề có uy tín; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo nhân lực ở các cơ sở dạy nghề; gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của tỉnh và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của Tỉnh.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp cần phải quan tâm đầy đủ tới cơ cấu chuyên môn: nhân lực quản lý, điều hành;

nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao; công nhân kỹ thuật.

- Người lao động cần có tác phong công nghiệp, cần hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với xã hội.

- Đối với những lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp THPT, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong và ngoài nước sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Và có những chính sách ưu tiên cho những sinh viên giỏi, những chuyên gia giỏi từ bên ngoài(nhất là lĩnh vực ngành cần ưu tiên phát triển) và những người đang công tác ở nơi khác muốn trở về quê hương để tránh làm “chảy máu chất xám” trong nguồn nhân lực của tỉnh.

3.4.4 Giải pháp về thị trường

Hiện nay, nước ta nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đang phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Thị trường có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh vì nó là “đầu ra” và “đầu vào”

của sản phẩm hàng hoá, nó là “đòn bẩy” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Để thực hiện chiến lược thị trường cho sản phẩm công nghiệp của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh cần chú ý những giải pháp sau:

- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường nước ngoài để tăng thị phần xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc. Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ,…

- Mở rộng thị trường tiêu thụ kể cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh hệ thống tiếp thị, xúc tiến thương mại. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong hoạt động phát triển phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường, nâng cao sức mua của thị trường để phát triển sản xuất.

- Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

- Thông qua các doanh nghiệp để tổ chức hội thảo, xúc tiến đầu tư để phục vụ cho chính doanh nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại.

- Cần có chính sách hỗ trợ để phát triển thị trường ở nông thôn do sức mua vẫn còn hạn chế.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông, chuyển giao giống và kỹ thuật mới.

3.4.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Việc xây dựng và hình thành nhanh chóng các KCN để thu hút đầu tư ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong những năm qua đã có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, môi trường sống của con người.

Trước thực trạng báo động về môi trường ở Vĩnh Phúc, có thể nói việc giải quyết hài hoà giữa mục tiêu thu hút đầu tư để phát triển KT – XH gắn với bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Do đó, Tỉnh cần phải đưa ra được các giải pháp để giải quyết tốt nhất những vấn đề môi trường, đặc biệt là trong các KCN trên địa bàn Tỉnh nhằm tạo nên môi trường sống trong lành cho nhân dân, môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và không ngừng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

- Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do phát thải công nghiệp, khí thải của xe cộ…

- Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, xử lý bảo vệ môi trường của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.

Riêng đối với KCN:

- Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí; áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống sông ngòi; thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm đảm bảo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường.

- Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nước thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát thải các chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ những tác động tới môi trường và các biện pháp xử lý khắc phục.

3.4.6. Các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp trên, còn có thêm một số giải pháp khác như là:

- Thực hiện có hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình một cửa liên thông qua Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Vĩnh Phúc. Thực hiện tốt các giải pháp trong đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bồi thường và giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng các dự án.

- Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chủ lực đầu tư của tỉnh. Tăng cường các mối liên kết để nâng cao giá trị của sản phẩm.

- Cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề ở nông thôn để tiến tới thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở nông thôn

Trên đây là các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.

Các giải pháp này có mối quan hệ hỗ trợ, bổ trợ cho nhau. Giải pháp này là cơ sở, là tiền đề cho thực hiện các giải pháp khác. Do đó, trong quá trình thực hiện, không nên quá chú trọng giải pháp này, coi nhẹ giải pháp kia mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa kinh tế - môi trường – xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 149 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)