Th ực tiễn phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2. Th ực tiễn phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du, miền núi phía Bắc và Tây Bắc với vùng biển phía Đông, có hình dạng như một tam giác khổng lồ có đỉnh ở trung tâm và mở rộng về rìa phía đông nam Bắc Bộ.

Tọa độ địa lí (phần đất liền) từ 21034’B (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đến 19054’B (Kim Sơn – Ninh Bình) và từ 105018’Đ (Ba Vì – Hà Nội) tới 106048’Đ (Đồ Sơn – Hải Phòng).

Phía bắc và tây giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc – vùng giàu tiềm năng khoáng sản, thủy điện, nông – lâm; phía nam và tây nam giáp Bắc Trung Bộ - trên tuyến giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế phía Nam;

phía đông và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ - vùng biển giàu tiềm năng với chiều dài đường bờ biển dài khoảng 350 km.

Vùng ĐBSH là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ từ rất sớm, có truyền thống cách mạng, văn hóa lâu đời, có thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của Bắc Bộ và cả nước, có vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây chính là một trong hai vùng động lực phát triển kinh tế của quốc gia, là đầu mối của hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

ĐBSH bao gồm có 10 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh với diện tích 14.948 km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước) và dân số là 19.059,5 nghìn người (2012) (chiếm 21,47% dân số cả nước).

ĐBSH là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Dựa trên các lợi thế về vị trí địa lí, mạng lưới giao thông vận tải, thị trường tiêu thụ, sức hút, sức lan tỏa của các đô thị trung tâm và đặc biệt ưu thế về nguồn lao động, sản xuất công nghiệp của vùng phát triển từ khá sớm và luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cả nước. Tỉ lệ đóng góp của ngành công nghiệp (bao gồm cả ngành Xây dựng) chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 43,8%

trong cơ cấu GDP của vùng, tiếp sau đó là ngành dịch vụ chiếm 43,6%, thấp nhất là ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 12,6% (2010). Cơ cấu GDP của vùng trong những qua có sự chuyển biến tích cực: khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 23,4% năm 2000 giảm xuống còn 12,6% năm 2010; trong khi đó các ngành phi nông nghiệp tăng từ 76,6% năm 2000 lên 87,4% năm 2010, trong đó tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ khá cân bằng.

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng lên nhanh chóng từ 57.863,4 tỉ đồng năm 2000 lên 1.272.673,9 tỉ đồng năm 2012, gấp 22 lần. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trung bình năm trong giai đoạn 2000 – 2010 là 17,8% cao hơn mức trung bình của cả nước (15,1%)ĐBSH hiện chiếm 27,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, đứng thứ 2 sau Đông Nam Bộ. Công nghiệp của vùng là hạt nhân của toàn bộ nền công nghiệp Bắc Bộ và là bộ phận quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền công nghiệp của cả nước.

Sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH có sự phân hóa theo hai tiểu vùng khá rõ rệt. 6 tỉnh/thành phía bắc thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có sản xuất công nghiệp phát triển chiếm 90,73% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng trong khi 4 tỉnh phía nam chỉ chiếm 9,27%. GTSXCN của thủ đô Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất (31,46%) sau đó là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vàHải Phòng.

Bảng 1.5. GTSXCN vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: tỉ đồng – giá hiện hành) Tỉnh/thành phố 2000 2005 2012 % toàn vùng 2012

Toàn vùng

% so với cả nước

57.683,4 17,2

193.143,4 19,5

1.272.673,9

27,5 100

Hà Nội 27.546,2 89.886,6 400.371 31,46

Vĩnh Phúc 6.522,4 21.187,9 121.169,4 9,49

Bắc Ninh 2.689,7 12.789,7 237.425,2 18,66

Hải Dương 3.684,1 11.700,0 90.164,3 7,08

Hải Phòng 8.230,0 25.231,3 103.915,9 8,17

Hưng Yên 3.147,4 13.443,4 74.055,4 5,82

Thái Bình 1.961,7 5.365,4 34.324,6 2,70

Hà Nam 1.270,1 3.562,7 26.016,7 2,04

Nam Định 1.967,8 6.653,5 33.044,3 2,60

Ninh Bình 664,0 3.324,7 34.603,8 2,72

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 và 2012)

Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo đặc biệt ở một số ngành quan trọng như cơ khí, vật liệu xây dựng, điện lực. Năm 2010, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước giảm xuống chỉ còn chiếm 13,1%. Khu vực ngoài nhà nước có tốc độ và tỉ trọng tăng liên tục và vững chắc từ 22,2% (2000) lên 38% (2010). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiện chiếm tỉ trọng cao nhất (48,9%), nhờ sự thu hút vào các khu công nghiệp để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dành cho xuất khẩu.

Về cơ cấu ngành, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chủ yếu được đóng góp bởi một số ngành công nghiệp cơ bản. Tỉ trọng của công nghiệp chế biến gần như tuyệt đối (95,6% năm 2010). Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác không đáng kể (0,8%) và đang có xu hướng giảm đi trong cơ cấu công nghiệp do ở đây có nguồn tài nguyên khoáng sản khá nghèo nàn cả về chủng

loại và trữ lượng. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiếm tỉ trọng nhỏ (3,6%).

Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỉ trọng tuyệt đối dựa trên các thế mạnh đặc trưng của vùng là nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng tương đối hoàn thiện, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn… Vùng ĐBSH đang trú trọng những sản phẩm có lợi thế so sánh như sản xuất động cơ điện và vật liệu mới, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử - tin học, dệt – may, da – giày, hàng nhựa, hàng thủ công mĩ nghệ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp vật liệu xây dựng,…

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của vùng ĐBSH là tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp cơ bản, nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo. Các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản có xu hướng giảm dần. công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt – may, da – giày, công nghiệp hóa chất có xu hướng ổn định trong cơ cấu.

Về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tính đến tháng 6 năm 2011, toàn vùng ĐBSH có 93 KCN đã có quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ, trong đó phần lớn đã đi vào hoạt động. Các địa phương có nhiều KCN tập trung là Vĩnh Phúc (18 KCN), Bắc Ninh (16 KCN), Nam Định (12 KCN), Hải Dương (10 KCN), Hà Nội (8 KCN),…Các KCN trong vùng đã thu hút nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước. Tính đến tháng 6 năm 2011, các KCN thuộc vùng ĐBSH đã thu hút được trên 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng kí khoảng 50 nghìn tỉ đồng và trên 450 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng kí xấp xỉ 5 tỉ USD. Các KCN này đã tuyển dụng được trên 22 vạn lao động.

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành CN như dệt – may, chế biến thực phẩm, sản xuất ô tô, xe máy, phụ tùng, cơ khí chính xác, sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, điện – điện tử,…

ĐBSH có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, trong đó có một số trung tâm có ý nghĩa không chỉ với vùng mà còn với cả nước, tiêu biểu là Hà Nội.

Xung quanh Hà Nội là hàng loạt các trung tâm công nghiệp vệ tinh như Bắc Ninh, Phúc Yên, Hải Phòng…

Định hướng phát triển công nghiệp của vùng đến năm 2020 cụ thể:

Công nghiệp vùng ĐBSH phát triển theo hướng khai thác lợi thế so sánh tập trung vào một số ngành sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sinh học hóa phẩm trở thành ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn tiếp đến trở thành các ngành công nghiệp chủ lực của vùng. Nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao lên 30% vào năm 2020:

- Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản.

- Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu. Phát triển các cụm khu công nghiệp cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin để chúng trở thành ngành CN chủ lực của vùng.

- Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Mở rộng quy mô công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tiêu thu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển các KCN phù hợp với phát triển đô thị, giao thông và cận đối sử dụng đất nông nghiệp. Các KCN đều phải có hệ thống xử lí nước thải tập trung để chống ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)