CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Theo niên giám thống kê 2012 của Cục Thống kê Vĩnh phúc, dân số tỉnh Vĩnh Phúc có 1.020.597 người, mật độ dân số 824 người/km2, chiếm 1,15% dân số cả nước và 5,04% dân số vùng ĐBSH. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh ở mức trung bình 1,17% (2012) mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm là 11.940 người, đây chính là nguồn lao động dự trữ lớn trong tương lai để tỉnh có thể thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Vĩnh Phúc có nguồn lao động dồi dào, theo thống kê của tỉnh năm 2012 số người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động là 706.440 người chiếm 69,22% dân số trong tỉnh, hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là hơn 21.000 người/năm. Đây chính là tiềm năng về lao động rất lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kĩ thuật mới, sáng tạo trong lao động.
86.517,40 ha;
chiếm 69,85%
35.182,82ha;
chiếm 28,40%
2.161,40 ha;
chiếm 1,75%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu đồ 2.3. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012
Cơ cấu nguồn lao động: Tỉ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 62,5% số lao động (2012), ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 26% còn lại là ngành dịch vụ, Trong giai đoạn 2000 – 2012 tỉ lệ lao động giữa các ngành có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ đặc biệt là ngành công nghiệp từ 5,52% lên 26% và dịch vụ từ 6,33% lên 11,5%.
Bảng 2.2. Nguồn lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012
Năm 2000 2004 2008 2012
Nguồn lao động (người) 672.200 748.050 672.610 706.440 - Trong đó: CN và XD 37.100 108.970 126.500 148.830 + Riêng Công nghiệp 32.823 55.244 68.395 91.270
(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004, 2012)
Chất lượng nguồn lao động đang có những bước chuyển biến tích cực, số lượng lao động đã qua đào tạo đang làm việc tại các ngành kinh tế chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong lực lượng lao động của tỉnh tăng từ 14,1% (2008) lên 19,1% (2012).Qua khảo sát năm 2010, lao động có trình độ trên Đại học có khoảng 939 người (gấp 11,89 lần so với năm 2000); lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng khoảng 48.879 người (gấp 2,93 lần so với năm 2000);
công nhân sơ cấp nghề trở lên cũng tăng 5,89 lần so với năm 2000; lao động
1.110.111
1.154.792
1.014.488 1.020.597 1,32
1,09
1,13 1,17
0 0,5 1 1,5
900000 950000 1000000 1050000 1100000 1150000 1200000
2000 2004 2008 2012
Dân số (người) Gia tăng dân số tự nhiên (%)
phổ thông là 464.687 người. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, trong khu vực kinh tế trung ương và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2012, nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng dần đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.
2.1.3.2. Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng theo thời gian. Năm 2000, tổng số vốn đầu tư chỉ đạt 634,8 tỉ đồng thì đến năm 2012 con số này đạt 14.880,98 tỉ đồng tăng 23,4 lần. Điều đó chứng tỏ rằng, chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định.
Bảng 2.3.Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2000 2004 2008 2010 2012
Tổng vốn đầu tư 634.837 4.032.629 8.398.500 14.482.867 14.880.980 Vốn khu vực Nhà nước 185.040 786.128 1.673.845 3.758.015 4.911.700 Vốn khu vực ngoài Nhà
nước 314.031 2.501.767 4.738.678 7.595.426 6.566.500 Vốn khu vực đầu tư
trực tiếp của nước ngoài
123.455 744.734 1.985.977 2.353.255 2.666.250
Nguồn vốn khác 12.311 - - 776.171 736.530
(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)
Xét theo nguồn vốn đầu tư theo khu vực kinh tế, Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất 44,1% (2012), tiếp theo là khu vực ngoài nhà nước 33%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 17,9%. Nguồn vốn khác cũng tăng lên từ 1,9% (2000) lên 4,9% (2012).
Nguồn vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế, thời gian từ năm 2000 đến năm 2012 tỉ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp có xu hướng giảm
xuống từ 59,6% xuống còn 32,6%. Các ngành khác thì có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ngành dịch vụ.
Bảng 2.4.Vốn đầu tư phân theo ngành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2000 2004 2008 2012
Tổng vốn đầu tư 634.837 4.032.629 8.398.500 14.880.980 Ngành công nghiệp
TĐ: - Khai khoáng
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
378.379 - 364.889
13.490
2.251.548 4.521 2.197.166
49.861
3.633.431 34.867 3.484.735
113.829
4.850.554 27.973 4.662.351
160.230
Ngành khác 256.458 1.781.081 4.765.069 10.030.426 (Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)
Trong cơ cấu nguồn vốn của ngành công nghiệp nói riêng, tỉ trọng nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư công nghiệp từ 96 – 97%; tỉ trọng nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai khoáng dần được tăng lên từ 0% (2000) lên 0,6% (2012); tỉ trọng ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiếm khoảng 3% trong suốt giai đoạn 2000 – 2012.
2.1.3.3. Khoa học – công nghệ
Hoạt động khoa học - công nghệ của tỉnh đã được chú trọng và không ngừng phát triển; công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin. Tiềm lực khoa học và công nghệ không ngừng phát triển; trang thiết bị các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm được đầu tư ngày càng hiện đại; hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; an toàn bức xạ;
sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra; hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ngày được nâng cao.
Bên cạnh đó, hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh còn tồn tại một số hạn chế, đó là: Công nghệ sản xuất của một số dự án còn tụt hậu so với công nghệ hiện tại của thế giới; một số doanh nghiệp chưa đầu tư để đổi mới công nghệ… dẫn đến sản phẩm có tính cạnh tranh thấp, chưa có sản phẩm có tính đặc thù và công nghệ cao; giá trị công nghệ trong các sản phẩm còn thấp.Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu, nhất là những chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu; số lượng cán bộ giỏi về ngoại ngữ còn ít, đây là những cản trở không nhỏ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.1.3.4. Thị trường
Vĩnh Phúc có rất nhiều thị trường tiềm năng, đầu tiên phải kể đến đó là thị trường trong tỉnh, với dân số hơn 1 triệu người đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm khá rộng lớn và thị trường nguồn lao động dồi dào phục vụ rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng.
Tiếp theo, là các thị trường các tỉnh lân cận như là thị trường Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng; thị trường các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; thị trường các tỉnh phía Nam…
+ Thị trường Hà Nội và vùng Đồng bằng Sông Hồng:Vùng ĐBSH có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, đầu mối giao lưu thương mại trong nước và quốc tế. Hà Nội và vùng ĐBSH đã và sẽ là thị trường quan trọng của Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc có thể mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác phát triển thương mại, dịch vụ. Hà Nộivà vùng ĐBSH là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh, đồng thời cũng là thị trường cung ứng chính cho nhu cầu phát triển thương mại và thị trường của tỉnh. Hà Nộivà vùng ĐBSH là đối tác tiềm năng có thể kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết để sản xuất chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
+ Thị trường các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc:Đây là khu vực thị trường đang phát triển với nhiều tiềm năng mà Vĩnh Phúc có thể khai thác như: thu hút nông sản, khoáng sản thô cho phát triển công nghiệp chế biến.
Thông qua phát triển các dịch vụ thương mại để làm cầu nối trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Miền núi trung du với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các địa phương khác. Đồng thời, Vĩnh Phúc có thể tăng cường liên kết với các đối tác ở một số tỉnh có biên giới, cửa khẩu như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu…. để xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và Lào.
+ Thị trường các tỉnh phía Nam: Khu vực thị trường năng động, giàu tiềm năng, có nhiều địa phương thuộc vùng động lực tăng trưởng của cả nước, trong đó nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Tuy có khoảng cách khá xa về địa lý nhưng với sự cải thiện năng lực giao thông của đất nước, Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại theo các hướng như thu hút đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hiện đại hóa loại hình và phương thức kinh doanh, trao đổi các hàng hoá nông sản đặc trưng của từng vùng miền, phát huy lợi thế trung chuyển hàng hóa của Vĩnh Phúc, kết nối thị trường các tỉnh phía Nam với thị trường miền núi phía Bắc và thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng phải kể đến thị trường rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế là thị trường nước ngoài. Đây là thị trường cung cấp cho tỉnh những thiết bị máy móc công nghệ trong sản xuất và kinh nghiệm quản lí, đồng thời cũng là thị trường tiềm năng để tỉnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
2.1.3.5. Cơ sở hạ tầng + Giao thông vận tải:
Về đường ô tô: Vĩnh Phúc có 105,3 km quốc lộ chạy qua gồm 39 Km Quốc lộ 2 nối Hà Nội với Lào Cai; 45,75 Km Quốc lộ 2C Vĩnh Thịnh đi Tuyên Quang; 25 Km Quốc lộ 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo... Ngoài ra có 18 tuyến tỉnh lộ phân bố khắp các huyện trong tỉnh, tổng chiều dài là 298,5km, trong đó có 5 tuyến với chiều dài 93,5 Km nối thông ngoại tỉnh rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cầu Trung Sơn và cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây đã khánh thành và đưa vào sử dụng đây là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam... Tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40Kmvới bề rộng đường 25,5m với 4 làn xe chạyđã được khai thông toàn tuyến đường.
Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằm bao quanh tỉnh về phía Nam và phía Tây, hiện tỉnh có 3 cảng là Chu Phan và Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô. Hướng phát triển sắp tới: xây dựng cảng Vĩnh Thịnh, Như Thụy, Chu Phan thành các cảng lớn, Ngoài ra, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và hệ thống sông, suối nhỏ đan xen cũng có giá trị nhất định trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Về đường sắt: có 35 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 huyện, thành, thị trong tỉnh với 5 ga hành khách và hàng hoá,trong đó có hai ga quan trọng là ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên. Đường sắt nối Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước, đặc biệt là nối với Trung Quốc – Một thị trường lớn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài.
+ Điện lực:Mạng lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong sự phát triển của hệ thống điện của các tỉnh Miền Bắc. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 100% xã, phường có điện lưới quốc gia . Hiện tại có 2 trạm biến áp 110KV đặt ở Phúc Yên và Vĩnh Yên; các trạm được nối với điện lưới quốc gia qua
đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh. Ngoài ra, hỗ trợ điện cho Vĩnh Phúc còn có 2 đường dây 35 KV từ trạm 110KV Việt Trì (Phú Thọ) và 1 đường dây 35KV từ Đông Anh (Hà Nội). Nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ điện lưới quốc gia, với hệ thống truyền tải và phân phối điện được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
+ Cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia, Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày-đêm; nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày- đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện, với 28 bưu cục, 107 điểm bưu điện Văn hóa xã, 43 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát;
430 trạm thu phát sóng thông tin di động, với tổng số 877.300 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại đạt bình quân 73 máy/100 dân.
Những tiềm năng về cơ sở hạ tầng trên đã tạo ra một lợi thế quan trọng cho sự phát triển và thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc.
2.1.3.6. Chính sách phát triển công nghiệp
Đường lối chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là yếu tố quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lí cho việc phát triển công nghiệp, đồng thời định hướng để quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với mục tiêu chung của vùng công nghiệp ĐBSH và cả nước.
Đầu tiên, phải kể đến các chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước thông qua các nghị quyết, quyết định, chiến lược,…
Chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam, đây là một chính sách của nhà nước nhằm xác định việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp. Trong
khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật, chiến lược công nghiệp hoá là ưu tiên phát triển các ngành:Điện tử; Máy nông nghiệp; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Đây chính là quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp của nhà nước để các địa phương có được hướng đi đúng đắn.
Ngoài ra, còn có các quyết định về quy hoạch các ngành công nghiệp, khu công nghiệp của cả nước do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, trong đó có những định hướng rất cụ thể về việc phát triển công nghiệp của cả nước.
Ở cấp vi mô, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân rất quan tâm đến việc phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, ban hành ra nhiều chính sách ưu tiên để phát triển công nghiệp. Đáng chú ý nhất là việc Uỷ ban nhân dân đã chỉ đạo Sở Công thương nghiên cứu Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và những định hướng chính cho việc phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.3.7. Mối quan hệ liên vùng, khu vực và quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đã làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về ngoại giao, với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ về quan hệ buôn bán. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tiến trình khu vực hóa ngày càng diễn ra sâu rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như là AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường, mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát điểm của nền kinh tế còn rất thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập của quốc tế và khu vực. Việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước là điều kiện để Vĩnh Phúc có điều kiện để chuyển giao công nghệ trong sản xuất, cạnh tranh được các sản phẩm trên thị trường quốc tế và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước nước ngoài. Tính đến nay, các sản phẩm sản xuất của tỉnh đã xuất khẩu sang 40 nước. Xuất sang EU giày thể thao; sang Nhật: chè, hàng thủ công mĩ nghệ, sản phẩm gỗ; sang Nga, Đông Âu: chè, sản phẩm may mặc; sang Hoa Kì:
hàng thủ công mĩ nghệ, giày thể thao… Những biến động của của khu vực và quốc tế cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và việc phát triển công nghiệp nói riêng.