CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
a. Khoáng sản
Nhóm khoáng sản kim loại
- Barit: chủ yếu gặp dưới dạng tảng lăn, có nguồn gốc nhiệt dịch, đi với chì, kẽm, gồm ba dải mạch ở Đạo Trù (Tam Đảo).
Dải mạch Vĩnh Ninh: dài 10 m, dày 0,2 - 0,3m, chủ yếu là galen, xphalerit kèm barit và thạch anh.
Dải mạch Suối Son: dài 40m, rộng 0,5 - 1m, Dải mạch này phát triển không liên tục, Quặng là galen, đi kèm limolit và barit, đá vây quanh là serinit và acgilit,
Dải mạch xóm Tân Lập: có nhiều nhánh, dài 30 - 50m, dày 0,5 - 1m.
- Đồng: mới phát hiện được các điểm khoáng nghèo quặng là chancopyrit được đi kèm với pirit, pirotin, Có thể kể đến các điểm khoáng hóa ở Suối Son, Đồng Giếng (Đạo Trù), Đồng Bùa (Tam Quan), Hợp Châu, Bàn Long, Minh Quang thuộc huyện Tam Đảo.
- Vàng: dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo có nhiều mạch thạch anh được xác định cùng tuổi với khoáng hóa vàng và những vành phân tán vàng sa khoáng ở Đạo Trù, Minh Quang (Tam Đảo), Thanh Lanh (Bình Xuyên), Thanh Lộc (Phúc Yên).
- Thiếc: có trong sa khoáng ở xóm Giếng (Đạo Trù), suối Đền Cả (Đại Đình), Các nhà địa chất dự báo ở vùng núi Tam Đảo còn có một loại thiếc thớ gỗ, giàu tiềm năng nhưng chưa phát hiện được.
- Sắt: có hai dải đáng kể là: Dải sắt Bàn Giản (Lập Thạch): khoáng vật chứa sắt là manhetit, có chiều dài 200 m, rộng 50 m, phần trên là mũ sắt và đá ong, nhân dân khai thác làm gạch táng ong, Manhetit ở đây thuộc loại sắt từ, dùng để sản xuất từ tính.
Dải sắt Khai Quang (Vĩnh Yên): bắt đầu từ xã Đạo Tú, Thanh Vân (Tam Dương) qua Định Trung về Khai Quang (Vĩnh Yên), có chiều dài hàng chục kilomet, rộng hàng chục mét, có chỗ hàng trăm mét.
Sắt ở Khai Quang cũng mới được điều tra và phát hiện, quặng chủ yếu là hematit, manhetit, phần trên mặt đã biến đổi thành limonit và gotit, hàm lượng đạt 40 - 50%.
Ngoài hai điểm trên, còn có một số điểm sắt như ở Đồng Bùa (Tam Đảo), Đây là khu vực cần được nghiên cứu chi tiết để có thể phát hiện các vùng có khoáng sản quan trọng nói trên.
Nhóm khoáng sản phi kim loại
Ở Vĩnh Phúc, khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc phong hóa từ đá alumoxilicat như granit, plagio granit có các mạch đá aplit, sionit phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch, Mỏ cao lanh Định Trung (Vĩnh Yên) có diện tích 5,5 km2, Có hai loại:
- Cao lanhdo đá granit phong hóa, trữ lượng trên 6 triệu tấn, Cao lanh phong hóa còn có ở Thanh Vân, Hướng Đạo, Hoàng Hoa (Tam Dương), Yên Dương (Tam Đảo) nhưng chưa được đánh giá.
- Cao lanh do đá mạch kiềm Pecmalit, Sienitđược phong hóa triệt để từ đá thuần Fenspat, phân bố ở mỏ Định Trung, xóm Mới Thanh Vân và rải rác ở thôn Lai Sơn (phường Đồng Tâm, Vĩnh Yên), xã Kim Long (Tam Dương).
Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo tài nguyên khoáng sản, tuy có một số khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ phân tán, không thuận lợi cho việc khai thác. Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là cao lanh, cát sỏi với trữ lượng lớn, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh. Và cũng có vai trò quan trọng trong việc triển ngành luyện gang, thép và công nghiệp cơ khí của tỉnh phát triển.
b. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc không giàu, độ che phủ thấp (22,7%
năm 2012). Diện tích rừng tự nhiên không lớn (khoảng 9,4 nghìn ha), diện tích rừng trồng là 18,8 nghìn ha. Sản lượng gỗ hàng năm khai thác của tỉnh là khoảng hơn 26.000 m3 từ rừng trồng, trong đó gỗ làm nguyên liệu giấy là khoảng hơn 20.000 m3. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy và ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế gỗ của tỉnh.
2.1.1.2. Tài nguyên cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho công nghiệp - Than antraxit: có ở xã Đạo Trù (Tam Đảo), xác định chiều dài vỉa 20 m, bề dày vỉa 0,5 - 0,8 m, trữ lượng khoảng 1.000 tấn, có nhiệt lượng 7.000 – 8.000 kcal.
- Than nâu: địa tầng chứa than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô), Vỉa than Bạch Lưu dày 0,8 m, dài 10 m, chưa được thăm dò và đánh giá, Vỉa than Đồng Thịnh dày 0,4 - 0,5 m, nằm thoải dưới chiều sâu 5 - 7 m, phủ trên là sét kết và bột kết, có trữ lượng khoảng vài ngàn tấn, Than nâu có nhiệt lượng 6.000 – 8.000 kcal.
- Than bùn: Vĩnh Phúc có nhiều điểm than bùn, trong đó đáng kể là hai vùng: xã Văn Quán (Lập Thạch) và các xã Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương).
Than bùn Văn Quán có trữ lượng ước khoảng hàng trăm ngàn mét khối, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.
Than bùn Hoàng Lâu phổ biến trên hàng chục hecta ở vùng đầm lầy và đầm chiêm trũng, Chiều dày lớp than từ 1 - 2 m, có chỗ tới 3 m, dưới lớp phủ 0,5 - 1 m, trữ lượng ước khoảng 500.000 m3, Địa tầng chứa than là cát sét và bột của trầm tích Đệ Tứ hệ tầng Hà Nội, than Humit chưa phân hủy hết cây cối.
Với nguồn nhiên liệu năng lượng chủ yếu là than đây là nguồn nhiên liệu năng lượng khá quan trọng để phục vụ cho ngành luyện kim của tỉnh, nhưng trữ lượng nhỏ khó khăn trong khai thác, nên nguồn tài nguyên này vẫn còn ở dạng tiềm năng.
2.1.1.3. Các nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp a. Nguyên liệu từ ngành trồng trọt
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới.
Các cây trồng nhiệt đới gồm: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na…Các cây trồng á nhiệt đới như: chè, cam, quít, bưởi. Các cây trồng ôn đới gồm: khoai tây, rau bắp cải, su su, cây dược liệu…
Sản lượng và năng suất của một số loại cây trồng trong tỉnh ngày càng tăng nhanh đây là một nguồn nguyên liệu quan trọng để tỉnh phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh và xuất khẩu.
b. Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi
Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh ngày càng gia tăng số lượng. Năm 2012, số lượng đàn trâu là 21,43 nghìn con, đàn bò là 94,06 nghìn con, đàn lợn là 480,1 nghìn con; số lượng gia cầm là hơn 8,6 triệu con (gà chiếm 85%;
vịt, ngan, ngỗng là 15%).
Các sản phẩm giết thịt từ chăn nuôi ngày càng tăng về số lượng. Thịt trâu hơi là 1.908,4 tấn; thịt bò hơi là 6.020,4 tấn; thịt lợn hơi là 65.008,5 tấn;
thịt gia cầm là 22.183,6 tấn (số liệu thống kê năm 2012). Các sản phẩm không qua giết thịt cũng ngày càng tăng nhanh về số lượng, cụ thể: trứng là 333,7 triệu quả; sữa tươi là 5,2 triệu lít; mật ong là 71,5 nghìn lít,…
c. Nguyên liệu từ ngành thuỷ sản
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh ngày càng được mở rộng, đến năm 2012 là 6.982,7 ha, trong đó 99,92% là diện tích mặt nước dùng để nuôi cá. Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng nhanh về số lượng, năm 2012 đạt 17.934,4 tấn (trong đó từ nuôi trồng chiếm 88,6%; từ cá là 91,82%),…
Tóm lại, với nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp là một động lực và điều kiện quan trọng để tỉnh có thể phát triển nhanh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp – đó là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống và đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung và đặc biệt là phát triển công nghiệp ở nông thôn.
2.1.1.4. Một số điều kiện tự nhiên khác
Một số nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên khác của tỉnh cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển công nghiệp của tỉnh, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
a. Nguồn nước
Tài nguyên nước mặt: Vĩnh Phúc có mạng sông suối, hồ đầm, ao khá đa dạng và phong phú, mật độ sông, suối là 0,5 – 1 km/km2. Sông Hồng chảy qua tỉnh có chiều dài 45 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 5,090 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 200-300 m3/s; sông Lô chảy qua tỉnh với chiều dài 32 km, lưu lượng dòng chảy bình quân lớn nhất 1,460 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 145 m3/s; sông Phó Đáy phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 970 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 2,9 m3/s; hệ thống sông Phan và sông Cà Lồ nằm trên địa bàn tỉnh với chiều dài là 82 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 220 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 0,64 m3/s. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 184 hồ chứa nước, tổng dung
tích 79,12 triệu m3; các đầm pha hồ, ao tự nhiên, tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3; và trữ lượng nước các sông, suối, khe lạch nhỏ khoảng 5,5 triệu m3. Nhiều hồ lớn như hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liên Sơn (Lập Thạch), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước.
Tài nguyên nước dưới đất: Tài nguyên nước dưới đất ở Vĩnh Phúc tương đối dồi dào nhưng phân bố không đều và có giới hạn. Qua tổng hợp, tính toán từ các tài liệu điều tra tìm kiếm thăm dò, các nhà địa chất thuỷ văn đã đánh giá được trữ lượng tự nhiên ở các huyện đồng bằng trên địa bàn tỉnh khoảng gần 85,8 triệu m3. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của toàn tỉnh khoảng 2,12 triệu m3/ngày đêm và có sự phân bố nguồn nước ngầm không đồng đều theo khu vực.
b. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 – 1.800 giờ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,40C.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 – 1.600mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 84 – 89%.
Biểu đồ 2.1. Nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Tam Đảo và Vĩnh Yên năm 2012 Với đặc điểm khí hậu như vậy, nó ảnh hưởng khá lớn tới quá trình lựa chọn và sử dụng máy móc trong sản xuất công nghiệp và cũng ảnh hưởng một cách gián tiếp tới các ngành công nghiệp chế biến nông sản (do ảnh hưởng tới các hoạt động nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).
c. Tài nguyên đất
Đất đai ở Vĩnh Phúc chủ yếu là đất phù sa (chiếm 62,2% tổng diện tích) phân bố tập trung ở vùng đồng bằng. Các loại đất khác là đất bạc màu (24,7%) phân bố chủ yếu ở trung du và đất đồi (13,1%).
Tổng diện tích đất đai của tỉnh là 123.861,62 ha đã sử dụng 121.700,22 ha (98,25% diện tích toàn tỉnh), trong đó sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 49.689,01 ha (40,12%), đất lâm nghiệp 32.433,23 ha (26,19%), đất phi nông nghiệp 35.182,82 ha (28,40%). Đất chưa sử dụng 2.161,40 ha (1,75%) phân bố chủ yếu ở Lập Thạch và Sông Lô, Tam Dương…
Năm 2012, Đất khu công nghiệp có 1.792,66 ha chiếm 5,1% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 1,45% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất khu công nghiệp tập trung ở một số huyện, thành phố như huyện Bình Xuyên 1.170,16 ha; thành phố Vĩnh Yên 146,66 ha;...