CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI
1.2. Liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi
1.2.1. Các tác nhân tham gia liên kết
1.2.1.1. Hộ nuôi tôm
Là chủ thể chính tham gia vào quá trình sản xuất tôm nên vai trò của hộ nuôi tôm gắn kết chặt chẽ với vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế.Hộ nuôi tôm bao gồm các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia trong hoạt động nuôi tôm.
Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểm kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy. Mô hình nuôi chủ yếu theo mô hình thâm canh, một năm có 2 mùa chính và 1 mùa phụ. Để vụ
nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế. Mô hình nuôi được các hộ áp dụng là nuôi thâm canh theo quy trình, kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian của nghề nuôi tôm. Tôm sau thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc bán ra ngoài cho thị trường bán lẻ.
1.2.1.2. Các doanh nghiệp
Tùy từng điềukiện, nhà doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa. Đồng thời,doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nồng dân.Các doanh nghiệp có thể là nhà cung ứng đầu vào, nhà thu gom, doanh nghiệp chế biến…
- Nhà cung ứng đầu vào có thể là doanh nghiệp/cá nhân cung cấp tất cả các loại vật tư đầu vào cho nuôi tôm (giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất…) nhưng cũng có thể là doanh nghiệp/cá nhân chỉ chuyên cung cấp 1 loại vật tư đầu vào cụ thể. Các doanh nghiệp/cá nhân này cũng có thể là người sản xuất trực tiếp các loại vật tư đầu vào cung cấp cho nuôi tôm nhưng phần lớn là các đại lí cho các đơn vị sản xuất các loại vật tư đầu vào này và cung cấp lại cho hộ nuôi tôm. Hiện nay, hệ thống cung cấp vật tư đầu vào cho nuôi tôm được hình thành tương đối tự phát gắn với sự phát triển của các vùng nuôi tôm. Bên cạnh chức năng cung cấp vật tư, hệ thống này thường kiêm luôn chức năng tư vấn cho hộ nuôi tôm về cách thức sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn… trong quá trình sản xuất do hệ thống tư vấn kĩ thuật về thủy sản (như khuyến ngư) hiện nay chưa đáp ứng được hết yêu cầu của hoạt động sản xuất. Mặt khác, hệ thống này cũng có thể có vai trò tương tự như một nguồn cung cấp tín dụng bằng hiện vật cho hộ nuôi tômkhi cần thiết (thường được gọi làứng trước vật tư).
- Nhà thu gom: Do đặc thù của ngành thuỷ sản là phải thu gom tận nơi nuôi trồng nên từ xưa đến nay, đội ngũ nhà thu gom luôn đồng hành với hoạt động sản xuất và làm ăn của các ngư dân và doanh nghiệp thuỷ sản. Có những nhóm nhà thu gom chuyên thu gom hàng cho các doanh nghiệp chế biến. Những người này đóng
vai trò trung gian giữa ngư dân và nhà máy. Họ thường không quản ngại đường xá đi đến tận vùng xa xôi để thu gom hàng cho nhà máy. Họ cũng là những người mà bất kể đêm hay ngày, nắng hay mưa...sẵn sàng tới nơi đánh bắt thuỷ sản để chọn mua hàng. Nhà thu gom cũng chính là cầu nối giữa doanh nghiệp chế biến và ngư dân trong việc phổ biến các chính sách liên quan đến hàng hoá. Nếu có một yêu cầu gì cụ thể về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, doanh nghiệp chế biếnchỉ cần nói với nhà thu gom và những người này sẽ ngay lập tức thông báo tới tất cả các hộ nuôi trồng. Những nhà thu gom không gom hàng cho các doanh nghiệp thì chuyên gom hàng để giao cho các chợ đầu mối, hay các nhà hàng, khách sạn... Đối với các ngư dân, do tập quán làm ăn nhỏ lẻ nên họ cũng rất thích mua bán với các nhà thu gom.
Trong con mắt của hộ nuôi tôm, nhà thu gom là những người mua bán rất nhanh gọn, giao tiền ngay sau khi gom hàng. Điều này khác hoàn toàn với việc bán cho doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp xuống tận nơi thu mua thì họ không thanh toán ngay mà yêu cầu ngư dân phải lên công ty thanh toán, do việc chi trả của doanh nghiệp đòi hỏi phải có hoá đơn.
- Doanh nghiệp chế biến: chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều quy mô khác nhau. Các doanh nghiệp này là cầu nối quan trọng để đưa sản phẩm tôm đến với người tiêu dùng sau các công đoạn chế biến. Các doanh nghiệp chế biến tôm thường cóhai chức năng chính là chế biến tôm và kinh doanh tôm. Tuy nhiên, gần đây do tình hình biến động thị trường và sự thiếu ổn định về nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp chế biến tôm đã chủ động trực tiếp nuôi tôm để đảm bảo nguồn nguyên liệu- tạo rathêm chức năngthứba cho các doanh nghiệp chế biến này. Trên thực tế cũng có một số những hộ nuôi tôm sau một thời gian dài nuôi tôm thành công, tích lũy đủ nguồn lực đầu tư phát triển sang lĩnh vực chế biến và tạo dựng nên các doanh nghiệp chế biến tôm và các doanh nghiệp này thường có liên kết tựnhiên và rất chặt chẽ với khâu nuôi tôm vốn có từ trước. Hình thức liên kết này thường khá bền vững do được điều hành thống nhất bởi cùng một chủ chủ sở hữu như đã mô tả ở trên và đượcgọi là liên kết trong nội bộ.
1.2.1.3. HTX, THT
HTX là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và được điều hành bởi một nhóm các cá nhân vì lợi ích chung của họ. HTX được Liên minh quốc tế hợp tác xã địnhnghĩa là "Một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ".Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và thuộc quyền kiểm soát của những người sử dụngdịch vụ do hợp tác xã cung cấp hoặccủa những người làm việc ở đó.[25]
THTở Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ hợp vốn, tổ hợp sức lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất mà từng hộ nông dân không thể thực hiện được hoặc tự mình thực hiện không hiệu quả. THT hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên có cùng nhu cầu chung để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, THT còn có vai trò quan trọng khác gồm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạoviệc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận người lao động. Về mặt tổ chức hoạt động, các THT có quy mô tương đối nhỏ từ 10-13 hộ. Nội dung hoạt động thiết thực phục vụ nhu cầu của người tham gia hỗ trợ lẫn nhau công lao động, hỗ trợ lẫn nhau về vốn hay hỗ trợ lẫn nhau nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên hình thức hợp tác này mang tính chất ngắn hạn, các liên kết còn lỏng lẻo theo từng sự vụ. THT là nền tảng để hình thành HTX dựa trên cơ sở các thành viên hợp tác với nhau một cách tự nguyện, tự chủ.
THT khác với HTX về mặt pháp lý, HTX với tư cách là doanh nghiệp. Động lực tham gia hợp tác của nông dân rất đa dạng, bao trùm tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe. Mặc dù kinh tế vẫn là động lực hàng đầu nhưng người nông dân vẫn quan tâm đến các nhu cầu khác lần lượt bao gồm kỹ thuật sản xuất, tham gia tương trợ tăng cường gắn kết cộng đồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Đặng Đình Long và cs (2015).
1.2.1.4. Các nhóm hỗ trợ
- Chính phủ, chính quyền địa phương: tạo ra môi trường thuận lợicho cả sản xuất và kinh doanh liên quan đến tôm nuôi. Các chính sách về giống, thức ăn, tín
dụng, quản lí thị trường, môi trường… có tác động rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển cũng như kết quả của cả ngành này. Thực tế, các tác động tiêu cực có quy mô lớn sẽ không thể được giải quyết chỉ với nỗ lực của những người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này mà cần có các sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.
Mặt khác, các chính sách của Nhà nước sẽ có vai trò hướn sự phát triển của ngành đến mục tiêu hiệu quả và bền vữn trong dài hạn.
- Nhà khoa học, trường học, viện nghiên cứu:Nhà khoa học ngoài lợi ích cục bộ thì họ phải hướng đến vai trò của họ là giải quyết vấn đề gì để giúp cho ngành tôm, hộ nuôi tômphát triển;chính sự phát triển này đảm bảosự tồn tại và phát triển của các nhà khoa học nói chung. Nhà khoa học có nhiệm vụ và nghĩa vụ phổ biến, hướng dẫn cho người nuôivề các kỹ thuật nuôi trồng; hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mục đích tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.