Các bài học kinh nghiệm về sự liên kết trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 46)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI

1.4. Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi

1.4.2. Các bài học kinh nghiệm về sự liên kết trong nông nghiệp

a) Đài Loan

Đài Loan là một nước có nhiều thành công trong phát triển nông nghiệp, trong đó phảikể đến vai trò của các tổ chức nông dân. Đài Loan có các tổ chức của nông dân và trong đó Nông hội là tổ chức có quy mô lớn nhất và có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp của Đài Loan.

Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với chính phủ. Một mặt, hướng dẫn nông dân thực thi chiến lược phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh những yêu cầu bức xúc của nông dân với chính phủ và bảo vệ quyền lợi của họ. Đây là điểm khác biệt giữa Nông hội so với các tổ chức hợp tác khác thuần túy phục vụ mục đích kinh tế cho nông dân

Như vậy, nông dân Đài Loan thông qua hoạt động của Nông hội đã làm chủ toàn bộdây chuyền cung ứng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Lấy sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn làm trung tâm, hoạt động kinh doanh cung ứng vật tư nông nghiệp của Nông hội luôn đảm bảo cho nông dân có đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và giá cả tốt nhất. Ở đầu ra, dây chuyền tiêu thụ sản phẩm của Nông hội vươn tới thị trường cuối cùng ở các thành phố hoặc ở nước ngoài, với hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng và tiếp thị tốt cho phép nông dân yên tâm sản xuất đúng chủng loại, chất lượng, thời gian; và quan

trọng nhất là tăng cường vị thế của nông dân và nông sản của họ trên thương trường, đảm bảo lợi ích cao nhất cho người sản xuất.

b) Indonesia

Khi các liên kết (hợp đồng nông sản) được tổ chức, hộ nuôi tôm được cải thiện lớn về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, được hỗ trợ nhiều hơn với các công nghệ mới và hiệu quả, được chiasẻ kinh nghiệm và kĩ năng trongsản xuất, được đảm bảo một cơ cấu giá hợp lí hơn cũng như có được cơ chế chia sẻ rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, để có thể đạt được những lợi ích này, hộ nuôi tôm cũng phải vượt qua một khó khăn cơ bản đó là phải có diện tích đủ lớn để có thể kí hợp đồng tiêu thụ nông sản với các đối tác lớn. Đó làlí do để mô hình Trang trại trung tâm ra đời tại South Sulawesi, Inđônêxia. Trong mô hình liên kết này, các công ty/doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đầu tư, chuyển đổi các vùng đất (như rừng ngập mặn hoặc các vùng đất ngập nước) thành ao nuôi tôm. Các công ty/doanh nghiệp này xây dựng các thỏa thuận với những hộnuôi tôm nhỏ lẻ - cũng là những người mua đầu vào sản xuất và bán sản phẩm cho công ty/doanh nghiệp. Trên lí thuyết, những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ này được kì vọng sẽ trả lại nợ cho các công ty/doanh nghiệp trong 7-8năm và trở thành chủ sở hữu độc lập đối với các ao nuôi tôm này sau đó.

Tuy nhiên, nếu trong điều kiện bất lợi, sản xuất gặp rủi ro thì khả năng rơi vào nợ nần và mất đất của hộ nuôi tôm là rất lớn. Với những rủi ro như vậy, cần có những chính sách hợp lí nhằm giảm thiểu rủi ro và xửlí rủi ro khinó xảy ra, tránh những hậu quả lớn, đặc biệt là về mặt xã hội và môi trường. Một trong những điểm mấu chốt đó là các bên tham gia trong liên kết cần phải có khả năng tự chủ, tự nguyện tham gia và trên tinh thần cân đối lợi ích. Các hỗ trợ khác có liên quan cũng cần được bao gồm trong nội dung liên kết để đảm bảo sự thành công của liên kết.

Như vậy, hợp đồng liên kết trong nuôi tôm ở miền Đông Inđônêxia chủ yếu dựa vào chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp cho các vùng nuôi tôm nhằm nâng cao sản lượng tôm nuôi cung cấp cho chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi tôm khác ở các nước đang phát triển, tính manh mún, sự yếu kém

về cơ sở hạ tầng cũng như nhiều nguyên nhân khác đang cản trở sự phát triển của mô hình liên kết này. Đồng thời, mức độ rủi ro trong nuôi tôm.

c) Trung Quốc

Sản xuất nông sản theo hợp đồng là hình thức khá mới ở Trung Quốc nhưng lại tỏ ra rất có sức thuyết phục. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, diện tích trồng trọt thực hiện sản xuất theo hợp đồng năm 2001 là 18,6 triệu ha, tăng 40% so với năm 2000. Điều này cho thấy sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tạo ra được nhiều lợi ích cho tất cả các bên hơn. Sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc cũng có các hình thức hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và "Doanh nghiệp đầu rồng", giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương và một số hình thức khá.

Sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân với người thu gom trung gian, chính quyền địa phương, tổ chức hợp tác và HTX chủ yếu là hợp đồng miệng. Có 3 hình thức thỏa thuận giá: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trườngCác hình thức hợp đồng có thể là hợp đồng bằng văn bản hay hợp đồngbằng miệng tuỳ thuộc vào tác nhân tham gia và mức độ quan hệ, tin tưởng giữa các tác nhân đó. Tỷ lệ hai loại hợp đồng này là tương đương nhau, có tương quan với các loại doanh nghiệp: Hợp đồng miệng sử dụng chủ yếu bởi những tác nhân trung gian hoặc doanh nghiệp nhỏ tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn liên kết sản xuất đều thường phải sử dụng các hợp đồng kíkết chính thức bằng văn bản do các quyền lợi và trách nhiệm tương đối lớn, cơ chế thực hiện có thể phức tạp, có thể có nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết.Về giá cả, nếu áp dụng hình thứcgiá linh hoạt thì giá sẽ được xác định bằng với giá thị trường lúc giao hàng; giá sàn sẽ được xác định theo mức giá sàn cụ thể tại thời điểm kí hợp đồng và tương tự, giá cố định được xác định ở một mức cụ thể ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. ó ba phương thức thanh toán sử dụng bao gồm thanh toán tiền mặt tại nơi giao hàng (chiếm khoảng 50% số hợp đồng), phương thức ứng trước và thanh toán toàn bộ sau khi giao hàng.

1.4.2.2. Bài học kinh nghiệm từ trong nước a) Đồng bằng Sông Cửu Long

Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam, liên kết trong nuôi tôm cũng được áp dụng tại nhiều nơi. Điển hình tại Đồng bằng sông Cửu Long. Là vùng trọng điểm nuôi tôm sú, chiếm khoảng 80-83% diện tích nuôi và 78-80% sản lượng cả nước.Ngoài việc đa dạng hóa các mô hình sản xuất, hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh các mô hình hoạt động hợp tác, liên kết trong nuôi tôm, qua đó giúp người dân tăng hiệu quả kinh tế, phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Việc liên kết trong sản xuất không chỉ giúp người dân ổn định sản xuất mà còn giúp các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật về VSATTP. Đây cũng là một trong những giải pháp để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thế mạnh nuôi trồng thủy sản.

Hiện hộ nuôi tôm đang phải đối mặt với nhiều thách thức, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã giúp nông dân giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm sú lại luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những vấn đề nổi cộm, thường xuyên đe dọa sự bền vững của lĩnh vực sản xuất này. Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu làm rõ vai trò và mối quan hệ cũng như sự phân chia lợi ích/chi phí giữa các nhóm chủ thể trong toàn chuỗi để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở cho việc phát triển hợp lý ngành sản xuất tôm súở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trên cả nước nói chung.

b)Tôm Trường Định- Đà Nẵng

Con tôm Trường Định(xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) trước đây luôn thấp thỏm cảnh được mùa mất giá hoặc dịch bệnh do kiểu làm tự phát của các hộ dân, chỉ cần một hộ làm ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các khu vực nuôi lân cận, dịch bệnh từ đó cũng bùng phát.Tuy nhiên đến năm 2014, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, hộ nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí. Để đạt được kết quả đó, trong

năm, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo thành lập Chi hội nuôi tôm Trường Định tập hợp các hộ nuôi, cùng thống nhất và chia sẻ kinh nghiệm để tất cả cùng đạt được lợi ích.

Nhờ có Chi hội, hộ nuôi tôm cùng đầu tư mua giống tại cơ sở uy tín đảm bảo, cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật, ý thức cao việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước chung và áp dụng thả giống đúng lịch thời vụ. Thực tế sự thành công lớn của mùa vụ năm nay đã chứng minh cho hộ nuôi tôm thấy được giá trị của ý thức tập thể thống nhất trong Chi hội và đầu tư nuôi theo phương pháp khoahọc.

c) Hà Tĩnh

Cùng với kỳ vọng xuất khẩu thủy sản trong cả nước, nuôi tôm VietGAP đang được khuyến khích tại nhiều địa phương. Tại Hà Tĩnh, nuôi tôm được xác định là ngành kinh tế chủ lực, ngành nông nghiệp địa phương đang đẩy mạnh sản xuất liên kết tạo ra sản phẩm an toàn, có đầu ra ổn định mang lại giá trị thu nhập cao. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP có liên kết sản xuất, tiêu thụ đang được thực hiện rất hiệu quả ở Hà Tĩnh.

Để nuôi tôm an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP thì các hộ dân cần phải theo dõi nghiêm ngặt tình hình dịch bệnh, không dùng hóa chất, kháng sinh.

Song song với điều đó thì cần tái tạo lại môi trường ao nuôi để không bị thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng trong ao. Có thể thấy, nuôi tôm VietGAP hết sức khắt khe vềquy trình kỹ thuật, nhằm đảm bảo giống tôm sạch bệnh và VSATTP. Tuy nhiên, nuôi tôm sạch chưa đủ mà để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm mô hình tồn tại là điều hết sức quan trọng. Vì thế, việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều hết sức cần thiết.

Hiệu quả từ việc tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP. Nhiều hộ nuôi tômtại Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, con giống trên thị trường có rất nhiều nhưng cơ sở sản xuất giống có uy tín, chất lượng cũng chỉ đếm được đầu ngón tay. Về liên kết theo chuỗi từ khâu con giống đến thức ăn người nuôi cũng rất yên tâm vì đã có chỗ dựa đảm bảo uy tín, tỷ lệ sống đạt 80% cao hơn trước nhiều”.

Tham gia mô hình nuôi tôm theo VietGAP, các hộ nuôi trồng được doanh nghiệp cung cấp con giống sạch bệnh, được hướng dẫn quy trình chăn nuôi và thu mua sản phẩm. Ngược lại, người nuôi trồng cũng phải thực hiện cam kết nuôi trồng an toàn theo hướng VietGAP với 4 tiêu chí cơ bản là: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, ansinh xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Theo anh Dũng, nuôi theo quy trình VietGAP, năng suất con tôm đạt cao hơn, kích cở con tôm cũng to và đồng đều hơn. So với năng suất nuôi truyền thống thì nuôi tôm VietGAP cho năng suất 15- 17 tấn/ha.

Để mối liên kết thực hiện được hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đãđứng ra điều phối việc sản xuất và tiêu thụ, đồng thời tích cực khuyến khích mở rộng các hộ dân và doanh nghiệp tham gia mô hình. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm khuyến nông đã thực hiện liên kết hơn 200 hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP nhằm phổ biến cho bà con quy trình nuôi tôm thâm canh an toàn dịch bệnh có năng suất, chất lượng cao, VSATTP để kết nối với thị trường, nhất là trong những lúc thị trường khó khăn, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với công ty Thông Thuận tư vấn tiêu thụ sản phẩm cho người dân để tránh tình trạng được mùa mất giá.

d)Canh tác rau - hoa tại Lâm Đồng

Những năm gần đây, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún – nhỏ lẻ, nhất là khu vực canh tác rau – hoa, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã khuyến khích bà con nông dân tăng cường liên kết trong sản xuất, mà hình thức được nhiều nông dân tham gia là các THT sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 269 đơn vị kinh tế tập thể, gồm: 02 liên hiệp HTX, 65 HTX và 202 THT. Trong đó sản xuất nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều tổ liên kết hoạt động hiệu quả.

Trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng được phân thành 2 vùng sản xuất: Vùng cây công nghiệp ở 5 huyện phía Nam (Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và thành phố Bảo Lộc, các HTX đã trực tiếp hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, tiến hành cung ứng từ 80 - 85% khối lượng vật tư sản xuất nông nghiệp đến từng hộ xã viên. Vùng rau, hoa ở 5 huyện phía Bắc (Đức

Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông) và thành phố Đà Lạt, các HTXđã ký kết và triển khai nhiều hợp đồng dài hạn với các đối tác trong nước, tiêu thụ từ 80- 90% sản phẩm thu hoạch của xã viên.

Việc hình thành các THT được các hộ nông dân tự đứng ra thành lập. Hình thức liên kết này khá đơn giản, số lượng hội viên tùy thuộc vào nhu cầu thực tế ở địa phương, lợi ích của hội viên được đặt lên hàng đầu, không đặt nặng vấn đề quản lý và hội họp. Việc hình thành các THT vừa giúp bà con nông dân trong và ngoài THT tiêu thụ nông sản, vừa tiếp cận được những hỗ trợ mà ngành nông nghiệp địa phương triển khai. Chính bởi được thành lập dựa trên nguyện vọng và nhu cầu thực tế của bà con nông dân, nên “sức sống” và “tuổi thọ” của các tổ liên kết hiện nay khá đảm bảo, tinh thần hợp tác và trách nhiệm của các tổ viên cũng được cải thiện.

Đây chính là cơ sở để giảm bớt tình trạng “mạnh ai nấy làm” thường thấy tại các vùng chuyên canh rau– hoa trước kia.[26]

1.4.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Từ những hiệu quả điến từ sự liên kết trong thị trường tôm nuôi cũng như các nông sản khác của các quốc gia trên Thế giới cũng như các tỉnh, thành phố trong nước, có thể thấy rằng việc tạo lập những mối liên kết giữa hộ nuôi tôm với chủ thể khác là điều tất yếu và vô cùng quan trọng.

Các vấn đề cần chú ý khi phát triển liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi sản phẩm tôm nuôi ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình dựa trên bài học kinh nghiệm quốc tế bao gồm:

- Trước hết, các mô hình liên kết thành công đều xuất phát từ nhu cầu liên kết thực tế trong quá trình phát triển sản xuất.Các hộ nuôitôm cần liên kết với nhau và vớidoanh nghiệp để có thể tạo ra vùng chuyên canh hàng hóa lớn với chất lượng đồng đều và đảm bảo theo đúng các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường quốc tế.

- Kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia đều cho thấy hợp đồng bằng vănbản có tính pháp lí cao hơn, chặt chẽ hơn qua đó đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụcủa các bên cần được sử dụng như một hình thức bắt buộc.

- Kinh nghiệm của Đài Loan, vai trò nhà nước rất quan trọng trong việc sản xuất theo hợp đồng. Ở Đài Loan, nhà nước hỗ trợ cho nông dân về tín dụng và khuyến nông thông qua tổ chức Nông hội; hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự phát triển, nông dân sản xuất hàng hóa chưa nhiều nên họ dễ dàng bán trên thị trường, còn doanh nghiệp nếu ký kết từng hộ nông dân sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực hiện sản xuất theo hợp đồng.

- Kinh nghiệm của Inđônêxia cho thấy các hợp đồng liên kết ngoài các quy định về giá cả, chất lượng, thời gian… cầnbao gồm cả những vấn đề về chia sẻ rủi ro trong trường hợp không thuận lợi hoặccó những phát sinh bất thường;

- Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy có thể sử dụng nhiều hình thức hợp đồng với các phương thức định giá khác nhau để phù hợp với trình độ nhận thức, thói quen hoặc đảm bảo lợi ích của các bên tham gia liên kết. Doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng trung gian để kí hợp đồng liên kết với hộ nuôi tôm tuy nhiên đàmphán và kí hợp đồng trựctiếp vẫn là cách thức tốt nhất.

Các vấn đề cần chú ý khi phát triển liên kết liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi sản phẩm tôm nuôi ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bìnhdựa trên bài học kinh nghiệm trong nước bao gồm:

- Cần cải thiện quy trình, nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hợp đồng liên kết để có thể đạt được đến mục tiêu bền vững;

- Quá trình xây dựng các hợp đồng liên kết cần được tư vấn, hỗ trợ để đảm bảo các điều khoản được xây dựng minh bạch, công bằng và đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên.

- Các hỗ trợ có liên quan như vốn, đất đai, quản lí rủi ro… cũng cần được quan tâm để các liên kết có thể hình thành và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)