Giải pháp phát triển liên kết

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 81 - 88)

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp phát triển liên kết

Có thể nói phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi là xu thế tất yếu trong thời gian tới đối với ngành thủy sản nói chung, ngành nuôi tôm nói riêng. Việc hình thành chuỗi liên kết ngoài mục tiêu giúp cân đối nguồn nguyên liệu giữa nhà cung

ứng đầu vào, các hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến, đồng thời còn hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu. Nguyên tắc cốt yếu của liên kết chuỗi là lợi ích. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôisản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tác giả nhận thấy mô hình liên kết hiện nay thiếu tính bền vững do các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam kết, chạy theo các lợi ích ngắn hạn trước mắt.

Để ngành nuôi tôm phát triển một cách bền vững, đông thời hình thành các mối liên kết giữa các hộ nuôi tôm với nhau và với các chủ thể khác, cần cócác giải pháp để giải quyết nhằm phát triển các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn đến năm2020, cụ thể như sau:

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về liên kết trong nuôi tôm đồng thời nâng cao vai trò của chính quyền địa phương

Xây dựng một khung pháp lý cụ thể, chi tiết và gắn với chế tài đủ mạnh đảm bảo tính hợp lý của các hợp đồng liên kết và lợi ích của các bên tham gia. Theo đó Nhà nước cần xây dựng môi trường chung hỗ trợ phát triển liên kết thông qua việc phát triển các cụm liên kết chế biến thủy sản. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác trọng tài xử lý, cưỡng chế các vi phạm hợp đồng một cách triệt để nhằm giảm thiểu thiệt hại cho chínhbản thân nhữngchủ thếtrong liên kết và cho toàn xã hội.

Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm. Thực tế, các hoạt động này vẫn đã và đang được triển khai tuy nhiên môt mặt tần suất của hoạt động này còn khá thưa so với nhu cầu của thực tiễn do hạn chế về nguồn lực, mặt khác, các hoạt động này cũng cần được cải tiến về cả nội dung và hình thức truyền tải đảm bảo tính cập nhật, khả thi và thu thút được người tham gia.

Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương là giải pháp nhằm đảm bảo tính hiệu lực của các liên kết được tạo ra và được luật pháp bảo hộ đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sự hình thành các liên kết.Chính quyền địa phương

đóng vai trò người khởi xướng. Liên kết giữa hộ nuôi tôm và các chủ thể khác để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi thông qua hợp đồng kinh tế là phù hợp với nhu cầu. Như vậy, nếu không có sự khởi xướng, đề xuất một quyết định kịp thời thì việc tiêu thụ tôm nuôi sẽ bấp bênh, còn gặp nhiều khó khăn. Các hỗ trợ về pháp lí sẽ là đặc biệt cần thiết đối vớicác hộnuôi tôm do họ bị hạn chế về thông tin và hiểu biết về luật pháp. Việc giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính minh bạch của hợp đồng liên kết cũng sẽ hỗ trợ nhiều trong việc tạo dựng lòng tinđối với liên kết, tạo điều kiện hình thành và phát triển liên kết trong dài hạn. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền và các cơ quan chức năng cũng cần được thể hiện nhiều hơn với các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng hay nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.2.2. Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho các hộ nuôi tôm cũng như các tác nhân khác trong chuỗi

Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức là giải pháp xuyên suốt, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và với tất cả các bên cóliên quan đến tổ chức và vận hành các liên kết trong ngành tôm ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Thông tin, truyền thông thường xuyên về lợi ích của liên kết trong sản xuất, kinh doanh tôm sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng tối đa các liên kết ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất - chế biến tôm. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực ở đây chủ yếu hướng đến những đối tượng chính là các chủ thể trong các khâu của chuỗi tôm nuôi ở huyện Quảng Ninh như người lao động trực tiếp nuôi tôm, các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hoặc các chủ trang trại nuôi tôm…

Nâng cao nhận thức đối với cả 2 phía người nuôi tôm và doanh nghiệp nhằm làm rõ được nhận thức về các lợi ích có thể đạt được khi tham gia liên kết. Các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn đều chỉ ra rằng chỉ khi nào các bên có liên quan tự thấy được lợi ích của các liên kết phù hợp với nhu cầu của bản thân thì mới tự nguyện và nhiệt tình tham gia. Cũng chỉ khi nào các bên tự nguyện và nhiệt tình

tham gia thì các liên kết dù dưới bất kì hình thức nào đều mới có thể tồn tại một cách bền vững.

3.2.3.Quy hoạch vùng nuôi tôm thành những vùng sản xuất quy mô lớn Sự phát triển nuôi tôm một cách tự phát và ngoài quy hoạch đã khiến cho việc thu gom sản lượng tôm trở nên rất khó khăn, gia tăng chi phí, tăng rủi ro dịch bệnh, gây khó khăn cho mục tiêu bảo vệ môi trường và đặc biệt là cản trở sự gắn kết của khu vực sản xuất nguyên liệu với khu vực chế biến. Giải pháp quy hoạch vẫn cần được tính đến hiện tại nhằm tạo cơ sở cho ổn định và phát triển sản xuất một cách bền vững gắn với phát triển chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Gói giải pháp quy hoạch này cần bao gồm cả hoạt động rà soát lại các quy hoạch cũ làm nền tảng để xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch mới phù hợp với bối cảnh sản xuất mới - bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các quy hoạch chi tiết sẽ đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển của từng khu vực cụ thể, góp phần thực hiện tốt các quy hoạch tổng thể. Định hướng chính của quy hoạch cần nhắm tới mục tiêu tập trung hóa các diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ để hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, được đầu tư đồng bộ phục vụ cho sản xuất mang tính hiện đại, năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu về môi trường. Ngoài ra, cần chú trọng hơn đến các giải pháp thực hiện quy hoạch (hỗ trợ, khuyến khích, cưỡng chế…) nhằm đảm bảo tính hiệu lực tuyệt đối của quy hoạch, giúp phát triển ngành tôm một cách bền vững gắn với bối cảnh kinh tế xã hội chung của tỉnh. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu lực của các quy hoạch sau khi ban hành.

3.2.4. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm bao gồm hệ thống giao thông, điện, hệ thống thủy lợi và hệ thống xử lý nước thải cần được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước.Nuôi tôm là nghề có yêu cầu khá cao về nguồn nước do đó một hệ thống thủy lợi tốt, đảm bảo được cả đường cấp và thoát nước riêng biệt sẽ giúp ích đáng kể trong việc giảm tỷ lệ phát sinh dịch bệnh và qua đó nâng cao hiệu quả của viêc nuôi

tôm. Trong khi đó, liên kết nuôi tôm giữa người nuôi tôm với các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến tôm) bị ảnh hưởng khá lớn bởi mức độ chia cách về địa lí giữa các đối tượng này. Nói cách khác, một hệ thốnggiao thông thuận lợi hơn sẽ nâng cao đáng kể khả năng liên kết giữa người nuôi tôm và các doanh nghiệp. Các dịch vụ hậu cần như giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và công nghiệp chế biến sau thu hoạch cũng cần được phát triển tương ứng với quy mô vùng nuôi đã quy hoạch.

Trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, các chính sách thu hút đầu tư hợp lí cho nông nghiệp nông thôn cần được vận dụng để thu hút sự tham gia của khối doanh nghiệp trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm nói riêng và phát triển nông thôn trong khu vực nói chung. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể kêu gọi từ nguồn vốn xã hội hóa, cho phép các cá nhân, tổ chức đầu tư được phép thu phí dưới sự giám sát, kiểm tra chất lượng của các cơ quan chức năng và theo các quy định quản lý tài chính của Nhà nước.

3.2.5. Nâng cao hiệu quảliên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm đồng thời khuyến khích thành lập, phát triển liên kết ngang giữa các nhà cung ứng đầu vào và giữa các doanh nghiệp chế biến

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệthống văn bản hương dẫn thi hành Luật HTXnăm 2012 nhằm tổ chức lại hoạt độngHTX theo LuậtHTXnăm 2012, khuyến khích và phát triểnHTX hoạt động theo đúng bản chấtHTX, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của thành viên, nâng cao năng lực hoạt động của HTX với mục tiêu đoàn kết, hợp tác phát triển vì cộng đồng và an sinh xã hội Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 về việc thành lập ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể và xây dựng, kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 29/6/2015 về triển khai, thực hiện tổ chức lạiHTXtrên địa bàn huyện theo luậtHTXnăm 2012.

Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ,phân tán, tự phátthành các HTX, THT… đểtạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian. Bên cạnh

đó, tổ chức lại hoặc thành lập mới các HTX, THT trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Đồng thời giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong cácHTX, THT như vấn đề sở hữu tài sản chung, cách thức tiếp cận cácnguồn vốn ưu đãi, trình độ quản lý của ban quản lýHTX, THT…từ đó giúp cácHTX, THT phát triển bền vững hơn.

Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của các HTX nuôi tôm tại huyện Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện tốt để tiến hành các liên kết giữa người nuôi tôm với các chủ thể khác trong chuỗi.

3.2.6. Phát triển mối liên kết dọc giữa hộ nuôi và các doanh nghiệp chế biến tôm

Các kết quả phân tích đã cho thấy rõ ràng nuôi tôm có liên kết có thể giảm được khá nhiều chi phí do chất lượng các nguồn đầu vào được cung cấp thông qua đối tác liên kết (như doanh nghiệp chế biến) tốt hơn so với việc mua tự do trên thị trường. Do đó, trước mắt, các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì hình thức thu mua thông qua các nhà thu gom lớn để đảm bảo nguồn cung cấp về nguyên liệu tôm nuôi cho chế biến. Bên cạnh đó, tiến hành triển khai đồng thời mô hình liên kết dọc trong chuỗi thông qua cơ chế hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ nuôi tôm. Trong đó, hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm có khả năng được cả người bán và người mua dễ chấp nhận hơn cả. Việc hình thành liên kết dựa trên các hợp đồng bằng văn bản, được chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền sẽ nâng cao đáng kể tính hiệu lực của các liên kết, qua đó tạo niềm tin đối với các bên có liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện liên kết.Thông qua hợp đồng chia sẻ lợi nhuận trong chuỗi, giảm bớt các tác nhân thu gom lớn trong kênh, tăng lợi nhuận cho các hộ nuôi tôm thông qua việc nâng đơn giá mua một cách hợp lý.

Tóm tắt chương 3:

Trên cơ sở phân tích kỹ thực trạng các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi (liên kết ngang, liên kết dọc) tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đồng thời căn cứ vào những tồn tại đã nêu ra ở chương 2 và các quan điểm định hướng phát triển, tác giả đã đề xuất 6 giải pháp nhằm phát triển liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi sản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và mạnh dạn đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển bền vững ngành tôm nuôi huyện Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)