Mức độ lợi ích khi tham gia liên kết dọc

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI TÔM VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3.3. Mức độ lợi ích khi tham gia liên kết dọc

Quyền lợi hay lợi ích thu được là yếu tố chính để thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào trong các liên kết dọc.

Bảng 2.10: Các hình thức liên kết dọc

TT Các chủ thể liên kết

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hình thức liên kết (%)

Hợp đồng giấy

Văn bản thỏa thuận

Hợp đồng miệng

1 Nhà thu gom 67 95,7 - 9 91

2 Nhà cung ứng đầu vào

65 92,9 4,6 9,2 86,2

3 Doanh nghiệp chế biến

4 5,7 25 75 -

Nguồn:Số liệu khảo sát

Trong liên kết dọc thực tế nghiên cứu cho thấy chỉ có 3 dạng liên kết đó là liên kết giữa hộ nuôi tôm với nhà cung ứng đầu vào; liên kết của hộ nuôi với các nhà thu gom thu gom tôm; liên kết giữa hộ nuôi tôm với các doanh nghiệp chế biến.

Tuy nhiên mối liên kết giữa hộ nuôi tôm với các doanh nghiệp chế biến hầu như chưa phát triển. Lý do là vì sản phẩm tôm nuôi được bán cho các doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Việc mua bán giao dịch của đối tượng này chỉ tập trung một số hộ quy mô lớn và tôm không vượt dư lượng kháng sinh cho phép. Tuy nhiên thực tế cho thấy,các doanh nghiệp chế biến này chỉ thực hiện giao dịch với các hộ nuôi tôm nếu như họ đang còn thiếu nguyên liệu sản xuất để hoàn thành các đơn hàng.

Hình thức liên kết thể hiện bằng các văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng miệng chiếm đa số nên chưa có ràng buộc lợi ích lẫn nhau đi kèm. Điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức liên kết trong nuôi tôm ở huyện Quảng Ninh vẫn còn khá phổ biến. Điều này cũng phần nào phản ánh trình độ và nhận thức của người nuôi tôm ở đây vẫn còn nhiều bất cập. Chính điều này gây cản trở không nhỏ đối với các nỗ lực để tăng cường liên kết khi các hình thức cam kết

“phi chính thống” này vẫn tồn tại dẫn đến tính hiệu lực rất yếu, gây khó khăn trong xử lí vi phạm và do vậy làm mất lòng tin của những người muốn tham gia.

Tuy liên kết dọc giữa các hộ nuôi tôm và các chủ thể khác trênđịa bàn huyện Quảng Ninh còn lỏng lẻo, chưa có ràng buộc lẫn nhau, tính pháp lý còn thấp, nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích nhất định cho các chủ thể, mà đặc biệt là các hộ nuôi tôm trên địa bàn.

Bảng 2.11: Lợi ích khi tham gia liên kết dọc

TT Tiêu chí Nhà thu

gom

Nhà cung ứng đầu

vào

Doanh nghiệp chế biến

HTX/

THT Chính quyền

Nhà khoa

học 1 Chắc chắn trong việc

tiêu thụ sản phẩm 3 1,9 2,8 4,2 1,3 1,9

2

Tiếp cận được các dịch vụ đầu vào (thức ăn, phân bón, giống,) có chất lượng tốt.

1,0 4,5 1,1 4,0 4,0 1,3

s3 Trả tiền mua sản

phẩm đúng thời gian 3,8 4,0 2,1 3,2 1,7 1,4

4 Giá bán tốt hơn 1,7 3,5 3,0 3,6 1,5 1,3

5

Tiếp cận được nguồn tín dụng để mua đầu vào hoặc mua chịu đầu vào

1,2 3,6 1,2 3,3 4,1 1,4

6

Tiếp cận được các dịch vụ bảo vệ thực vật

1,0 3,0 1,2 3,6 3,9 1,7

7 Ổn định giá bán sản

phẩm 3,2 1,1 1,7 2,9 3,5 1,2

8 Tiếp cận dịch vụ kỹ

thuật 1,2 2,6 2,1 3,8 3,4 2,0

9 Nâng cao chất lượng

sản phẩm đầu ra 1,0 2,0 1,2 3,1 2,5 1,8

10 Giảm chi phí tiêu thụ

tôm 2,7 1,2 1,7 4,1 2,0 1,7

Bình quân 2,2 3,0 1,7 3,6 2,8 1,6

Nguồn: Số liệu khảo sát

Theo bảng 2.13,HTX lại đóng vai trò liên kết quan trọng nhất so với cácchủ thể khác, tiếp đến là vai trò của đại lý đầu vào và chính quyền, trong khi đó doanh nghiệp và trường/viện nghiên cứu đóng vaitrò liên kết kém nhất.

Người nuôi tôm đánh giá cao vai trò HTX, THT đem lại lợi ích mua sản phẩm đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, dịch vụ kỹ thuật và các yêu cầu về kỹ thuật. Doanh nghiệp lại có mối liên kết yếu vì theo chuỗi cung sản phẩm hiện tại doanh nghiệp ít làm việc trực tiếp với hộ nuôi mà phần lớn thông qua nhà thu gom lớn. Mặc dù theo quan điểm của Bộ Trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh trụ cột của 4 nhà là Doanh nghiệp, nhưng vai trò của doanh nghiệp trongchuỗi mờ nhạt và không chủ động.

Một phần của tài liệu Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)