CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI TÔM VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lí từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’ đến 106048’ độ kinh Đông. Ranh giới hành chính của huyện Quảng Ninh gồm:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới;
- PhíaNam giáp huyện Lệ Thủy;
-Phía Đông giáp biển Đông;
-Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh
Huyện có 25 km bờ biển và trên 39 km đường biên giới với nước Lào, tổng diện tích tự nhiên là 1.191,69 km2, có trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm hai nhánh: nhánh phía Đông và nhánh phía Tây), đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua chiều dài của huyện. Huyện Quảng Ninh có 15 xãphường, thị trấn, với 162 thôn bản, tiểu khu. Trong đó có 2 xã miền núi và 1 xã ven biển bãi ngang là xã Hải Ninh.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình đặc trưng của huyện Quảng Ninh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông (từ biên giới nước Lào đến biển Đông), đồi núi chiếm 80% diện tích, bao gồm:
- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình cóđặc điểm là núi cao kéo dài theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xen một sốkhối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300m - 500m, có một số đỉnh cao trên 1.000m như đỉnh U Bò - Ba Rền. Do núi cao nằm gần biển nên sườn dốc và bị chia cắt lớn, nhưng nhờ lớp phủ thực vật còn khá nên hạn chế một phần tốc độ dòng chảylũ.
- Địa hình vùng gòđồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, gồm các quả đồi hình bát úp liên tục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50m- 100 m, độ dốc từ 5o - 25o, sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7%
diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.
- Địa hình đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5m -5m, tương đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện và nuôi trồng thủy sản.
- Địa hình vùng cát ven biển: Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chiều dài 25 km; có độ cao từ 5- 20m, thuận lợi cho việc phát
triển du lịch. Do trong vùng cát có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.
2.1.1.3. Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ bình quân 24,50C - 250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100-2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,50C - 270C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20- 30% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau khi vượt qua lục địa Thái - Lào bị hút mất độ ẩm nên cho nên thường gây khô hạn, làm các hồ đập nhỏ bị cạn nước; đồng thời vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng hạ lưu các sông. Với đặc điểm này khá phù hợp cho nhiều vùng đất gần biển có nước mặn lợ để nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 220C-230C, thấp nhất vào tháng 1 có khi đến 100C. Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 65 - 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 15/9 -15/11 hàng năm. Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi. Với đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa cao về mùa mưa có thể gây lũ vì vậy cần bốtrí mùa vụ nuôi trồng để tránh lũ.
2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn
- Biển: Huyện Quảng Ninh có 25 km bờ biển với đa dạng về chủng loại thủy hải sản, mỗi năm trung bình sản lượng khai thác đạt hơn 2000 tấn. Bên cạnh nguồn lợi về thủy, hải sản, biển Quảng Ninh còn có tiềm năng phát triển về mặt du lịch, tuy nhiên chưa thực sự được chú trọng khai thác. Với lợi thế gần biển với nhiều vùng cát rộng thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm chân trắng trên cát.
- Sông ngòi: Quảng Ninh có hai nhánh sông chính gồm sông Kiến Giang và sông Long Đại chảy vào sông Nhật Lệ qua địa phận xã Hàm Ninh, thị trấn Quán Hàu và đổ ra cửa biển Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới. Ngoài ra còn có hệ thống các dòng suối nhỏ phân bố rải rác trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Với đặc
điểm này rất phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm nước lợ dọc theo sông Nhật Lệ khu vực các xã như Võ Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh.