CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong nuôi tôm
- Trình độ và nhận thức của các bên tham gia cần có sự đồng đều, nhất quán ở mức độ tương đối nhằm đảm bảo các bên tham gia trong liên kết có thể cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách hợp lí nhất. Điều này là một trong những yếu tố đảm bảo sự tồn tại của liên kết. Yếu tố này càng đặc biệt quan trọng khi trong thực tế trình độ và nhất là nhận thức của phần lớn người nuôi tôm và kể cả các doanh nghiệp chế biến tôm về liên kết còn khá hạn chế, truyền thống làm ăn cá thể vẫn còn ngự trị phổ biến trong sản xuất và chế biến tôm.
- Về đất đai, vị trí ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành liên kết ngang giữa những người nuôi tôm. Như đã phân tích, chỉ có các ao nuôicó vị trí không quá xa cách mới có thể tham gia vào cùng 1 đơn vị hợp tác, thống nhất lịch thời vụ, sử dụng chung hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo nên vùng sản xuất tập trung.
Các ao nuôi có vị trí quá cách biệt, dù muốn, cũng không thể tổ chức thành các liên kết ngang được.
- Các cơ sở hạ tầng chung trong khu vực hệ thống thủy lợi và điện cần được thiết kế hoặc chỉnh sửa để tất cả những tác nhân tham gia trong liên kết ngang đều có thể sử dụng được một cách thuận tiện và thống nhất theo sự điều hành của người điều phối nhằm đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sản xuất và khả năng phòng chốngdịch bệnh. Trong khi đó, hệ thống giao thôngcông cộng lại có ảnh hưởng đáng kể đến sự kết nối của khu vực sản xuất (các ao nuôi tôm) đến với các nhà máy chế biến, các nơi cung cấp giống, vật tư cũng như nơi bán sản phẩm. Để hình thànhđược liên kết ngang, các cơ sở hạ tầng này đềucần được phát triển đến một mức độ nhất định.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và tồn tại của các liên kết, đặc biệt là trong việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn hoặc ban
hành các chính sách ưu đãi cho phát triển sản xuất quy mô lớn như cánh đồng lớn hay hỗ trợ phát triển sảnxuất kinh doanh theo chuỗi giátrị. Với xuất phát điểm thấp (diện tích nhỏ, nguồn lực hạn chế, trình độ sản xuấtthấp) thì các chính sách hỗ trợ này sẽ là vô cùng hữu ích để có thể nâng cấp được các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún tạo nên những liên minh, liên kếtthành quy mô lớn trước khi tiến đến phát triển liên kết dọc thành chuỗi giá trị cho cả ngành hàng. Các HTX, THT…
chắc chắn sẽ không thể hình thành nếu thiếu những hỗ trợ về vốn, đất đai hay cơ sở hạ tầng ban đầu.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc
- Sự nhận thức về thế giới giúp con người có được định hướng phát triển những mối quan hệ có lợi và hạn chế hoặc triệt tiêu những mối quan hệ có hại. Do đó, để phát triển mối liên kết giữa hộ nuôi tôm với các chủ thể khác, yếu tố nhận thức của các chủ thể có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu, mà trước hết là nhận thức một cách đầy đủ những lợi ích sự liên kết mang lại. Lợi ích ấy sẽ trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia và duy trì liên kết hiệu quả.
Các chủ thể cần có sự nhận thức đúng đắn về việc phát triển liên kết. Trong đó, nhận thức của hộnuôi tôm mang ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, các hộ nuôi là chủ thể trung tâm của mối liên kết, song trình độ của đa số các hộ nuôi Việt Nam hiện nay cònở mức thấp và mặt bằng chung thấp hơn tất cả các chủ thể tham gia liên kết khác. Trình độ thấp khiến các hộ nuôi rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ liên kết; tùy tiện trong quá trình sản xuất và thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ các quy định liên kết.
- Về đất đai, diện tích đất tương ứng với sản lượng của từng khu vực nuôi tôm là yếu tố mang tính quyết định để các doanh nghiệp cân nhắc quyết định liên kết với các hộ nuôi tômhay không. Các vùng nuôi tôm càng manh mún và phân tán thìđịnh phí sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích càng cao và việc liên kết giữa hộ nuôi với các chủ thể khác càng diễn ra khó khăn. Ngược lại, khi các vùng nuôi tômđược quy hoạchgần nhau và tạo ra mộtdiện tích đủ lớn, việc áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ cho sản xuất sẽ thuận lợi hơn; đồng thời, công tác giám sát toàn bộ
quá trình sản xuất cũng thực hiện dễ dàng hơn, nhờ đó chất lượng của sản phẩm đầu ra đồng đều và đảm bảo hơn. Yếu tố này, ngược lại, tạo sức ép để hình thành nên các liên kết ngang giữa những người nuôi tôm nhỏ lẻ để có thể liên kết được trực tiếp với các chủ thế khác trên thị trường tôm nuôi.
- Cơ sở hạ tầng được xem là “phần cứng” thúc đẩy liên kết kinh tế giữa nông dân và các chủ thể khác. Cơ sở hạ tầng trong sản xuất tôm bao gồm: hệ thống giao thông; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống thủy lợi, tưới tiêu; hệ thống cảng hậu cần… Cơ sở hạ tầng càng phát triển, càng mang lại nhiều lợi ích cho việc tạo lập và phát triển liên kếtgiữa nông dân và các chủ thểkhác.
- Khung pháp lí bao gồm những vấn đề liên quan đến quy hoạch và đặc biệt là hiệu lực của hợp đồng là nền tảng giúp liên kết tồn tại và vận hành có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo được các yếu tố quyền, lợi và trách nhiệm của cảhộnuôi tôm và các doanh nghiệp tôm một cách minh bạch công bằng và hợp pháp. Khác với các liên kết ngang, các liên kết dọc sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về pháp lí về hợp đồngliên kết thực chất là những hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng này cần được xây dựng một cách minh bạch, hợp lívà hợp pháp, đảm bảo cân đối quyền lợi của tất cả các bên tham gia và được thựcthi một cách triệt để thì liên kết mới có thể tồn tại lâu dài. Nói cách khác, khung pháp lí và nhất là các nội dung liên quan đến đảm bảo hiệu lực của hợp đồng chính là yếu tố cơ bản và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của liên kết dọc trong sản xuất tôm khi các tác nhân tham gia liên kết không phải cùng “gánh vác trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi” như liên kết ngang mà là “thực hiện nghĩa vụ để được hưởng quyền lợi”.
- “Hiệu quả” là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của liên kết. Tính hiệu quả trong liên kết sẽ đảm bảo cho liên kết đạt được mục tiêu làm cho tất cả các bên tham gia có được lợiích tốt hơn so với khi tổ chức sản sản xuất kinh doanh đơn lẻ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội hiện đại tính hiệu quả này ngày càng được mở rộng, bao hàm nhiều nội hàm liên quan đến cả kinh tế, xã hội và môi trường. Một cách đơn giản, “hiệu quả” là việc đạt được mục tiêu đã xácđịnh với chi phí (thời gian, nhân lực, tài chính…) bỏ ra ít nhất.
- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính bao gồm khả năng tự trang trải nguồn vốn kinh doanh và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay. Khả năng tiếp cận vốn vay phụthuộc vào khả năng chi trả các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án kinh doanh cũng như nguồn tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Khả năng tài chính càng tốt thì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp càng dồi dào.
Tiến trình liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các chủ thể yêu cầu phải mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh nhằm tận dụng tính hiệu quả theo quy mô. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn của các chủ thể cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nguồn vốn kinh doanh được đáp ứng,các hộ nuôi và doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn cung sản phẩm tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy và tăng cường liên kết kinh tế giữa các chủ thể để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả.