Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

1.3 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án qua các giai đoạn lịch sử

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Cách mạng tháng 08/1945 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 09/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ lâm thời đối mặt với hàng loạt khó khăn kinh tế, xã hội – hậu quả của thời kỳ xâm lƣợc của thực dân Pháp. Về lĩnh vực tƣ pháp, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 (Sau đây gọi là Sắc lệnh 47) đã khẳng định

“Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này.” – [Điều 1; Sắc lệnh 47]

Chương thứ 5, Sắc lệnh 47 quy định về thủ tục tố tụng, điều thứ 11:

Trước các toà án ở Nam bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ áp dụng thủ tục ấn định trong nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 của nguyên Toàn quyền Đông Dương và những nghị định sửa đổi nghị định ấy. Bộ luật dân sự tố tụng thủ tục Pháp (Code de Procédure civile franổaise) không thi hành nữa.”

Năm 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời đƣợc thành lập sau cuộc Tổng tuyển cử đã thông qua Sắc lệnh số 13 ngày 24/ 01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán (Sắc lệnh 13) và Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án (Sắc lệnh 51). Đây là những văn bản pháp luật quy định cụ thể về thủ tục tố tụng đầu tiên của đất nước, được áp dụng thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, cơ quan tƣ pháp đƣợc tổ chức gồm:

Ban tư pháp xã: ở mỗi xã, ban thường vụ của Ủy ban hành chính cấp xã sẽ kiêm chức năng tƣ pháp. Ban tƣ pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự, không có chức năng xét xử;

19

Tòa án sơ cấp: ở mỗi quận, có một Tòa án sơ cấp. Tòa sơ cấp xử sở thẩm

“Những việc dân sự hay thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên 150 đồng, nhưng dưới 450 đồng” [Điều 6, Sắc lệnh 51]. “Trước khi xét xử, hai bên phải tiến hành hòa giải” [Điều 9, Sắc lệnh 51]

Tòa án đệ nhị cấp: Ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Sài Gòn - Chợ Lớn, có một toà án đệ nhị cấp. Về dân sự, Chánh án đƣợc xử một mình. Đối với lĩnh vực dân sự, Tòa nhị đệ cấp có quyền xét xử sơ thẩm những vụ việc sau:

20

“+ Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá, hôm khởi tố, hay theo văn tự trên 150 đồng,

+ Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 750 đồng, + Những việc kiện không thể định trước được giá ngạch,

+ Những việc kiện không cứ giá ngạch là bao nhiêu, mà phải có án nghị về thẩm quyền,

+ Những việc kiện có quan hệ đến thân phận hay căn cước của người, hoặc về vấn đề tế tự.” - [Điều 11, Sắc lệnh 51]

Trước khi xử kiện dân sự, vụ việc phải được thẩm phán sơ cấp tiến hành hòa giải [Điều 12, Sắc lệnh 51]

Tòa thƣợng thẩm: Toà Thƣợng thẩm không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Tòa thƣợng thẩm xét xử những việc kháng cáo án sơ thẩm của các toà đệ nhị cấp [Điều 13, Sắc lệnh 51]

Nhƣ vậy, với các văn bản pháp luật đầu tiên quy định thủ tục tố tụng áp dụng thống nhất toàn quốc, thẩm quyền xét xử sơ thẩm đƣợc giao cho Tòa án sơ cấp và Tòa án đệ nhị cấp. Việc phân định thẩm quyền xét xử ở thời kỳ này căn cứ vào ngạch giá của vụ việc.

1.3.1.2 Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1989

Năm 1954, đất nước ta lần nữa bị chia cắt hai miền. Hội nghị Trung ương 7 (tháng 03/1955) xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của toàn dân ta trong giai đoạn này là: “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Do đó, ở giai đoạn này, chúng ta không có một văn bản thống nhất quy định về thủ tục tố tụng nói chung, tố tụng dân sự nói riêng. Ở miền Nam, với sự can thiệp của Pháp và sau là Mỹ đã áp dụng các quy định tố tụng riêng biệt. Còn ở miền Bắc, quy định về tố tụng chƣa đƣợc quy định thành văn bản pháp luật riêng biệt. Cũng giống nhƣ giai đoạn 1946, các thủ tục tố tụng, cụ thể việc phân định thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa án đƣợc lồng ghép trong văn bản của Tòa án, cụ thể Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1960, Pháp lệnh số 18/LCT ngày 30 tháng 03 năm 1961 (Pháp lệnh số 18) quy định cụ thể về tổ chức Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm được phân định cho Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị

21

hành chính tương đương và Tòa án nhân dân thành phố và tỉnh thuộc trung ƣơng hoặc đơn vị hành chính. Cụ thể:

- Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền “Sơ thẩm những vụ án dân sự” [Điều 12, Pháp lệnh 18]

- Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ƣơng hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền “Sơ thẩm những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, nhưng xét thấy quan trọng hoặc phức tạp, cần lấy lên để xử” [Điều 9, Pháp lệnh 18]

Nhƣ vậy, ở thời kỳ này, thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự đã đƣợc phân định giữa các cấp Tòa án. Mặc dù vậy, sự phân định này vẫn còn gây lúng túng khi áp dụng vì chƣa đƣa ra căn cứ cụ thể để xác định mức độ “quan trọng hoặc phức tạp” của từng vụ việc để phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)