Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

2.2 Các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

2.2.3 Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Trong thực tiễn nhiều trường hợp sau khi đã thụ lý vụ việc dân sự thì Tòa án mới phát hiện là vụ việc đã thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, vì vậy Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có những quy định cụ thể để xử lý vụ việc sai thẩm quyền, cụ thể là:

- Vụ việc dân sự đã đƣợc thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa

69

án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Quyết định này phải đƣợc gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại.

- Khi xét thấy vụ việc dân sự đã đƣợc thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó. Tuy nhiên khoản 3 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng bổ sung một quy định mới nhằm hạn chế việc xáo trộn trong tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi cho phép không thay đổi thẩm quyền của Tòa án nếu ban đầu Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền, sau đó có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.

So sánh quy định liên quan, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Điều 37) chỉ quy định chung về việc chuyển vụ án và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, đồng thời giao cho Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết để hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn đến bất cập là dù có quy định của luật nhƣng không thể thi hành được mà phải chờ hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có quy định cụ thể:

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhƣ vậy, trên cơ sở việc phân loại các vụ việc trong các lĩnh vực dân sự cơ bản, thẩm quyền xét xử dân sự sơ thẩm tại Việt Nam chủ yếu đƣợc phân định theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ. Có thể thấy rằng, so với các Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam trước đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có những quy định toàn diện và cụ thể hơn về việc phân định thẩm quyền xét xử, nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia tố tụng, phù hợp với định hướng cải cách hệ thống tư pháp của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Tuy vậy, pháp luật hiện hành vẫn thể hiện những bất cập trong việc quy định về việc phân định thẩm quyền, gây khó khăn cho các đương sự và các cơ quan liên quan trong việc xác định đâu là Tòa án phù hợp nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tốt nhất. Biểu hiện, hệ quả và đề xuất cho những bất cập này sẽ được trình bày cụ thể hơn tại Chương 3 của đề tài này.

71

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)