Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

2.1.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

2.1.2.1 Các tranh chấp sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động theo quy định tại điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này. Bộ luật Tố tụng dân sự không lấy tiêu chí phân định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hay có nhân tố nước ngoài, có yếu tố nước ngoài như các văn bản pháp luật tố tụng trước đây mà lấy tiêu chí “có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài” để phân định. Đồng thời kế thừa các văn bản pháp luật tố tụng trước đây, Bộ luật Tố tụng dân sự còn quy định cho Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền lấy các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

(a) Tranh chấp về dân sự:

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định riêng cho Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp dân sự có tính phức tạp hoặc đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn cao của Thẩm phán do bản chất nội tại của loại việc. Đó là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không

52

đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

(b) Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện những tài sản vô hình, có giá trị cao – một loại tài sản đặc biệt của con người đó là quyền sở hữu trí tuệ. Với giá trị vô cùng đặc biệt đó nên các chủ thể có thể vì những lý do nào đó đã thực hiện hành vi xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ và dẫn đến tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi. Trước yêu cầu hội nhập, việc mở rộng phạm vi tranh chấp của Tòa án trong Bộ luật Tố tụng dân sự về kinh doanh, thương mại sang cả các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức là cần thiết và nó đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Có thể nói, các quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.

Theo quy định chỉ những tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ mà các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì đó mới là tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án. Quy định này giúp phân biệt với quy định tại khoản 4 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng là những tranh chấp vê quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhƣng là tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp) và thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hoặc Tòa Dân sự thuộc Tòa án cấp tỉnh. Nhƣ chúng ta đã biết việc xác định mục đích lợi nhuận là việc rất khó khăn. Bởi trên thực tế không phải lúc nào cũng có sự phân định rạch ròi giữa mục đích lợi nhuận với mục đích sinh hoạt, mà đôi khi hai mục đích này đi kèm với nhau. Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định một cách chung chung rằng những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Điều này rất khó để có thể phân định thẩm quyền với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết loại việc về tranh chấp kinh doanh,

53

thương mại với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền tranh chấp dân sự.

Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Đây là loại tranh chấp mới đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm không bỏ xót các loại tranh chấp kinh doanh thương mại. Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa công ty và người không phải là thành viên công ty khi các tranh chấp này phát sinh liên quan đến giao dịch chuyển nhƣợng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Thứ nhất, nhóm tranh chấp gữa các thành viên công ty với nhau

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của công ty về trị giá phần vốn góp vào công việc giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhƣợng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhƣợng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhƣợng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền đƣợc chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Thứ hai: nhóm tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty

Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty là sự mâu thuẫn, bất đồng về ý chí giữa thành viên công ty với công ty. Tuy nhiên, không phải tất cả các

54

mâu thuẫn, bất đồng giữa thành viên công ty với công ty đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa công ty và thành viên công ty khi các tranh chấp này phát sinh liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể là các tranh chấp này xuất phát từ tranh chấp: về phân vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhƣng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp);

về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty;

về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đối với khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.

Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau nhƣng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên hệ đến các quan hệ khác nhƣ quan hệ lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mƣợn tài sản…) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khỏa 4 điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

Khoản 5 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết: “Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”. Đây là một quy định mở nhằm khắc phục hạn chế của phương pháp liệt kê. Tuy nhiên, lại không có quy định những tranh chấp chấp đƣợc dự liệu này, nếu xảy ra thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh. Đặc biệt với những quy định mở của điều luật đã tạo ra sự đan xen, chồng chéo giữa các quy định pháp luật. Và ngành Tòa án chƣa kịp thời ban hành các văn bản

55

hướng dẫn thi hành dẫn đến cách hiểu khác nhau về cùng một điều luật, gây khó khăn cho việc áp dụng tại các Tòa án nhân dân.

2.1.2.2 Các yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

(a) Yêu cầu về dân sự:

Các yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh là yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

(b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình:

Hầu hết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình đơn giản không quá phức tạp nên thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên nếu yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân, gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.

(c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại:.

So với các yêu cầu về dân sự (có mười nhóm) thì các yêu cầu về kinh doanh thương mại ít hơn chỉ có sáu nhóm yêu cầu, trong đó có năm nhóm là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. So với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì tăng thêm một điều khoản mới đó là các yêu cầu về bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án.

Còn lại, các loại yêu cầu về kinh doanh thương mại chủ yếu là các quan hệ được Trọng tài Thương mại Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoặc do Tòa án nước ngoài giải quyết mà có yêu cầu công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành hoặc không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

56 (d) Yêu cầu về lao động:

Các yêu cầu lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh chủ yếu là các yêu cầu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về lao động của Tòa án hay Trọng tài nước ngoài và yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về lao động của Tòa án nước ngoài.

(e) Các yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhƣng mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

2.1.2.3 Các tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện được cấp tỉnh lấy lên xét xử

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm đối với những tranh chấp đó. Thứ nhất là Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

- Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

- Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhƣng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhƣng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

- Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

57

Thứ hai là, Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

2.1.2.4 Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tình

Việc tổ chức Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh đƣợc quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

Tuy nhiên trước đây Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chưa được quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Để cụ thể hóa và để phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Bộ luật đã bổ sung quy định mới về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phân công giải quyết vụ việc dân sự cho từng tòa chuyên trách. Trong đó có bốn loại tòa chuyên trách: Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa kinh tế, Tòa lao động.

Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án

nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Ngoài ra đối với tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lƣợng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 2.000 vụ, việc/năm trở lên,

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)