CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN
2.2 Các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp
2.2.1 Phân định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
2.2.1.1 Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn
Xác định thẩm quyền của Tòa án theo nơi cƣ trú, nơi làm việc (đối với cá nhân) và nơi có trụ sở (đối với tổ chức) của bị đơn là nguyên tắc xác định thẩm quyền dân sự cơ bản, phổ biến trong pháp luật tố tụng của các quốc gia trên thế giới và trong tƣ pháp quốc tế. Ví dụ nhƣ Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1976 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Pháp: “Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn sinh sống, trừ trường hợp có quy định khác [53]. Điều 22 Luật Tố tụng Dân sự 2012 của Trung Quốc cũng quy định:
Một vụ kiện dân sự đối với một công dân sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án nơi bị đơn cư trú; nếu nơi cư trú của bị đơn khác với nơi thường trú, vụ kiện sẽ nằm dưới thẩm quyền của Toà án nơi thường trú của người đó.
61
Một vụ kiện dân sự đối với một pháp nhân hoặc một tổ chức sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án bị đơn có nơi đặt trụ sở của pháp nhân, tổ chức đó.[54]
Quy định này nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc công bằng trong xét xử.
Cụ thể là, bị đơn thường được cho là người chịu những bất lợi nhất định khi tiến hành một vụ kiện, trong trạng thái bị động buộc phải tham gia quá trình tố tụng mặc dù chƣa xác định đƣợc yêu cầu của nguyên đơn có cơ sở hay không.
Mặt khác, xét về góc độ tâm lý, bị đơn đƣợc cho là bên không muốn tiến hành một vụ kiện nên thái độ tham gia tố tụng thường không tích cực, thiếu sự hợp tác trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy, việc xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ dựa trên các mối liên hệ gần gũi với bị đơn (mà không phải nguyên đơn) cho phép bị đơn thuận tiện hơn trong quá trình tố tụng, đồng thời để nguyên đơn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi khởi xướng một vụ kiện.
Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự theo lãnh thổ luôn nhất quán việc xác định theo nơi cƣ trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn (Khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989.). Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: “Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.)
Theo đó, “nơi cƣ trú” của bị đơn là cá nhân đƣợc xác định theo Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cƣ trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào bị đơn là cơ quan, tổ chức hay bị đơn là cá nhân mà thẩm quyền của Tòa án được xác định khác nhau. Trong trường hợp nếu bị đơn cứ trú một nơi, làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cƣ
62
trú. Trường hợp không thể xác định được nơi bị đơn cư trú thì Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.
“Trụ sở” của bị đơn theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đƣợc xác định là trụ sở chính của doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam (đƣợc ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), có địa chỉ đƣợc xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; số điện thoại, số fax và thƣ điện tử (nếu có).
Pháp luật Việt Nam chủ yếu dựa trên cơ sở hai căn cứ về nơi cƣ trú và/hoặc nơi làm việc của bị đơn. Trong trường hợp nếu không xác định được nơi cƣ trú và nơi làm việc của bị đơn, Tòa án sẽ trao quyền cho nguyên đơn đƣợc yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cứ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (Điểm a, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.).
Như vậy, trong trường hợp này mặc dù Tòa án trao quyền cho nguyên đơn lựa chọn nhƣng phạm vi của sự lựa chọn là tìm đến Tòa án có mối liên hệ mật thiết nhất với bị đơn. Trong thực tiễn xét xử của Hoa Kỳ, việc phân định thẩm quyền giữa Tòa án các bang, án lệ đƣa ra nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên cơ sở áp dụng học thuyết “thẩm quyền trị ngoại” (long-arm statute).
Theo học thuyết này, Tòa án của bang có mối liên hệ tối thiểu (minimum contacts) với bị đơn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dù bị đơn không cƣ trú ở bang này. Trong vụ George S. May International Co. v. Xcentric Ventures, LLC, 409 F.Supp.2d 1052 (N.D.III. 2006), Tòa án nhận định:
Như Tòa án đã chỉ ra, các bị đơn trong vụ này bán sách ở bang Illinois, nhận hỗ trợ từ những người cư trú của bang Illinois, và tích cực nỗ lực phát triển các mối quan hệ kinh doanh với các công ty luật của bang Illinois. Tòa án nhận định rằng các hoạt động này thể hiện mối liên hệ “liên tục và có hệ thống” với bang Illinois… Vì lẽ đó, Tòa án kết luận rằng Tòa án có thẩm quyền chung đối với các bị đơn trong vụ việc này là phù hợp [7].
2.2.1.2 Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của nguyên đơn
63
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, pháp luật cho phép các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cƣ trú, làm việc, nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án. Đây là một xu hướng đang được áp dụng rộng rãi trong việc giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong pháp luật quốc tế. Quy định này đã thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của pháp luật trong việc đương sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự, không gò bó ở những quy định cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự khi tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp việc thỏa thuận của các đương sự trái với các quy định về thẩm quyền của Tòa án khác, việc xác định thứ tự áp dụng nguyên tắc này là điều cần phải được nghiên cứu và làm rõ. Nội dung này được hướng dẫn tại Sổ tay thẩm phán nhƣ sau:
“Sự thỏa thuận chọn Toà án của đương sự phải bằng văn bản và phải phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền của Toà án các cấp như sau:
- Loại việc thuộc thẩm quyền Toà án cấp huyện thì không thể thỏa thuận chọn Toà án cấp tỉnh giải quyết.
- Không được chọn Toà án không có liên quan gì về đương sự cũng như tài sản.
- Khi đương sự chỉ có những thoả thuận chung, không nêu rõ Toà án nào, thì người khởi kiện có quyền chọn Toà án nơi mình cư trú, làm việc, để giải quyết.
- Đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận chọn Toà án nơi không có bất động sản giải quyết.”
Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A cƣ trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cƣ trú tại huyện X của tỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cƣ trú có thẩm quyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cƣ trú thì phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết. Nếu các đương sự thỏa
64
thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không đƣợc chấp nhận.
(Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012.) 2.2.1.3 Thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản
Đối tƣợng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đây là một trong những nội dung sửa đổi của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Việc sửa đổi này nhằm khắc phục hạn chế do Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định không rõ nên hiểu khác nhau về thẩm quyền Tòa án khi bị đơn ở “nơi này” bất động sản tranh chấp thì ở “nơi kia” thì thuộc về thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cƣ trú hay Tòa án nơi có bất động sản là đối tƣợng tranh chấp.
Quy định này thể hiện sự linh hoạt và hợp lý trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ do sự đặc biệt trong bản chất của đối tƣợng đặc thù này (bất động sản). Thứ nhất, do bất động sản thường gắn liền với đất nên Tòa án nơi có bất động sản sẽ dễ dàng hơn trong việc điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ, và đương sự thuận lợi hơn trong quá trình chứng minh. Cụ thể hơn, quá trình phát triển của bất động sản thường là lâu dài và các vấn đề pháp lý xung quanh nó phức tạp với các loại tài liệu, chứng thƣ. Để xác định đƣợc tính hợp pháp của loại tài sản này và các chứng cứ của vụ án, Tòa án nơi có bất động sản sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để thu thập đầy đủ các thông tin chính xác. Ngoài ra, thẩm quyền xét xử của Tòa án cũng có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình thi hành án. Trong trường hợp đối tượng của tranh chấp là bất động sản, sau khi giải quyết vụ án, việc thi hành án cũng sẽ thực hiện trên bất động sản đó. Vì vậy việc quy định chỉ Tòa án nơi có bất động sản là đối tƣợng của tranh chấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giải quyết và thi hành án.
Tuy nhiên, để xác định đƣợc nhƣ thế nào là đối tƣợng của tranh chấp về bất động sản. Thực tiễn cho thấy các đương sự, thậm chí là các tòa án địa phương vẫn còn nhiều lúng túng trong việc xác định những trường hợp áp dụng theo quy định này, đặc biệt là đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở. Điều này dẫn tới tình trạng các tòa án “đẩy qua đẩy lại” vì cho rằng không thuộc thẩm quyền của Tòa mình. Ví dụ nhƣ một tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ
65
chung cƣ theo công văn số 45/2019/CV-TA của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng xin ý kiến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó, Tòa án gặp phải một vướng mắc liên quan đến giải quyết việc phân định thẩm quyền giải quyết vụ án có liên quan đến bất động sản. Nguyên đơn là chủ căn hộ khởi kiện chủ đầu tư liên quan đến “vi phạm về kích thước hành lang thực tế sai so với hợp đồng, các dịch vụ tiện ích không đúng nhƣ trong hợp đồng, không có hạng mục nước sạch sinh hoạt, không làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ căn hộ…”. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, TP Hà Nội đã xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp về hợp đồng mua bán theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đối tƣợng tranh chấp là quyền, nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng đã ký chứ không phải căn hộ, do đó chuyển về Tòa án nhân dân quận Ba Đình, TP Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó, Tòa án nhân dân quận Ba Đình lại chuyển vụ án về Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng vì cho rằng đối tƣợng của tranh chấp là căn nhà – một bất động sản, nên phải áp dụng quy định về thẩm quyền theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Những trường hợp tương tự như vậy không hề hiếm, và điều này gây ra nhiều khó khăn và phiền hà cho các đương sự cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn thống nhất vấn đề này để việc áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất
Theo quan điểm của tác giả, đối tƣợng tranh chấp là bất động sản cần phải hiểu thống nhất là những tranh chấp nhằm việc xác định ai là người có quyền đối với bất động sản đó (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt).
Đối với những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của một trong các bên nhƣ ví dụ trên là trường hợp tranh chấp “có liên quan đến bất động sản” và cần áp dụng theo nguyên tắc chung về phân định thẩm quyền, tức Tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc hoặc có trụ sở chính.
Nhƣ vậy, đối với các tranh chấp có đối tƣợng là bất động sản thì khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án cần xác định đúng địa điểm của bất động sản mà các đương sự đang tranh chấp có nằm trên địa giới hành chính của Tòa án mình hay không nếu không thuộc địa giới hành chính của Tòa án mình thì phải chuyển đơn khởi kiện và hướng dẫn cho đương sự. Mặt khác đối với vụ án có tài sản là bất động sản nhƣng không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhƣng không phải
66
là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì không áp dụng quy định là Toà án nơi có bất động sản giải quyết.