CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
3.1.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trên tinh thần kế thừa các quy định chính còn có một số thay đổi cơ bản so với các văn bản pháp luật trước đây. Trong những năm qua, việc áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự về trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó việc áp dụng những điểm tiến bộ của hệ thống các quy định về thẩm quyền sơ thẩm của tòa dân sự cũng góp phần bảo đảm thuận lợi, tối giản cho người tham gia tố tụng, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự.
Qua quá trình nghiên cứu và đi sâu vào phân tích các quy định về phân định thẩm quyền dân sự sơ thẩm giữa các Tòa án ở Việt Nam, thực tiễn việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án đã bộc lộ những bất cập nhất định trong hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành; một số quy định chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương; một số quy định thậm chí mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, chồng chéo; các quy định không tường mình và trong sáng dẫn tới các cách hiểu khác nhau:
Thứ nhất: Việc phân định thẩm quyền giải quyết theo vụ việc giữa tòa cấp tỉnh và huyện còn chƣa phù hợp.
Quy định về một số những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh là chƣa thực sự phù hợp với thực tế. Theo quy định của pháp luật thì việc xác định thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện thường căn cứ vào tính chất của vụ việc và năng lực giải
72
quyết tranh chấp giữa của các cấp Tòa án. Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng dân sự lại không có những quy định, hướng dẫn cụ thể chi tiết về việc phân định thẩm quyền này nên dẫn tới những khó khăn nhất định trong thực tiễn áp dụng thi hành trong ngành Tòa án.
Có những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động… là những vụ án có nhiều khó khăn, phức tạp lại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện. Đơn cử nhƣ một số tranh chấp về nhà ở, các tranh chấp về quyền sử dụng đất, những vụ án có giá ngạch lớn đòi hỏi quá trình tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn về việc xác minh quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhà ở và đất đai. Ngƣợc lại, một số những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản hơn lại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh.
Sự nhanh chóng và hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp dân sự phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kĩ năng nghiệp vụ của cán bộ Tòa án nơi trực tiếp thụ lý và giải quyết vụ việc. Tuy nhiên tính chất phức tạp của vụ việc sẽ quyết định tới vấn đề thu thập chứng cứ. Do đó nếu việc phân định thẩm quyền giữa Tòa án cấp Huyện và cấp Tỉnh không hợp lý sẽ dẫn tới những khó khăn cho Tòa án cấp Huyện trong việc đảm đương xử lý những vụ án có tính chất phức tạp; đồng thời kéo theo thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, hiệu quả của hoạt động tố tụng giảm sút, ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự và các bên liên quan.
Thứ hai: Quy định về không thay đổi thẩm quyền của Tòa án chƣa thực sự hợp lý.
Hiện nay có nhiều trường hợp sau khi thụ lý Tòa án mới xác định được vụ án cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự hoặc cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 471 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Quy định trên dẫn tới bất hợp lý là trên thực tế những vụ việc có cùng bản chất là cần phải ủy thác cho cơ quan Lãnh sự, cho Tòa án nước ngoài nhưng thời điểm phát hiện ra sự việc cần phải ủy thác tƣ pháp lại có ý nghĩa quyết định vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005 NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
73
nhân dân tối cao quy định về không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án :”Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1, 4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó”.
Bên cạnh đó đối với những vụ việc có tài sản hoặc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài mà Tòa án cấp tỉnh đã thụ lý đúng thẩm quyền nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như về quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài thì Tòa án đó vẫn tiếp tục phải giải quyết (Điều 471, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Trong điều kiện thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam cho thấy việc hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán theo hướng Tòa án cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết các vụ việc có sự thay đổi dẫn tới không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự ở Việt Nam ở nước ngoài là hợp lý và linh hoạt. Tuy nhiên đối với trường hợp áp dụng theo hướng Tòa án nhân dân cấp Huyện đã thụ lí vụ án mà có sự thay đổi theo hướng vụ việc có tài sản hoặc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài lại không thực sự phù hợp do cơ sở vật chất, điều kiện và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đủ để đáp ứng.
Thứ ba: Các quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh trong trường hợp lấy vụ việc từ Tòa án cấp Huyện lên để giải quyết còn chƣa cụ thể.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp tỉnh có quyền lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết: “ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
74
của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.” Nhƣ vậy, toàn bộ các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Huyện có thể đƣợc Tòa án nhân dân tỉnh lấy lên để giải quyết khi thấy cần thiết.
Tuy nhiên, tại các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự không có hướng dẫn là những trường hợp nào Tòa án cấp tỉnh được quyền lấy vụ việc của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết. Thuật ngữ “xét thấy cần thiết”
cũng mang tính chung chung, thể hiện sự chủ quan, tùy ý. Đánh giá tính cần thiết phải lấy vụ việc từ cấp Huyện lên để giải quyết lúc này phụ thuộc chủ quan vào tƣ duy của các cán bộ Tòa án cấp tỉnh. Điều này không tạo ra tính mạch lạc dẫn tới tình trạng lúng túng khi áp dụng luật, đồng thời cũng tạo ra sự tùy tiện theo thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh.