Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

1.3 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án qua các giai đoạn lịch sử

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Năm 2004, dựa trên các quy định tố tụng trong ba Pháp lệnh ở giai đoạn trước, học hỏi kỹ năng lập pháp của nhiều nước trên thế giới, Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước ta ra đời. Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004 (Bộ luật Tố tụng dân sự 2004) là dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự của nước ta, đặc biệt đã đưa ra các quy định cụ thể để xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo loại vụ việc, theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ.

Năm 2005, Ban chấp hành TW Đảng đã đƣa ra những quyết sách quan trọng trong công cuộc đổi mới nền tư pháp nước nhà. Trên cơ sở Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020, pháp luật tố tụng dân sự nói chung và việc phân định thẩm quyền dân sự sơ thẩm dần có những đổi mới bằng việc ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tố tụng dân sự năm 2004.

Đến năm 2015, sau hơn 10 năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, xuất phát từ những bất cập trong việc thi hành và những biến chuyển của tình hình đất nước, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 (Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) với nhiều những bước phát triển trong việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự. Kế thừa và phát triển Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đưa ra hướng giải quyết đối với một số trường hợp đặc biệt. Liên quan đến quy định về thẩm quyền của Tòa án, về cơ bản vẫn giữ nguyên theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, đồng thời có bổ sung quy định về thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014 (Luật tổ chức Tòa án 2014), Thông tƣ số 01/2016/TT-CA của Tòa án nhân dân tối cao ngày 21/01/2016 (Thông tƣ số 01) quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, Tòa án

24

nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có một số Tòa chuyên trách cho nên Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định thẩm quyền đối với Tòa chuyên trách của Tòa án nhân cấp huyện đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nhƣ sau:

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chƣa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Quy định cụ thể về phân định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản có liên quan hiện hành sẽ đƣợc tác giả phân tích cụ thể ở những phần sau.

25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, việc quy định hợp lý về thẩm quyền dân sự của Tòa có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể thực hiện đƣợc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm và đặc điểm của việc phân định thẩm quyền này, chương 1 đã chỉ ra và phân tích các tiêu chí là cơ sở khoa học để có thể xây dựng các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự một cách hợp lý.

Việc nghiên cứu tiến trình phát triển của các quy định về phân định thẩm quyền cũng góp phần làm rõ sự thay đổi về tƣ duy pháp lý, sự đổi mới của chính sách pháp luật tố tụng dân sự trong từng giai đoạn. Điều này là những cơ sở nền tảng để phân tích những quy định chi tiết về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự tại chương 2 của luận văn này.

26

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)