Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 101)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án

3.1.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

Thứ nhất: Sự thiếu rõ ràng trong quy định về thẩm quyền của Tòa án theo nơi bị đơn cƣ trú, làm việc.

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Có trường hợp nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi làm việc của bị đơn chứ không khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cƣ trú và bị đơn không đồng ý theo kiện tại Tòa án này. Quy định trên cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định đƣợc nơi cƣ trú của bị đơn thì Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Việc quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ dựa vào nơi cƣ trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn khi nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở, chi nhánh cơ quan tổ chức của người bị kiện, bị đơn thay đổi thường xuyên, đặc biệt là các doanh nghiệp. Quyền tự do lựa chọn nơi cƣ trú, nơi hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức dẫn tới việc khó khăn cho người khởi kiện yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh địa chỉ hiện tại của cá nhân, doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm trước khi thụ

75

lí vụ án của tòa, một bên đương sự chuyển hộ khẩu, nơi làm việc, chuyển nơi hoạt động kinh doanh và người khởi kiện không thể biết được điều này. Cho tới khi tòa thụ lí vụ án mới phát hiện đƣợc việc không đồng nhất do bị đơn đã chuyển đi nơi khác, lúc này Tòa án đã thụ lí phải chuyển vụ án cho tòa có thẩm quyền do vào thời điểm thụ lí không thuộc thẩm quyền của mình. Hoặc hay có nhiều trường hợp bị đơn đã trốn tránh nghĩa vụ và đi ở nơi khác không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc người khởi kiện biết địa chỉ mới. Do vậy nên chăng cần quy định theo hướng ưu tiên trao thẩm quyền giải quyết vụ án cho Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú gốc trong trường hợp bị đơn có nơi thường trú nhưng lại không sinh sống tại nơi đó mà thường xuyên di chuyển và không có nơi đăng ký tạm trú.

Nội dung này hoàn toàn trái ngƣợc với tinh thần của Điều 471 Bộ luật Tố tụng dân sự về không thay đổi thẩm quyền: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.” cho rằng không đƣợc thay đổi thẩm quyền vì phải thuộc thẩm quyền thì Tòa án mới thụ lí và tiếp tục giải quyết cho dù sau đó có phát sinh, thay đổi địa chỉ, đương sự làm thay đổi thẩm quyền.

Bên cạnh đó, đã có rất nhiều những nhầm lẫn trong việc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền chứ không phải theo nơi cƣ trú, làm việc của bị đơn. Vấn đề này cần được làm rõ theo hướng phân định thẩm quyền dựa trên nơi cư trú, làm việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức là bị đơn trong vụ tranh chấp chứ không phải dựa trên nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền của bị đơn.

Thực tiễn xác minh địa chỉ của người bị kiện theo yêu cầu của Tòa án hiện nay không thống nhất giữa các Tòa án cấp quận, huyện. Khi tiến hành nhận hồ sơ, thụ lí vụ án Tòa án đã từ chối thụ lí do người khởi kiện không cung cấp được giấy xác nhận cư trú của bị đơn; hoặc trường hợp người khởi kiện yêu

76

cầu công an xã, phường cung cấp giấy xác nhận cư trú nhưng bị từ chối do không có văn bản yêu cầu xác minh của Tòa án…

Trường hợp đương sự cung cấp địa chỉ ở nước ngoài thì Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp mới có thể xác định được địa chỉ đúng của đương sự. Tuy vậy đối với một số quốc gia mà Việt Nam chƣa kí kết điều ƣớc quốc tế hoặc không thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại, trong khi chƣa có quy định cụ thể về việc đương sự phải cung cấp văn bản xác định địa chỉ đúng của người bị kiện trong giai đoạn thụ lí vụ án. Một số bất cập cho thấy hiện nay có rất nhiều tình trạng đương sự cung cấp địa chỉ một cách tùy tiện, thiếu căn cứ pháp lý; số vụ việc mà Tòa án phải ủy thác tƣ pháp là rất nhiều và hầu nhƣ không có kết quả.

Thứ hai: Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp tranh chấp về tài sản là bất động sản vẫn còn chƣa chặt chẽ. Theo điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Tuy nhiên quy định làm rõ nhƣ thế nào là tranh chấp về bất động sản lại chƣa có. Do vậy, trong những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự cần có hướng dẫn rõ về vấn đề này.

Quan điểm xác định Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp dựa trên tính thuận lợi cho việc xét xử, do bất động sản là tài sản không thể di dời, đồng thời cần phải có xác minh căn cứ giấy tờ dựa trên cơ quan quản lý tài sản nơi có bất động sản. Thông qua đó, Tòa án thụ lý vụ việc có điều kiện thuận lợi để thu thập, xác minh làm căn cứ giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hợp lý và chính xác.

Tuy nhiên trên thực tế tồn tại các cách hiểu khác nhau về quy định thẩm quyền thuộc Tòa án nơi có bất động sản. Một là tất cả các tranh chấp liên quan đến bất động sản nào thì phải thuộc Tòa án nơi có bất động sản đó. Hai là chỉ với những tranh chấp mà đối tƣợng tranh chấp là bất động sản và đó là đối tƣợng tranh chấp chính của vụ việc thì Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.

Trên cơ sở phân tích tại chương 2 về thẩm quyền tranh chấp thuộc về Tòa án nơi có bất động sản thì khái niệm tranh chấp bất động sản đƣợc hiểu là tranh chấp có đối tƣợng chính là bất động sản, và nếu tranh chấp liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật thì tranh chấp chính phải liên quan đến đối tƣợng là bất

77

động sản. Đối tƣợng của các tranh chấp về bất động sản đƣợc hiểu là tranh chấp về quyền sở hữu nhƣ chủ sở hữu kiện đòi nhà ở bị chiếm giữ bất hợp pháp, tranh chấp vật kiến trúc, cây lâu năm trên đất, kiện đòi trả nhà, đất cho thuê, tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng, yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất, tranh chấp diện tích mua bán, mốc giới phân chia đất đai...Bên cạnh đó, đối với trường hợp tranh chấp về giá trị liên quan đến giao dịch mua bán bất động sản (nhƣ đất, tài sản trên đất…) về tiền mua, tiền cho thuê thì đương sự phải khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc chứ không thể khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản (là đối tƣợng của hợp đồng mua bán).

Thông qua 2 ví dụ dưới đây có thể hiểu rõ về sự khác biệt giữa 2 loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của 2 loại Tòa án khác nhau.

Ví dụ thứ 1: Anh A và chị B cùng sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại quận Cầu giấy. Anh A có mua của chị B một căn nhà 2 tầng tại quận Thanh Xuân. Sau khi viết hợp đồng mua bán và hoàn tất thanh toán, anh C là chồng chị B phát hiện đƣợc việc mua bán trên và kiện ra tòa đòi lại căn nhà do anh cho rằng nhà chị B bán là tài sản chung vợ chồng, chị đã tự ý bán khi chƣa được sự đồng ý của anh C. Trong trường hợp này, Tòa án thụ lý vụ án có thẩm quyền giải quyết chính là Tòa án quận Thanh Xuân – nơi có căn nhà thuộc đối tƣợng của giao dịch chứ không phải là quận Cầu giấy – nơi bị đơn là anh A sinh sống.

Ví dụ thứ 2: Bà Lan ngụ tại quận Hoàng Mai và cô Linh hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán một căn hộ chung cƣ tại khu đô thị Tây Hồ - quận Tây Hồ. Hợp đồng vừa đƣợc kí thì chị Linh nhận 400 triệu tiền cọc của bà Lan. Ngay sau đó anh Lâm là anh trai của chị Linh phát hiện đươc sự việc mua bán nên đã không chấp nhận và yêu cầu chấm dứt giao dịch do căn nhà là tài sản thừa kế do bố mẹ để lại cho hai anh em. Biết đƣợc tin, bà Lan đã khởi kiện ra tòa dân sự yêu cầu chị Linh trả lại 400 triệu tiền đặt cọc mà bà Lan đã giao cho chị Linh. Trong trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án là Tòa án nhân dân quận Ba Đình – nơi chị Linh đang sinh sống và cƣ trú chứ không phải Tòa án nhân dân quận Tây Hồ - nơi có căn nhà chung cƣ là đối tƣợng của giao dịch.

78

Nhƣ vậy thông qua phân tích ở trên, khái niệm thẩm quyền Tòa án thuộc về nơi có bất động sản nên đƣợc hiểu rõ trong khái niệm về tranh chấp có bất động sản. Thông qua việc làm rõ để thấy tranh chấp có đúng đối tƣợng chính là bất động sản hay không và nếu tranh chấp phát sinh nhiều quan hệ thì quan hệ tranh chấp bất động sản phải là quan hệ chính để có thể xác minh đúng đƣợc Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp về bất động sản.

Đối với những vụ án, tuy có tranh chấp về bất động sản nhƣng loại tài sản là bất động sản đó không phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì không áp dụng điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tùy thuộc vào quyền định đoạt của đương sự, nếu đương sự muốn tách vụ án liên quan đến bất động sản để khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản thì Tòa án nơi đó sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Đơn cử như ví dụ dưới đây. Ông A mất để lại cho vợ là bà B cùng các con là C, D, E một mảnh đất tại quận Cầu giấy và căn nhà sống chung tại quận Hai Bà Trƣng. Trong quá trình yêu cầu Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật, bà B và các con đã thống nhất chỉ chia căn nhà sống chung tại quận Hai Bà Trƣng mà không phân chia mảnh đất tại Cầu giấy. Nhiều năm sau đó, một trong các thành viên là chị E đã khởi kiện tại tòa Cầu giấy yêu cầu phân chia tài sản dựa trên mảnh đất tại quận Cầu giấy mà không phải là Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng nơi các thành viên trong gia đình sinh sống.

Thứ ba: Vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên của các tiêu chí khi xác định thẩm quyền của Tòa án.

Trên thực tế có những trường hợp tranh chấp về bất động sản nhưng các bên lại thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cƣ trú giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự). Vậy trong trường hợp này thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự hay Tòa án nơi nguyên đơn cƣ trú theo thỏa thuận với bị đơn sẽ có thẩm quyền giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự).

79

Dựa vào việc phân tích cơ sở lý luận tại chương một và quy định pháp luật tại chương hai cho thấy pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa án cần quy định và giải thích luật pháp theo hướng căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản. Quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự không áp dụng trong trường hợp tranh chấp về bất động sản.

Thực tế áp dụng pháp luật về thứ tự ƣu tiên gặp nhiều phân vân trong trường hợp này. Lấy ví dụ như một vụ án ly hôn của chồng anh T và chị H sinh sống tại Huyện Thuờng Tín. Trong thời kì chung sống vợ chồng anh chị đã góp tiền và mua đƣợc căn nhà tại huyện Thạch Thất. Tới nay anh chị nộp đơn ra Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết vụ việc ly hôn đồng thời phân chia tài sản là căn nhà tại huyện Thạch Thất. Trong trường hợp này quan hệ cần giải quyết chính là quan hệ ly hôn do đó Tòa án nhân dân huyện Thường Tín – nơi anh Tân và chị Hoa sinh sống sẽ đủ thẩm quyền giải quyết, đồng thời việc phân chia tài sản là căn nhà là quan hệ phát sinh sẽ đƣợc giải quyết kèm theo. Mặt khác có ý kiến lại cho rằng trong trường hợp này nên ưu tiên Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất giải quyết do tài sản phân chia là căn nhà nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất sẽ thuận lợi hơn cho việc xác minh thu thập thông tin, đồng thời việc ly hôn có thể do các đương sự cung cấp hoặc ủy thác cho Tòa án nhân dân huyện Thường Tín xác minh về vấn đề này.

Nhƣ vậy thứ tự ƣu tiên thẩm quyền xét xử của Tòa án theo điểm a, b khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự không được áp dụng trong trường hợp đối tƣợng tranh chấp chính là bất động sản. Về mặt lý luận nếu có nhiều tranh chấp trong một vụ án thì Tòa án có thẩm quyền ƣu tiên sẽ là Tòa án xác định theo quan hệ tranh chấp chính. Tuy nhiên để tránh có những lúng túng, hiểu nhầm dẫn tới áp dụng sai thì cần có những quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này.

Thứ tư: Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp về quan hệ về tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản.

Đối với những vụ việc chỉ có một quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ về tài sản, trong đó bao gồm cả động sản và bất động sản (ví dụ: tranh chấp về

80

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại, yêu cầu chia di sản thừa kế…) thì việc phân chia tài sản không đơn thuần xác định dựa vào nguyên tắc Tòa án nơi có bất động sản.

Trên thực tế, những vụ phân chia tài sản thừa kế bao gồm phân chia quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất đặt ra nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều quan điểm cho rằng phân chia thừa kế về động sản và bất động sản không hẳn là phân chia tài sản là bất động sản, mà trước hết vấn đề của Tòa án đặt ra là ai có đủ quyền nhận thừa kế. Trong số các đương sự, có những người chỉ yêu cầu chia về giá trị tài sản chứ không yêu cầu chia hiện vật. Do đó vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này vẫn còn chưa rõ ràng.

Pháp luật một số nước làm rõ hơn vấn đề này bằng cách ghi nhận nguyên tắc Tòa án có thẩm quyền giải quyết nơi thừa kế đƣợc mở, không kể tới tài sản là bất động sản hay động sản. Đơn cử, khoản 2 điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga quy định: “chủ nợ của người để lại tài sản thừa kế khởi kiện tại Tòa án nơi mở thừa kế trước khi những người được thừa kế nhận tài sản thừa kế”. Tương tự Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp cũng ghi nhận tại điều 45 về thẩm quyền của Tòa án nơi mở thừa kế.

Trên thực tế, luật thực định Việt Nam chƣa có nguyên tắc này, do vậy chúng ta vẫn áp dụng nguyên tắc ƣu tiên dựa trên nơi có tài sản là bất động sản để yêu cầu Tòa án giải quyết. Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, cũng nhƣ tính hợp lý của nguyên tắc thẩm quyền Tòa án theo nơi mở thừa kế lần đầu đối với những vụ việc chia tài sản thừa kế thì pháp luật Việt Nam nên thiết kế theo hướng linh hoạt hơn. Đối với các vụ việc khác về chia tài sản gồm cả động sản và bất động sản có thể giữ nguyên tắc ƣu tiên thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi có bất động sản.

Thứ năm: Quy định về phạm vi các Tòa án mà đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn còn hạn chế.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 chỉ hạn chế quyền của đương sự trong việc thỏa thuận về Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi các Tòa án nơi cƣ trú, làm việc, hoặc có trụ sở của nguyên đơn mà chƣa quy định mở rộng quyền thỏa thuận này đối với các Tòa án khác nhƣ Tòa án nơi các bên thực hiện hợp đồng, nơi một bên có chi nhánh, nơi có tài sản…

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)