Nh ững nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 20 - 23)

1.1. Các nghiên c ứu về đặc điểm thích nghi của thực vật trên Thế giới và Việt

1.1.2. Nh ững nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Khoa Lân (1996) đã nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi của các loài thực vật ở rừng ngập mặn Việt Nam sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, đất bùn lầy, ngập mặn và thiếu oxy.

Năm 1997, Nguyễn Khoa Lân đã đề cập đến đặc điểm của cây chịu hạn: hệ rễ ăn nông, lan rộng, khi gặp khô hạn lâu rễ gần như khô kiệt nhưng khi mưa xuống chúng phục hồi hoạt động rất nhanh và phát triển nhiều rễ, tăng diện tích lông hút, một số loài có rễ ăn sát mặt đất để hấp thụ nước mưa hay sương đêm;

cây mọng nước biểu bì có lớp cutin dày, mô cơ và mô dẫn kém phát triển ở cây mọng nước vì có các tổ chức giữ nước, lỗ khí thường nằm sâu trong biểu bì; cây có lá cứng có diện tích hẹp thường phủ lông trắng bạc để cách nhiệt, mô cơ phát triển, tế bào biểu bì có vách dày, nhiều loài họ Lúa mặt trên có nhiều tế bào cơ làm lá có thể cuộn lại hay mở ra che chở cho các lỗ khí; hệ rễ ăn sâu và có áp suất thẩm thấu cao 40-50 atmotphe, vì vậy khi gặp hạn chúng vẫn hút được nước trong đất; một số cây có lớp lông biểu bì dày, thịt lá phát triển thành tổ chức chứa nước hoặc phát triển thành mô giậu [9].

Phan Thị Trường Thi (2004), nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật trên vùng đất cát thành phố Vũng Tàu. Cho thấy sự đa dạng sinh học các loài thực vật trên vùng đất cát. Tài liệu này mô tả các quần xã thực vật như : Quần xã Bòng bòng và Sóng rận . Chúng phân bố rải rác ở khu vực ven biển Chí Linh đi sâu vào trong khoảng 200m thuộc phường 10 thành phố Vũng Tàu. Địa hình nhấp nhô, cao không quá 1m, mặc dù thành phần loài và một số cá thể không nhiều nhưng đang được khoanh nuôi và bảo vệ rất nghiêm ngặt vì là v ành đai phòng hộ ven biển . Mùa khô Bòng bòng và Cỏ lào là những loại cây bụi thích nghi ca o với khí hậu khắc nghiệt . Quần xã Rau muống biển, Đậu biển và Cỏ chông, ngoài ra còn có Cúc biển (Launea sarmentosa (Willd.) Sch. Bip. Ex Kuntze), Tút thiên nam (Asparagus cochinchinensis (Lour.)). Trên nền cát không ổn định và chịu tác động lớn của gió,

sóng và hơi nước mặn đã hình thành nên những quần xã gồm những loài có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như những quần thể Cỏ chông, Rau muống biển, Đậu biển, nhờ đó mà cát lần lần ít bị thổi bay đi và tạo điều kiện cho các loài cây bụi có kích thước lớn hơn, cao hơn từ từ phát triển lấn áp dần [14].

Trong cuốn sách “Hình thái học thực vật” được xuất bản năm 2005, Nguyễn Bá đã đề cập đến đặc điểm cây chịu hạn thích nghi với môi trường khô hạn là tỉ lệ cao giữa khối lượng và bề mặt, có nghĩa là lá nhỏ, rắn chắc và thịt lá dày mô giậu phát triển hơn mô xốp hoặc chỉ có mô giậu, khoảng gian bào nhỏ, hệ gân cứng, ít có các đoạn nối bao bó mạch, lỗ khí nhiều, đôi khi tế bào nhỏ [1].

Công trình của Thiều Lê Phong Lan (2006) nghiên cứu về thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận cho biết thân các cây khô hạn ven biển là cơ quan chịu tác động của gió biển, chống sự mất nước và các nhân tố khí hậu khác, do đó nó đã hình thành một số đặc điểm thích nghi khá rõ: phần lớn cây gỗ lại có dạng cây bụi, phân nhánh nhiều từ sát gốc và cây thường phát triển theo chiều ngang;để tăng khả năng chống đỡ của cây trước điều kiện môi trường, cây khô hạn thường mọc thành từng cụm có từ 2 -3 gốc xoắn vào nhau; để chống sự mất nước và bảo vệ cây khỏi điều kiện khắc nghiệt như nắng, gió, khô hạn kéo dài, thân cây vùng khô hạn phần lớn có vỏ dày, trên thân có nhiều u nhỏ, các mấu lồi sần sùi, có gai [8].

Nguyễn Thị Bé Nhanh (2007) đã nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của một số loài thực vật điển hình ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng như Cỏ ống (Panicum repens L.), Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.), Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.), Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara.), Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), Súng lam (Nymphaea nouchali Burm.f.) và Tràm (Melaleuca cajuputi Powell). Kết quả chỉ ra những đặc điểm của các loài này ở vùng đất ngập giúp chúng có thể tồn tại lâu dài trong môi trường đặc biệt này [10].

Nguyễn Vinh Hiển (2010) nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi 7 loài trồng làm cảnh thuộc họ Xương rồng (Cactaceae) ở thành phố Huế. Tác giả nhận thấy đây là những loài ưa sáng, chịu nóng, chịu hạn; rễ, thân có biểu bì dầy; rễ chính đâm sâu, rễ bên phát triển lan rộng; lá biến thành gai; thân có nhu mô dự trữ nước và có khả năng tái sinh mạnh [3].

Đỗ Thị Lan Hương (2012) đã nghiên cứu về hình thái - giải phẫu thích nghi cơ quan sinh dưỡng của 27 loài dây leo thảo thuộc các họ: họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Lạc tiên (Passifloraceae ), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Khúc khắc (Smilicaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Bách bộ (Stenomaceae) ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy về hình thái thực vật có sự thay đổi đáng kể từ vùng địa hình thấp đến vùng địa hình cao: độ dầy lá tăng dần, chiều dài lóng thân giảm dần, mép lá xẻ thùy khi nhiệt độ thấp. Về mặt cấu tạo giải phẫu có sự thay đổi để thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau [6].

Đặng Ngọc Phúc Quỳnh (2012), nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.)Miq.)thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đề cập đến hình thái và giải phẩu rễ, thân và lá của loài Tầm gửi năm nhị sống trên các cây chủ khác nhau là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta, Sứ đỏ.Loài Tầm gửi năm nhị này kí sinh trên mỗi vật chủ khác nhau thì có đặc điểm sinh học, sinh thái khác nhau chứng tỏ được sự thích nghi của chúng [12].

Ngô Thanh Phong (2013) nghiên cứu sự biến đổi thích nghi của lá thực vật hạt kín Hòn Chông – Hà Tiên với các điều kiện khô hạn, ngập mặn đã hình thành các lông che chở và lông tiết ở biểu bì lá [11].

Nguyễn Thị Thơ và cộng sự (2013), nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu và sinh lý của loài Trẩu (Vernicia montana Lour.), cho thấy loài này không có biểu bì nhiều lớp và lông bao phủ, tỷ lệ lục mô giậu và lục mô khuyết là 0,75. Số lượng trung bình của khí khổng là 562/mm2.Trẩu bị tổn thương ở mức nhiệt 45oC là 40-50% và

lên đến 80% ở mức nhiệt 50oC. Chúng bị chết hoàn toàn ở mức nhiệt 60oC. Diệp lục tổng số trong lá tươi là 6,24 mg/g và tỷ lệ diệp lục a/b là 2,28 [15].

Lê Thị Minh Hằng (2013) nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu thích nghi của loài Cóc vàng (Lumnitzera racemosa Wild.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và kết luận một số đặc điểm của cây thích nghi với môi trường sống thiếu không khí, ngập nước mặn: biểu bì không có lông hút, nhu mô vỏ giữa phát triển, để lại khoảng trống chứa khí lớn, nội bì có đai caspari phát triển;

thân cây có cấu tạo đặc trưng của nhóm cây thuộc lớp Ngọc lan thân gỗ; lá có cấu tạo đặc trưng của lá cây chịu hạn mọng nước, mô giậu phân bố ở cả hai mặt lá, mô xốp phát triển, tăng kích thước trở thành tổ chức chứa nước giúp pha loãng muối thừa trong lá già [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)