Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 108 - 112)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.12. Đặc điểm thích nghi của loài Cỏ chân gà

3.12.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Cấu tạo giải phẫu lá và độ dày của các mô lá Cỏ chân gà được thể hiện ở hình 3.90, 3.91 và bảng 3.13.

Hình 3.90. Vi phẫu của lá Cỏ chân gà.

Trong cấu tạo của lá Cỏ chân gà không có lục mô khuyết, lục lạp phân bố nhiều trong lục mô giậu ở mặt dưới lá.

Cỏ chân gà là thực vật thuộc lớp Hành nên có các gân xếp song song nhau, giữa các gân lớn có các gân nhỏ hơn.

Hình 3.91. Một phần lát cắt ngang phiến lá Cỏ chân gà.

1. Lớp cutin trên 2. Tế bào động cơ 3. Biểu bì trên 4. Gỗ 5. Libe 6. Vòng tế bào bao bó mạch 7. Vòng lục mô 8. Lục mô

9. Cương mô 10. Biểu bì dưới 11. Lớp cutin dưới

Bảng 3.13. Độ dày trung bỡnh (àm) cỏc lớp mụ của phiến lỏ Cỏ chõn gà (n = 10).

LOẠI Mễ ĐỘ DÀY (àm) TỈ LỆ (%)

Cutin trên 5,6 ± 1,61 3,45

Tế bào động cơ 82,6 ± 15,05 50,86

Lục mô giậu 48,3 ± 6,56 29,74

Biểu bì dưới 25,9 ± 5,52 15,95

Tổng 163.45 ± 13,93 100

Cấu tạo phiến lá Cỏ chân gà gồm:

- Biểu bì trên có lớp cutin bao phủ.Ở biểu bì trên có các tế bào động cơ có kích thước rất lớn, chứa nước, có tác dụng giúp cuôn phiến lá khi cường độ ánh sáng mạnh.

- Biểu bì dưới gồm những tế bào có sự phát triển đặc biệt, lồi ra. Các khí khổng nằm thấp hơn so với biểu bì để giảm sự thoát hơi nước của lá. Khí khổng có nhiều ở mặt dưới và có ít ở mặt trên của lá.

- Dưới biểu bì trên và trên biểu bì dưới là 1-2 lớp tế bào cương mô ở nơi có bó dẫn lớn, cương mô còn nằm trên biểu bì dưới ở các gân con.

- Các bó dẫn gồm gỗ ở trên, libe ở dưới, được bao bởi vòng cương mô bao libe và bó dẫn bên trong.

- Vòng tế bào bao quanh bó dẫn có lục lạp, phía ngoài của vòng có vòng lục mô.Như vậy lá Cỏ chân gà có cấu trúc Kranz, giúp cây quang hợp tốt với ánh sáng mạnh.

- Ở phần giữa phiến lá, dưới cương mô và phía trên các bó dẫn chính và phụ có 2-3 lớp tế bào nhu mô hình tròn hoặc gần tròn có kích thước to, có khoảng gian bào; các tế bào nàydự trữ nước.

* Nhận xét:

- Biểu bì trên có nhiều tế bào động cơ giúp xếp lá lại làm giảm diện tích tiếp xúc trực tiếp của lá với ánh nắng mặt trời để tránh làm tổn thương các tế bào bên trong và hạn chế sự thoát hơi nước.Mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở đơn

bào, khí khổng ở mặt dưới có vị trí thấp hơn so với tế bào biểu bì dưới để giảm được sự thoát hơi nước ở lá.

Tế bào thịt lá không có sự phân hóa thành lục mô giậu và lục mô khuyết,gồm nhiều tế bào nhu mô chứa diệp lục.

Mặt trên và mặt dưới vị trí các bó dẫn có tế bào biểu bì hóa cương mô, ngoài ra mỗi bó dẫn có vòng cương mô có chức năng nâng đỡ cho phiến lá vững chắc hơn.

Cỏ chân gà có cấu trúc Kranz, chứng tỏ Cỏ chân gà thích hợp với việc quang hợp ở những nơi có cường độ chiếu sáng mạnh.

3.12.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân

Cấu tạo giải phẫu thân Cỏ chân gà được thể hiện ở hình 3.92 và 3.93.

Hình 3.92. Vi phẫu thân Cỏ chân gà

Hình 3.93. Cấu tạo giải phẫu thân Cỏ chân gà 1. Biểu bì 2. Khí khổng3. Cương mô4. Nhu mô 5. Vòng cương mô 6. Libe7. Gỗ8. Nhu mô tủy

Cấu tạo giải phẫu thân Cỏ chân gà có hình gần tròn.Phía ngoài là biểu bì được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình chữ nhật gần bằng nhau, kích thước nhỏ, có khí khổng.

Biểu bì sớm hóa cương mô. Tiếp phía trong là vòng cương môgồm 1-3 lớp tế bào hình đa giáckích thước không đều, xếp thành đám hoặc kéo dài đến bó dẫn. Kế tiếp là 3-4 lớp tế bào nhu mô không bằng nhau, lớp tế bào nhu mô trong cùng có kích thước lớn. Kế tiếp nhu mô là vòng cương mô gồm 2-3 lớp tế bào xếp liên tục.

Bên trong vòng cương mô là nhu mô, gồm các tế bào hình gần tròn có khoảng gian bào nhỏ. Các bó dẫn nằm rải rác trong nhu mô.Mỗi bó dẫn gồm libe nằm ngoài, gỗ nằm trong libe. Bên ngoài mỗi bó dẫn là vòng cương mô bao quanh bó dẫn.

* Nhận xét:

Thân cỏ Cỏ chân gà có lóng đặc, giữa là các tế bào nhu mô to dự trữ nước trong điều kiện khô hạn, khan hiếm nước.

Biểu bì và nhu mô hóa cương mô và có vòng cương mô có chức năng nâng đỡ cho thân cây. Các bó dẫn nhỏ sắp xếp rải rác và có vòng cương mô bao quanh làm tăng tính bền vững giúp thân đứng vững trước môi trường có gió to ở vùng ven biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)